Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
06/05/2010 21:05 # 1
anhlatuan
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 29/100 (29%)
Kĩ năng: 101/110 (92%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 479
Được cảm ơn: 651
Nhà cổ nhất Hà Nội đang có nguy cơ sập.


Nhà cổ nhất Hà Nội đang có nguy cơ sập.

Mặt tiền nhà 47 Hàng Bạc.

Từng lớp vữa bong nham nhở, lộ những mảng gạch cổ. Mấy con dơi đính ngoài cửa sổ, đôi chim phượng đắp đầu hồi bị mất đầu, rã cánh. Mái ngói rêu phong vỡ vụn. Đó là thảm trạng ngôi nhà số 47 Hàng Bạc vốn được nhiều học giả cho là cổ nhất Hà thành.

Ông Đỗ Ngọc Thanh chủ nhân ngôi nhà cổ ấy đã nhiều đêm dằn vặt phá đi hay giữ lại? Phá - lấy đâu tiền xây nhà mới; mà giữ lại chắc đến lúc nhắm mắt vẫn chưa thoát cảnh bí bách, chật chội.

Hiện ngôi nhà đã bị “xé” thành nhiều mảnh. “Hồi trước nhà tôi thông thống một dãy ba lớp từ mặt phố vào sâu 30 m, trong sân có cây xanh um tùm, hoa văn cuồn cuộn dọc tường bao dốc xuống... nhưng khi anh em tôi lớn lên, lấy vợ gả chồng đành phải chia năm xẻ bảy để ở. Bây giờ nhà tôi 10 người chỉ được 16 m2. Ban ngày lũ trẻ đi học thì dễ thở nhưng tối về là ông bà con cháu lại mặt đối mặt”, ông Thanh than vãn. Thế vẫn còn đạt mức 1,6 m2/người, sướng hơn mấy hộ lớp trong chỉ có gian xép tẻo teo “treo” sát gian thờ cụ tổ, khi thay đồ phải thò một cánh tay ra cửa sổ mới mặc được áo.

Theo ông Thanh, nguyên mẫu ngôi nhà hình ống rộng 206 m2, mặt tiền 7 m chia ba lớp nối nhau, mỗi lớp cao hai tầng, mái dốc lợp ngói vảy rồng kiểu “nhà Hà Nội cổ” và xuyên từ cửa (mặt đường) vào đáy nhà là một lối đi ở giữa rộng 1,4 m. Giữa các lớp là sân trời (đón gió, ánh sáng) và sân phơi. Chưa kể lớp thứ tư là bếp và sân bày cỗ phía trước. Lầu một có ô cửa hẹp duy nhất trổ ra mặt phố, lầu hai không có cửa sổ vì nhà hướng bắc kiêng gió độc mà thay bằng cửa bát quái. Sân trời nằm giữa lớp nhất và nhì, phía trên lợp bốn mái che hình ô hoa. 70% ngôi nhà từ vách, dầm, rui, mè, lót... làm bằng gỗ lim, dổi, vàng tâm với những tấm ván dài 7-8 m, dày 33x35 cm. Gạch xây tường, gạch lát nền hình lục giác, chữ nhật dẹt, rộng bản (15x20x2cm) xây một lớp ngang một lớp ốp.

Gần đây ngôi nhà biến dạng thảm hại. Hàng loạt chi tiết, hạng mục đổ vỡ bởi thời gian và cảnh quá tải bên trong. Lớp ngoài chỉ còn nguyên vẹn lầu trên (gỗ cổ), tầng dưới gia đình ông Thanh tự cất hai bức tường ngăn một khoảng để ở, cho thuê cửa hiệu bán khung tranh. Lớp giữa kế sau sân trời và khoảng sân trời năm xưa xuất hiện cả loạt “tân tiểu công trình” manh mún tạm bợ “chui” bên dưới. Còn lớp thứ ba hoàn toàn mang kiến trúc, vật liệu mới bởi “năm 1970 hai mái nhà (ngói vảy rồng) tự dưng đổ ụp.

Lớp giữa, lớp trong và cái sân trời nhiều năm qua liên tiếp bị anh em ông Thanh ngăn chia, vá víu thành nhiều phòng nhỏ; chỗ dựng cầu thang, nhà vệ sinh nơi đặt bếp núc, kho hàng...

Hơn chục công trình chen chúc khiến tòa nhà cổ y chang khu tập thể. Lối đi chính giữa trở thành “hang rắn”. Nhìn mặt tiền cơ bản kết cấu ngôi nhà nguyên vẹn nhưng vào bên trong lại là cơ ngơi lộn xộn như khu ổ chuột khiến giá trị cổ chỉ còn đạt khoảng 70%. Ông Thanh cũng thừa nhận: “Ngôi nhà chỉ còn lại hai lớp nguyên vẹn cổ”. Phải phá dỡ một số chi tiết, kết cấu để cải thiện không gian sống, mở đường thoát khí, tìm ánh sáng... ông "rất đau", nhưng “đấy là bất đắc dĩ, chúng tôi quý giá trị di sản lắm nhưng phải tự cứu mình trước đã”.

“Từ cách đây 30 năm ngôi nhà đã bắt đầu xuống cấp. Đến năm 1996, mái che sân trời một đêm không mưa gió bỗng rơi ầm ầm xuống vì các thanh dầm (bằng gỗ) đã mủn từ bao giờ", ông Thanh kể. Sau đó, bà chị ông thuê người vào lắp một dàn mái che bằng nhựa không phải để phục chế hay bảo tồn mà... tận dụng làm cái bếp. Thẳng bếp lên có một thanh xà lim (đỡ lầu trên) đang bị mối ăn gần đứt mà “chưa biết nó ụp khi nào”. Cái cầu thang cổ cao chót vót bắc lên lầu hai ở lớp giữa cũng ọp ẹp lắm. Nhưng chưa rợn bằng sàn và mấy khúc cột, xà ở lầu giữa. Không ai dám lên đấy ở, ông Thanh chuyển thành nơi đặt ban thờ dòng họ.

Ở góc nhà bóc mấy tấm ván lên toàn là gỗ mủn. Cột trụ gỗ lim cao 7,5 m đã gãy vẹt hẳn đoạn mống phải cặp bằng hai thanh gỗ tạm như người gãy chân bó bột. Cảm giác chỉ cần rung nhẹ là ngôi nhà ụp.

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, nhà số 47 Hàng Bạc là một trong những ngôi nhà cổ nhất Hà Nội hiện còn sót lại; nếu xét kiến trúc thuần Việt thì đây là ngôi nhà cổ nhất phố cổ. Hiện tại, tư liệu tin cậy của ngôi nhà là bức ảnh mà một cô gái Pháp đưa sang Hà Nội năm 2001, mặt sau đề chụp năm 1883 và chắc chắn ngôi nhà phải có trước mốc thời điểm trên. Đặc trưng ngôi nhà phong kiến có lối đi ở giữa, mặt tiền nhô cao (không có vỉa hè bởi thời xưa lòng đường cũng là... vỉa hè, sau người Pháp sang mới quy hoạch theo kiểu mới). Nhiều chuyên gia nước ngoài đến nghiên cứu phố cổ, nhà cổ Hà Nội cũng chung quan điểm như ông Quốc.

Nhiều năm qua, Hà Nội cũng lập một cơ quan chuyên về phố cổ, nhà cổ là Ban quản lý phố cổ Hà Nội (38 Hàng Đào) nhưng ngoài điều tra, thống kê rồi trình lên chính quyền cả danh mục 274 nhà cổ cần bảo tồn (trên giấy) thì cũng chưa lập thêm công trạng gì.

Theo quy chế, những ngôi nhà cổ đã “niêm” danh sách thì cấm chủ tự phá dỡ, tu sửa. Nhưng trước tình cảnh bí bách, ngột ngạt, nhiều chủ nhà cổ khu 36 phố phường đã không thể kiên nhẫn thêm, đành phá đi xây nhà mới. ngay cả chuyện phạt những trường hợp bất chấp quy định phá dỡ di sản chính quyền thành phố cũng lại tiếp tục loay hoay. Ban quản lý phố cổ Hà Nội cho hay đến thời điểm này vẫn chưa thấy “trên” rải tiền triển khai bảo tồn những khu nhà cổ.

Ngày 8/9, Ban quản lý phố cổ Hà Nội đã triệu họp các chủ hộ có nhà cổ để bàn phương án trùng tu bảo tồn. Nhưng nhiều chủ hộ chưa thỏa mãn ý tưởng chỉ phục chế mặt tiền nhà cổ còn cơ bản vẫn giữ nguyên... bởi “đã đầu tư bảo tồn thì phải phục chế nguyên trạng kiến trúc cổ xưa mới có giá trị”.

Mặc dù Ban quản lý đã “niêm” danh sách 274 nhà cổ cần bảo tồn (tức cấm xâm hại) nhưng chính quyền các phường và chủ nhân lại đang “xin” được rút bớt 51 nhà vì... không đủ kiên nhẫn chờ nữa.

Ban quản lý phố cổ Hà Nội cho biết, khu phố cổ hiện có 4.340 biển số nhà cổ; mỗi ngôi có diện tích trung bình 92 m2, mật độ chỉ đạt 0,5-1,8 m2/người; trong đó 63% nhà xuống cấp, 12% nguy hiểm, 5% ô nhiễm. Theo kế hoạch năm 2004 dự án bảo tồn phố cổ sẽ được khởi động.

Các chuyên gia Nhật, Pháp, Bỉ từng hỗ trợ vốn và kỹ thuật bảo tồn di sản ở Hội An, Bắc Ninh cùng chuyên gia Việt sẽ nghiên cứu các mẫu kiến trúc, trang trí, niên đại, cấu trúc mái hiên... tại Hàng Bạc và Hàng Buồm để triển khai.

Các nhà cổ đang xuống cấp nặng nề mà tất thảy chủ nhân đều tha thiết xin được chuyển đi nơi khác, đã được lên danh sách đặc biệt gồm các số 31, 47, 60, 66, 70 Hàng Bạc; 28, 70, 84, 86 Mã Mây, 13 Hàng Đường...

(Theo Tuổi Trẻ)
 

Mạng kiến





...
...TƯƠNG LAI ƠI MI LÀ TẤT CẢ CỦA TA...

 
Các thành viên đã Thank anhlatuan vì Bài viết có ích:
28/12/2010 01:12 # 2
cotkute123
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 2/10 (20%)
Kĩ năng: 5/10 (50%)
Ngày gia nhập: 28/12/2010
Bài gởi: 2
Được cảm ơn: 5
Phản hồi: Nhà cổ nhất Hà Nội đang có nguy cơ sập.


cái gì cũng vậy cả thôi, không có gì tồn tại mãi mãi hết, chỉ có niềm tin thì mới tồn tại được mãi mãi thôi!



 
09/07/2011 10:07 # 3
phamquocdatxd3
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 10/20 (50%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 13/05/2010
Bài gởi: 20
Được cảm ơn: 1
Phản hồi: Nhà cổ nhất Hà Nội đang có nguy cơ sập.


 đúng rồi,lâu quá cũng hư thôi,nhà cửa thì phải thế chứ, tồn tại mãi dân xây dựng như mình đói nhăng răng hả.


đoàn kết là sức mạnh...................... 

 
Các thành viên đã Thank phamquocdatxd3 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024