Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
02/09/2019 19:09 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] 3 Mẹo Nhỏ Để Duy Trì Thói Quen Mới


 

 

“ Nếu bạn có một ngày thật tồi tệ, hãy nhớ rằng ngày mai là một món quà tuyệt vời và một cơ hội mới để bắt đầu lại” –Bryant McGill

Quay lại giường sau khi nhấn nút “hoãn báo thức”, cảm thấy thật buồn ngủ, tôi tự nhủ “ Mày lại bỏ cuộc một lần nữa rồi” và rồi lăn vào giấc ngủ, cảm thấy khó chịu với chính bản thân mình.

Hai tháng trước, lấy cảm hứng từ cuốn sách Buổi Sáng Diệu Kỳ của Hai Erold, tôi đã bắt đầu thói quen dậy sớm (khoảng 5 giờ sáng) mỗi ngày để dành 15 phút ngồi thiền, 30 phút viết bài và 30 phút tập thể dục

Khi bắt đầu thói quen mới, tôi cảm thấy thật tuyệt vời. Tôi rất tự hào về bản thân- tôi đã làm được! Trên cả sự thỏa mãn khi đạt được mục tiêu, tôi thấy được lợi ích của việc năng suất trước khi mọi người tỉnh dậy. Nó mang lại tác động tích cực lên toàn bộ cuộc sống của tôi. Tôi lạc quan, vui vẻ, được thúc đẩy, và tôi làm việc năng nổ hơn.

Hai tháng sau đó, cuộc sống lại như bình thường. Tôi đi ngủ muộn hơn vào những đêm trước đó- uống với đồng nghiệp, xem phim- và sự chán nản, có lẽ liên quan đến thói quen mới, nhanh chóng xâm chiếm. Buổi sáng hôm đó, tôi đã không nhảy ra khỏi giường mà lăn qua lăn lại thay vì bắt đầu “buổi sáng diệu kỳ” của tôi.

Nếu bạn là một người giống tôi, chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với việc tiếp nhận thói quen mới chỉ để từ bỏ nó trong 2, 3 tuần hoặc những tháng sau. Một thói quen xấu mà mọi người đều biết đó chính là lời hứa năm mới (New year’s resolutions). Ai mà chưa từng tự hứa với chính mình sẽ đi tập thể dục 3 lần một tuần, hứa không ăn đồ ăn vặt nữa hoặc không uống rượu nữa chứ?

Chúng ta gây dựng thói quen mới, chỉ là để chúng biến mất sau vài tuần

Bạn có bao giờ để ý cảm xúc của bạn khi bắt đầu và khi kết thúc nó khác nhau như thế nào chưa?

Khi chúng ta bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1, chúng ta không thể tưởng tượng rằng rồi sẽ có một ngày mà ta không nhảy khỏi giường để tập thể dục. Ta tự hỏi rằng “Sao mình có thể mất động lực được chứ? Thật thú vị mà! Sao mình không làm điều này từ trước nhỉ?”

Tuy nhiên, theo một cách nào đó, điều đó xảy ra và sự trì hoãn trở thành một thói quen mới. Với sự trì hoãn, cảm giác tội lỗi xuất hiện, và sự tự ti bắt đầu len lỏi.

Quả thực, luôn có một tác động tiêu cực lên cuộc đời bạn khi có một giọng nói thì thầm trong đầu nhắc nhở rằng bạn đã thất bại trong cái này cái kia. Mục đích của tôi ở đây là giúp bạn cảm thấy tốt về bản thân mình, ngay cả với sự không hoàn hảo của con người và của việc không thể duy trì thói quen mới.

Bạn không cần phải đổ lỗi cho bản thân vì từ bỏ thói quan lành mạnh mới. Bạn không phải là người duy nhất; chúng ta đều làm như vậy (hoặc không).

Tôi đã từng cảm thấy khó chịu với bản thân khi tôi dừng thói quen mới, bởi vì nó cho tôi cảm giác rằng mục tiêu của tôi chưa đạt được. Tuy nhiên, nếu bạn không ở trong một tình huống đe dọa đến tính mạng và bị bắt buộc phải thay đổi phong cách sống một cách nghiêm túc thì tôi nghĩ rằng ta nên nhìn nhận vấn đề ở một góc nhìn khác.

Đúng, mọi chuyện có thể tốt hơn, nhưng bạn không thể phủ nhận rằng bạn từng dành cả cuộc đời làm một điều khác tốt hơn cho bản thân bạn, dù cho khoảng thời gian nó xảy ra ngắn thế nào đi chăng nữa.

Bạn có từng bỏ hút thuốc, để rồi bắt đầu lại 3 tháng sau? Nghĩ thế này nhé: trong 3 tháng, cơ thể bạn khỏe mạnh hơn và có thể bạn lấy lại vài phút đáng giá của cuộc sống. Chẳng phải tốt hơn sao khi dừng hút thuốc trong 3 tháng mỗi năm hơn là không làm gì cả? Nếu tôi bảo bạn rằng bây giờ mục tiêu của bạn là ngừng hút thuốc trong 3 tháng, mỗi năm, đó chẳng phải dễ dàng thực hiện hơn sao?

Có vài cách chúng ta có thể dễ dàng thực hiện những thói quen mới. Tôi nghĩ chúng ta nên tập trung nhiều hơn vào một thực tế rằng ngay cả khi ta chưa duy trì được nó, ta đã làm một điều gì đó tốt cho chính mình. Dưới đây là 3 yếu tố bạn nên cân nhắc.

1.Thiết lập một khoảng thời gian nhất định cho thói quen mới của bạn

Nếu bạn nghi ngờ rằng sớm hay muộn cuối cùng bạn cũng sẽ từ bỏ thói quen đó thì tại sao không đặt ngày kết thúc khi bạn bắt đầu? Nghe có vẻ đơn giản, nhưng điều khác biệt lớn nhất đó chính là bạn có thể nắm bắt điểm dừng của thói quen. Điều này cũng khiến thói quen dễ dàng được tiếp nhận hơn, và bạn có thể giữ thói quen đó lâu hơn khi bạn không lập ngày kết thúc.

Tôi đã thử nghiệm với chính tôi. Vào mùng 7 tháng 6, tôi bắt đầu một thói quen lành mạnh mới: dậy sớm, ngồi thiền, viết bài, đọc tin tức. Đương nhiên, tôi rất hào hứng với thói quen mới này, nhưng tôi nghĩ dù sao tôi cũng sẽ từ bỏ sớm thôi, như với tất cả những thói quen lành mạnh khác ngoài vùng an toàn của tôi.

Và rồi tôi có ý tưởng này: Nếu mà tôi tự nhủ với bản thân cái này sẽ được gọi là “thói quen lành mạnh mùa hè” và tôi chỉ cần giữ nó đến mùng 7 tháng 8 thì sao? Không phải dễ dàng hơn sao? Bạn có thể giảm thời gian xuống một tuần nếu bạn định bỏ cuộc sau vài ngày.

2. Suy nghĩ về những điều bạn đã học được hoặc đạt được, ngay cả khi thói quen đã chấm dứt.

Dừng lại không có nghĩa là bạn chưa làm được gì có ích. Suốt 3 tháng, bạn đã tạo được một điều gì đó khác biệt, và chắc chắn rằng cơ thể và trí não bạn được lợi từ nó.

Bạn nên cân nhắc cả những ảnh hưởng trực tiếp của thói quen mới này và cả những gì mới bạn học được và ngay cả những gì nâng cao sự tự nhận thức của bạn. Giả sử bạn quyết định ngừng tụ tập uống rượu. Dù cho thói quen mới này chỉ kéo dài được một tháng, bạn sẽ biết được điều gì đó mới về bản thân mình.

Gần đây, tôi quyết định thử không uống bất kì đồ uống có cồn nào vào tối thứ 6 với đồng nghiệp ở quán rượu. Ngạc nhiên là tôi vẫn vui vẻ nhiệt tình khi tối đến như là khi uống rượu vào một buổi tối thứ 6 thông thường.

Quả là một sự khám phá mới lạ! Khi tôi nghĩ rằng sự hăng hái nhiệt tình của mình có liên quan đến lượng rượu tôi uống, thực chất lại không phải, Tôi bị “cuồng tương tác xã hội” Đây chính là ý tôi muốn nói: Tôi chỉ làm điều này hai thứ 6 liên tiếp, nhưng tôi học được vài điều về bản thân mà tôi có thể áp dụng cho tương lai.

3. Lùi lại và suy ngẫm

Làm việc ngắt quãng là một quá trình lành manh trong nhiều phương pháp tập luyện. Là một người chạy bộ, khoa học chứng minh rằng: khi luân phiên xen kẽ nhanh chậm trong quá trình chạy, và tập luyện rồi nghỉ ngơi luôn phiên trong quá trình luyện tập tốt hơn là luôn chạy cùng một nhịp độ hoặc chạy mà không được nghỉ ngơi, hồi phục.

Tương tự với quá trình học: Khi bạn ôn thi cho kỳ thi cuối kỳ, một điều hay luôn được biết là nghỉ ngơi hoặc chuyển sang hoạt động khác một lúc sẽ tốt cho bộ não.

Chúng ta thậm chí còn có thể nhìn rộng hơn nữa: Để sống một cuộc sống lành mạnh, tất cả quy về sự cân bằng. Tại sao không xen kẽ luân phiên những thói quen lành mạnh? Ví dụ: Ngừng ăn bánh mỳ trong một tháng, rồi quay lại mức tiêu thụ bình thường. Không uống rượu vào thứ 6 trong một tháng, rồi ngừng. Cuộc sống chính là thử nghiệm những điều mới lạ.

Khi tôi viết bài này, tôi đang bắt đầu một thói quen mới. Tôi quyết định rằng tôi sẽ dành 30 phút mỗi ngày trước bữa sáng để viết blog. Những điều làm gián đoạn lối sống thường nhật của tôi (ví dụ như những ngày lễ) thường là nhân tố phá hoại thói quen mới, vậy nên tôi quyết định giữ thói quen này trong vài tháng, cho đến chuyến đi tiếp theo của tôi.

Nghĩ về chuyện ngừng thói quen yêu thích khiến tôi rất buồn, nhưng cuối cùng thì nếu tôi muốn nó tiếp tục, tôi có thể mà. It nhất nếu tôi dừng vào đúng ngày được định sẵn, tôi sẽ không cảm thấy có lỗi và có cảm giác không hoàn thiện, bởi vì đó là một phần của kế hoạch. Tôi sẽ cảm thấy là tôi đã đạt được mục tiêu, dù cho nó chỉ kéo dài trong một tháng. Sau đó hi vọng rằng tôi có đủ hào hứng để tiếp tục nó khi trở về nhà.

Thật tuyệt khi bạn đang cố gắng hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng điều đó không nên khiến bạn thấy tồi tệ về bản thân vì không giữ được nó. Như vậy chỉ gây căng thẳng và có tác dụng ngược lên bạn.

 

Hãy bước từng bước nhỏ đến cuộc sống lành mạnh, tận hưởng quá trình, và dành thời gian ngẫm lại những gì bạn đã biết được về bản thân. Đó là cách tốt nhất cho cả thân thể và tâm hồn bạn được hưởng lợi từ sự thay đổi này.

------------

Tác giả: Barbara Guignard
Link bài gốc: 3 Tips for Anyone Who’s Tired of Trying to Make New Habits Stick
Dịch giả: Nguyễn Kim Chi - ToMo - Learn Something New

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024