Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
29/12/2017 07:12 # 1
lehienthuongdtu
Cấp độ: 9 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 10/90 (11%)
Kĩ năng: 3/20 (15%)
Ngày gia nhập: 08/09/2017
Bài gởi: 370
Được cảm ơn: 13
Buriram ‘mua’ Công Phượng để làm gì?


 

Cái tin đương kim vô địch Thai-League là đội Buriram đòi chuyển nhượng Công Phượng với giá 70 tỉ đồng và mức lương tháng gần 200 triệu đồng đang gây sốt làng bóng Việt nhưng…

Vì sao giá trị chuyển nhượng 70 tỉ đồng của Công Phượng đủ giúp HA Gia Lai chơi xông xênh cả mùa bóng và hơn nhiều lần gói tài trợ 50 tỉ đồng/hai mùa hiện có nhưng CLB vẫn không bán?

Vì sao Buriram có thừa tiền để “mua” một cầu thủ giỏi về phục vụ cho lối chơi của CLB hoặc chỉ để quảng cáo thương hiệu nhưng với cái tên Công Phượng ở thời điểm này thì không?

Ông Nguyễn Tấn Anh, trưởng đoàn CLB HA Gia Lai, chia sẻ rất thật lòng là hiện chẳng có ai liên lạc mua bán cầu thủ gì cả. Bên cạnh đó, CLB rất cần một số trụ cột chơi bóng ở mùa sau vươn lên tốp 7-8 và mùa sau nữa vô địch V-League như lộ trình của tân HLV người Hàn Quốc vẽ ra. Cuối cùng, lãnh đội HA Gia Lai mong muốn Công Phượng hay các cầu thủ khác nếu có xuất ngoại thì ưu tiên chọn các nền bóng đá phát triển như Hàn, Nhật hoặc châu Âu mới có thể phát triển sự nghiệp.

Đấy là khát khao của không chỉ HA Gia Lai mà còn của cá nhân cầu thủ nhưng thực tế không phải lúc nào cũng có màu hồng.

Buriram ‘mua’ Công Phượng để làm gì? - 1

Công Phượng (phải) và cả Văn Toàn sẽ không đi đâu cả. Ảnh: HUY PHẠM

Công Phượng từng chơi bóng ở Nhật dưới màu áo CLB hạng hai Mito Hollyhock và chuyên ngồi dự bị như Tuấn Anh khoác áo Yokohama mà khi hai đội gặp nhau, họ cố công lôi kéo khán giả bằng cụm từ “Derby Vietnam” nhưng vẫn thất bại. Xuân Trường khá hơn một chút với hai mùa đầu quân cho hai CLB khác nhau ở giải cao nhất Hàn Quốc nhưng suốt ngày ca bài “kiếp dự bị” và sắp sửa về “tắm ao ta” V-League.

Nhìn vào sự chưa thành công của các cầu thủ có tiếng giỏi nhất trong lứa U-23 thời gian vừa qua sẽ thấy họ chưa đủ sức trụ vững ở những giải đấu lớn châu lục. Nếu có một sự “tấn công” của V-League sang các giải bóng đá nước ngoài, khu vực Đông Nam Á là hợp khả năng nhất.

Trở lại chuyện Công Phượng đầu quân Thai-League, vấn đề quan trọng nhất là phụ thuộc vào cái gật hay lắc của bầu Đức. Chính ông khi nghe tin Buriram và truyền thông Thái Lan định giá Công Phượng đã nói thẳng: “Họ biết gì mà định giá? Thái Lan là đối thủ truyền kiếp của bóng đá Việt Nam thì sao tôi cho Công Phượng đá bóng ở đấy”.

Như vậy, không cần biết chiêu trò đánh bóng thương hiệu của CLB Buriram hay ngỏ ý thăm dò thật tình, đã rõ Công Phượng mùa tới vẫn chơi bóng ở V-League chứ chẳng đi đâu cả.

Lê Công Vinh: “Cầu thủ Việt khó thành công ở nước ngoài”

Trong bài chia sẻ với tạp chí 4-4-2, cựu tuyển thủ Lê Công Vinh nói thẳng: “Bóng đá Việt Nam cần nhiều cầu thủ thi đấu quốc tế hơn nhưng họ lại sợ hãi điều đó. Cầu thủ không tự tin chơi bóng xa nhà, với những món ăn khác biệt. Nỗi sợ hãi đơn giản đó khiến họ không dám mạo hiểm.

Điều quan trọng hơn khiến cầu thủ Việt Nam khó thành công bởi họ không đủ sức mạnh, thể hình và không thể chạy quá nhiều. Ở châu Âu hay Thái Lan, họ luôn kiểm tra các kỹ năng thể chất bằng hệ thống dữ liệu GPS, còn ở Việt Nam, chúng tôi không có những thứ đó. Chế độ ăn uống của cầu thủ không tốt. Các đội bóng V-League không có HLV thể lực, chất lượng mặt sân không đảm bảo và những trận đấu không đủ quyết liệt khi cầu thủ chẳng đủ sức chạy cả trận”.

 
Theo Anh Nhật (Plo.vn)
 
 



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024