Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/10/2017 17:10 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
Ý chí và nghị lực sẽ cho ta vượt lên (Nghĩa Dũng karate)


Học tập là một vấn đề quan trọng và hết sức cần thiết ở mọi thời đại, mọi thế hệ. Cùng với sự phát triển của xã hội thì Giáo Dục -Đào Tạo cũng không ngừng được đổi mới và nâng cao để có một chất lượng dạy và học tốt nhất, để bảo vệ và góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Nhưng trong sự phát triển ấy một hiện tượng mà ta bắt gặp là học sinh ngày nay phải học quá nhiều từ trên lớp đến ngoài lớp. Vậy thì vì sao lại xuất hiện vấn đề đó và phải giải quyết nó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
 
Thực tế cho thấy ngày nay học tập không đơn thuần là một nhiệm vụ của mỗi học sinh mà nó như đã trở thành một áp lực vô cũng lớn bởi lẻ sự quan tâm, đầu tư quá mức. Thay vì khoảng thời gian giải trí, vui chơi sau giờ học căng thẳng ở trường thì ta khó mà có được suy nghĩ là đi học về sẽ được giải lao. bởi vì còn phải đi học thêm toán, anh văn, hóa và nhiều môn khác. Đặc biệt hơn vấn đề đó không chỉ xuất hiện ở học sinh cấp ba mà ngay cả học sinh cấp một, cấp hai cũng có một lịch trình học tập dày đặc như vậy. Việc học tập như đã vô tình đánh mất đi những khoảng thời gian vui chơi của trẻ thơ, thậm chí chủ nhật là ngày nghỉ duy nhất trong tuần cũng để giành đi học thêm. Hiện tượng đó đã gây ra nhiều tranh cãi trái chiều. Nhiều phụ huynh cho rằng học nhiều thì sẽ hiểu biết nhiều, sẽ có một kết quả học tập tốt, tương lai tốt, nhưng cũng có nhiều phụ huynh lại nói rằng học nhiều sẽ gây sự nặng nề, nhồi nhéc và thậm chí còn làm tốn kém kinh phí cho gia đình vì học sinh ko thể tiếp thu quá nhiều kiến thức trên nhiều lĩnh vực như vậy. Có lẻ có rất nhiều nguyên nhân khiến học sinh ngày nay lại phải học nhiều như thế. Do nhu cầu của xã hội, của công đồng và đặc biệt hơn hết là nhu cầu, đòi hỏi của phụ huynh. Muốn định hướng cho con cái một nghề nghiệp tốt, muốn con có thể khám phá được nhiều điều mới lạ, có một tương lai, một cuộc sống tốt hơn mình thì họ đã tập trung nhiều chi phí để đầu tư vào việc học cho con. Hay là hỗ trợ thêm những kiến thức, năng lực mà ở lớp học sinh chưa thể đáp ứng được. Mặt khác, lí do cũng rất phổ biến hiện nay là học vì điểm số, một số bạn lại coi trọng số lượng hơn chất lượng để rồi môn nào cũng đi học thêm với hi vọng đạt được điểm cao trong những đợt kiểm tra trên lớp. Học sinh như ngày càng bị phụ thuộc chặt chẽ vào thầy cô giáo mà quên mất khả năng tìm tòi, tự học của bản thân. Rồi là vì mưu sinh cuộc sống bên ngoài mà giáo viên đã thiếu đi phần nhiệt huyết, tận tâm trong quá trình giảng dạyở trên lớp để mở lớp học thêm ở bên ngoài. Đó là một trong số những lí do khiến học sinh ngày nay phải học quá nhiều.
 
Nếu như có thể thay đổi, nếu như tôi là Bộ trưởng bộ Giáo Dục- Đào Tạo thì điều đầu tiên mà tôi làm đó là xây dựng một chương trình sách giáo khoa phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn. Chẳng hạn như giảm tải bớt lượng kiến thức để học sinh có thể cảm thấy nhẹ nhàng hơn bởi lẻ những gì học ở lớp không phải là giáo dục mà chỉ là phương tiện của giáo dục mà thôi để từ đó nâng cao khả năng tự học, khả năng tư duy của học sinh. Học phải đi đôi với hành, lí luận phải liên hệ với thực tiễn, tôi sẽ thay thế lượng kiến thức giảm tải ấy bằng những tiết học kĩ năng, tăng cường những buổi học ngoại khóa để học sinh có thể liên hệ, vận dụng tốt những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Đào tạo đội ngũ giáo viên vừa có tài nhưng phải vừa có tâm, đánh giá đúng năng lực của người học, có tầm nhìn và phương pháp lâu dài, ổn định về cách thức tổ chức các kì thi quan trọng như kì thi THPT Quốc Gia để giảm bớt sự áp lực và căng thẳng cho học sinh vào mùa thi. Tổ chức những buổi sinh hoạt giao lưu để giáo viên có thể hiểu hơn, thông cảm hơn với học sinh, tạo khoảng cách gần gũi và không khí thỏa mái trong những tiết học.
 
Nhưng suy nghĩ cho cùng, dù có khó khăn, vất vả nhường nào đi nữa thì mỗi một học sinh cũng phải nhìn nhận được vai trò quan trọng, to lớn của việc học đối với cuộc sống. Từ đó cần chịu khó chủ động có ý thức, biết áp dụng những phương pháp học tốt nhất, hiệu quả nhất cho bản thân để có thể đạt được một kết quả học tập tốt. Ý chí và nghị lực sẽ cho ta vượt lên tất cả và đi đến đích thành công.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024