Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/08/2019 23:08 # 1
vnrleo28
Cấp độ: 29 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 34/290 (12%)
Kĩ năng: 40/80 (50%)
Ngày gia nhập: 17/09/2014
Bài gởi: 4094
Được cảm ơn: 320
Kết hợp 2 kỹ thuật diệt muỗi bí truyền, các nhà khoa học triệt tiêu được 94% lượng muỗi tại hai hòn đảo Trung Quốc


Báo cáo khoa học mới cho ta hy vọng về một miền đất hứa, nơi con người không còn bị muỗi đốt mỗi khi hè tới.

 
 

Tại hai hòn đảo ở Quảng Châu, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ mới phát triển để tiêu gần như toàn bộ số muỗi trong khu vực. Nghiên cứu mới được đăng tải đầu tháng Tám trên tạp chí Nature cho ta biết chi tiết về thử nghiệm đầy tham vọng.

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã kết hợp hai kỹ thuật diệt côn trùng hại lại, ngăn được loài muỗi hổ Châu Á (Aedes Albopictus) sinh sản. Đây là lần đầu tiên người ta tiến hành một thử nghiệm như vậy để kiểm soát số lượng muỗi ngoài tự nhiên.

Cách thức trừ muỗi đầu tiên có tên “kỹ thuật triệt sản côn trùng - SIT”, thực hiện nhờ việc thả ra môi trường một lượng lớn côn trùng đã bị triệt sản bằng bức xạ. Mục tiêu của SIT là dụ muỗi cái hoang giao phối với muỗi đực do các nhà khoa học thả ra, để ngăn việc chúng đẻ trứng. Tuy nhiên, SIT có điểm trừ: muỗi đực bị triệt sản bởi bức xạ không hấp dẫn bằng loại muỗi đực cường tráng trong tự nhiên, không thể thu hút muỗi cái hiệu quả.

Kết hợp 2 kỹ thuật diệt muỗi bí truyền, các nhà khoa học triệt tiêu được 94% lượng muỗi tại hai hòn đảo Trung Quốc - Ảnh 1.
 

Kể cả việc sử dụng SIT lên muỗi cái cũng không khả thi. Dù muỗi cái có thể bị triệt sản bằng lượng bức xạ thấp hơn, nhưng muỗi đực hoang cũng vẫn tìm tới muỗi cái hoang để giao phối.

Đó là lúc kỹ thuật xung khắc côn trùng (incompatible insect technique - IIT) thể hiện khả năng của mình. Muỗi hổ Châu Á có sẵn trong người vi khuẩn có tên Wolbachia, và chúng chỉ có thể có con nếu cả muỗi đực và cái mang khuẩn Wolbachia trong người.

Các nhà khoa học có thể can thiệp bằng cách đưa một loại khuẩn Wolbachia không có trong tự nhiên vào người con muỗi đực. Khác với những con muỗi nhiễm xạ, con muỗi mang theo khuẩn Wolbachia mới vẫn có khả năng cạnh tranh giao phối với những con đực ngoài tự nhiên. Điểm đặc biệt là đây: chúng không thể có con.

Thông thường kỹ thuật IIT vẫn rất hiệu quả, nhưng lại sớm mất tác dụng. Chỉ cần vài con muỗi cái nhiễm khuẩn Wolbachia trong phòng thí nghiệm bị lọt ra ngoài môi trường, khả năng đẻ tới cả trăm trứng trong vòng đời của nó sẽ sớm tạo ra được cả một thế hệ muỗi mới, có khả năng sinh sản khi giao phối với những con muỗi tới từ phòng thí nghiệm. 

Kết hợp 2 kỹ thuật diệt muỗi bí truyền, các nhà khoa học triệt tiêu được 94% lượng muỗi tại hai hòn đảo Trung Quốc - Ảnh 2.
 

Kết hợp cả SIT và IIT, các nhà khoa học hy vọng họ có thể kết hợp những yếu tố tốt nhất từ hai cách trừ muỗi tiên tiến nhất thời điểm hiện tại. Một nhóm muỗi đực sẽ được cho nhiễm một loại khuẩn Wolbachia mới, vẫn có thể cạnh tranh giao phối với muỗi đực tự nhiên nhưng chúng đã mất khả năng sinh sản. Sau đó, họ cho nhóm muỗi mới này tiếp xúc với bức xạ liều thấp để triệt sản bất cứ con muỗi cái nào trong đàn muỗi mang khuẩn mới. 

Đội ngũ nghiên cứu từ Ban Kiểm soát bệnh nhiệt đới Trung Quốc, kết hợp những thành viên sáng giá từ Đại học Sun Yat-sen và Đại học Bang Michigan,  do nhà khoa học Zhidong Xi dẫn đầu, là nơi đứng ra thực hiện thử nghiệm. Bước đầu, họ phân loại được muỗi hổ Châu Á ra thành hai bên đực và cái.

Họ lây nhiễm cho nhóm muỗi đực khuẩn Wolbachia không tồn tại trong môi trường tự nhiên khu vực Quảng Châu, rồi cho chúng tiếp xúc với bức xạ liều thấp để triệt sản những con cái lẫn vào đàn muỗi đực. Có được số muỗi này, nhóm các nhà khoa học đều đặn thả muỗi hàng tuần suốt mùa giao phối của muỗi. Thử nghiệm kéo dài trong suốt 2 năm.

Và họ đã thành công. Cách thức triệt tiêu muỗi, kết hợp SIT và IIT, đã giảm được 94% số lượng cá thể muỗi nở từ trứng. Trong hai khu vực được khảo sát, tỷ lệ người bị muỗi đốt đã giảm đi 88%. 

Kết hợp 2 kỹ thuật diệt muỗi bí truyền, các nhà khoa học triệt tiêu được 94% lượng muỗi tại hai hòn đảo Trung Quốc - Ảnh 3.
 

“Quả thật ấn tượng”, nhà côn trùng học Stephen Dobson chia sẻ với tạp chí khoa học Nature. Ông Dobson đang công tác tại Đại học Kentucky, cũng chính là nhà sáng lập MosquitoMate, công ty đã thương mại hóa Wolbachia, sử dụng chúng như một loại vũ khí chống muỗi hiệu quả.

Trong thời đại mới, ta cần những phương cách diệt muỗi mới. Những cách thức hiện tại, bao gồm hóa chất trừ muỗi và tránh để đọng nước, đã không còn hiệu quả. Muỗi cái sống được tới một tháng, và suốt thời gian đó, ai mà biết được chúng đã đốt bao nhiêu người và truyền được bao nhiêu thứ bệnh.

Bằng việc triệt tiêu phương thức lây nhiễm, ta sẽ kiểm soát được dịch bệnh một cách hiệu quả. “Ta rất cần thứ công cụ kiểm soát muỗi đang được mô tả trong bản báo cáo khoa học này”, ông Dobson nhấn mạnh.

Tham khảo PBS

 



Gmail: vnrleo28@gmail.com

Con người có thể mất đi nam tính, có thể mất đi nữ tính, nhưng đừng đánh mất nhân tính
Lớp : K20YDH1


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024