Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/09/2018 23:09 # 1
tuthithuygiang
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 180/190 (95%)
Kĩ năng: 16/30 (53%)
Ngày gia nhập: 30/05/2016
Bài gởi: 1890
Được cảm ơn: 46
Dù cho có tắm rửa thật kĩ nhưng vẫn còn những bộ phận mà chúng ta thường không vệ sinh sạch


Vệ sinh cơ thể là điều quan trọng hàng đầu để ngăn ngừa những căn bệnh nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, có những bộ phận nhỏ mà bạn thường sẽ không quan tâm hoặc bỏ qua lúc tắm rửa nhưng dần lại tạo điều kiện cho chất bẩn tích tụ lại gây bệnh. Hãy lưu ý vệ sinh thật kĩ những "tiểu tiết" trên cơ thể này nhé.

Da đầu

Dù cho có gội đầu thường xuyên nhưng chắc chắn một điều là da đầu của chúng ta không bao giờ được sạch hoàn toàn. Thứ nhất là do chúng liên tục tiết dầu nhờn, thứ hai các tác nhân môi trường như khói bụi, không khí ô nhiễm... chính là những điều kiện làm da dầu và cả tóc của chúng ta dễ bị bẩn. Bên cạnh đó, tế bào chết tích tụ lâu ngày cũng có thể dẫn đến gàu, ngứa da đầu và bong tróc da. Quan trọng là khi gội đầu, bạn nên xoa bóp bằng nước ấm để tăng lưu lượng máu giúp thư giãn và loại bỏ phần da chết, dầu thừa.

Dù cho có tắm rửa thật kĩ nhưng vẫn còn những bộ phận mà chúng ta thường không vệ sinh sạch - Ảnh 1.

Lưng

Là bộ phận phía sau cơ thể nên dù có tắm thật kĩ nhưng lưng vẫn không thể nào được chà sạch. Những tế bào chết hay chất bụi bẩn tích tụ lâu ngày trên lưng có thể gây ra nhiễm trùng da và hình thành mụn lưng. Bạn có thể dùng bọt biển để chà xát nhẹ nhàng phần lưng khi tắm hoặc sử dụng các loại tẩy da chết để giảm tình trạng nổi mụn.

Dù cho có tắm rửa thật kĩ nhưng vẫn còn những bộ phận mà chúng ta thường không vệ sinh sạch - Ảnh 2.

Phần dưới móng tay

Rửa tay thường xuyên là một thói quen tốt nhưng không phải ai cũng vệ sinh sạch sẽ mọi ngóc ngách ở móng tay, đặc biệt là phần bên dưới. Khi làm việc ở môi trường bẩn, hắt hơi hoặc đi vệ sinh... móng tay có thể tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn và chúng sẽ bám vào phần bên dưới mà chúng ta thường không quan tâm. Bởi thế, khi vệ sinh tay bạn hãy nhớ làm sạch "từ gốc đến ngọn" để ngăn ngừa sự thâm nhập của vi khuẩn vào trong cơ thể.

Dù cho có tắm rửa thật kĩ nhưng vẫn còn những bộ phận mà chúng ta thường không vệ sinh sạch - Ảnh 3.

Khu vực đằng sau tai

Khi vực này thường tiết ra nhiều mồ hôi nên sẽ ẩm và có độ nhờn. Thêm vào đó, với hình dạng lõm nên chúng dễ tích tụ lại bụi bẩn mà khi tắm chúng ta không vệ sinh kĩ. Bởi thế mà đây là nơi ẩn náu lý tưởng của vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn corporis hoặc vi khuẩn gây viêm màng não. Bạn nên chú ý thường xuyên làm sạch khu vực này để tránh tình trạng gây ra mùi ẩm mốc và phát triển bệnh không đáng có.

Dù cho có tắm rửa thật kĩ nhưng vẫn còn những bộ phận mà chúng ta thường không vệ sinh sạch - Ảnh 4.

Lỗ rốn

Quần áo hở bụng, khoe rốn có thể khiến vi khuẩn, bụi bẩn dễ tích tụ vào khi vực này. Với kết cấu sâu và nhỏ, lỗ rốn là bộ phần mà chúng ta thường hay quên vệ sinh trong thời gian dài. Bạn nên sử dụng tăm bông có ngâm nước ấm để làm sạch lỗ rốn khoảng 3 lần/tuần. Tuy nhiên nên thực hiện một cách nhẹ nhàng vì khi bị tác động mạnh chúng dễ gây ra đau bụng.

Dù cho có tắm rửa thật kĩ nhưng vẫn còn những bộ phận mà chúng ta thường không vệ sinh sạch - Ảnh 5.

Lưỡi

 

Thường thì mọi người chỉ nghĩ đến răng, nướu khi nói về vệ sinh răng miệng và không chú ý đến việc làm sạch lưỡi. Tuy nhiên, đây cũng là bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ quan này. Lưỡi có nhiều lông và rặng núi nhỏ bên dưới nên vi khuẩn hoặc thức ăn thừa sẽ dễ tích tụ lại. Nếu không được loại bỏ thì có thể dẫn đến hơi thở bốc mùi, thậm chí là hư hại răng. Bởi thế mà nên chú ý chà sạch lưỡi nhẹ nhàng khi chải răng.

Dù cho có tắm rửa thật kĩ nhưng vẫn còn những bộ phận mà chúng ta thường không vệ sinh sạch - Ảnh 7.

Khuỷu tay

Bạn có thắc mắc vì sau khuỷu tay chúng ta thường có màu sậm hơn những chỗ khác không? Nguyên nhân là do những tế bào da khô, vảy bong tróc ở khu vực này không được làm sạch thường xuyên. Thêm vào đó, thói quen chống tay lên bề mặt bẩn như bàn làm việc, bàn ăn... cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ dàng bám vào khuỷu tay. Tình trạng nặng hơn có thể dẫn đến viêm mô da nếu bạn không vệ sinh chúng kĩ lưỡng. Cách tốt nhất là nên chà nhẹ phần khuỷu tay bằng nước ấm và lau thật khô bằng khăn mềm sau mỗi lần tắm.

Dù cho có tắm rửa thật kĩ nhưng vẫn còn những bộ phận mà chúng ta thường không vệ sinh sạch - Ảnh 8.

Nguồn: RD



Hãy sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng ta sống


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024