Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
27/09/2017 20:09 # 1
nguyenthang_ktr
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 180/300 (60%)
Kĩ năng: 148/210 (70%)
Ngày gia nhập: 06/10/2011
Bài gởi: 4530
Được cảm ơn: 2248
Nhà ga trung tâm Tokyo: Biểu tượng của Nhật Bản


Nhà ga trung tâm Tokyo: Biểu tượng của Nhật Bản

(Tạp chí Kiến trúc Việt Nam) – Takeshi Miyata (GĐ Bảo tàng Đường sắt Tokyo): “Ga Tokyo không chỉ là một ga, đó là một biểu tượng của Nhật Bản. Nó luôn là một phần của sự tiến bộ trong công nghệ đường sắt, nhưng quan trọng hơn thế đó là một cột mốc đại diện cho Nhật Bản”.

1-Cận cảnh

Nhà ga trung tâm Tokyo sau dự án tái thiết: Phục vụ lượng khách lớn hơn hàng trăm lần nhưng hình thức bên ngoài được phục chế nguyên trạng sau hơn 100 năm hoạt động

Tháng 9/2017, Tư vấn Nhật Bản đã đề xuất phương án quy hoạch tái thiết ga Hà Nội và khu vực chung quanh. Dự án đang trong giai đoạn xin ý kiến các Bộ, Ngành nhưng đã tạo sự chú ý của xã hội, nhiều chuyên gia đã quan ngại về mục tiêu, quy mô và giải pháp của đề xuất này. Chúng tôi cũng trao đổi với đồng nghiệp Nhật Bản, KTS Mochizuki Shinichi – ông là điều phối viên chương trình “Car Free Days” của Nhật Bản và Châu Á , đồng thời là Giám đốc Công ty tư vấn quốc tế UDI Artelier, ông đã chia sẻ kinh nghiệm cải tạo Nhà ga trung tâm Tokyo, hy vọng ga Hà Nội sẽ thu nhận bài học tốt.

Lịch sử đường sắt của Nhật Bản bắt đầu từ năm 1872, Nhà ga trung tâm Tokyo khai trương vào năm 1914, phục vụ khoảng 4.600 hành khách mỗi ngày. Ngày nay, khoảng 1 triệu hành khách của hơn 4.000 đoàn tàu đến và rời khỏi ga hàng ngày, là một trong những nhà ga bận rộn nhất trên toàn quốc.

Ban đầu, thiết kế giao cho Franz Baltzer, kỹ sư người Đức, nhưng phương án bị từ chối vì “quá Nhật Bản”. Thay vào đó là KTS Kingo Tatsuno (1854-1919), người thiết kế tòa nhà Ngân hàng Nhật Bản gần đó đảm nhiệm. Sau này, ông được coi là “cha đẻ của kiến trúc Nhật Bản hiện đại”. Nó phản ánh một giai đoạn Tây hóa mạnh mẽ của các nước châu Á, đặc biệt là Nhật Bản. Theo KTS Mochizuki Shinichi: nhà ga có phong cách kiến trúc có ảnh hưởng từ nhà ga Amsterdam (Hà Lan). Ga Tokyo nằm ở trung tâm thủ đô của quốc gia, đối mặt với cung điện Hoàng gia, một con đường ngắn dẫn tới nơi ở của Hoàng đế. Ga Tokyo đã chứng kiến một lịch sử hỗn loạn, sống sót sau trận động đất lớn, hai cuộc chiến tranh thế giới, đón nhận Thế vận hội Olympic thành công và ra mắt tàu Shinkansen đầu tiên (1964). Ga Tokyo được chỉ định là một tài sản văn hoá quan trọng vào năm 2003.

Nhà ga Tokyo đã may mắn vượt qua trận động đất lớn 7,9 độ (Kanto 1923), nhưng trong nhiều năm nó bị đe dọa thay thế bằng các tòa nhà chọc trời. Đề án tái phát triển nhà ga được Công ty đường sắt Đông Totyo đề xuất năm 1987 với những kiến trúc hiện đại, khối tích lớn đã gặp phải sự không đồng tình của cộng đồng xã hội. Các nhóm cộng đồng tiến hành chiến dịch kiến nghị, tổ chức “Triển lãm ga Tokyo” và xuất bản tờ rơi “Nhà ga Tokyo – công trình gạch đỏ”. Sau một thời gian dài tranh luận và thương thảo, thay vì tái phát triển, Công ty đã bán quyền phát triển không gian cho các khối nhà bên cạnh, đồng thời Công ty quyết định dự án trùng tu nhà ga Tokyo.

Bài học nổi bật tại đây là việc cho phép bán đi quyền khai thác không gian cho các công trình xung quanh (TDR-Transfer Development Right: chuyển giao quyền phát triển). Năm 2002, khu vực xung quanh nhà ga Tokyo được công nhận là khu vực cho phép chuyển giao quyền phát triển đặc biệt. Quy định ghi rõ: các khoảng không phía trên nhà ga được chuyển giao đến các khu vực tái phát triển gần đó, tăng hệ số sử dụng đất tối đa cho phép lên 114%. Cuối cùng, Công ty đường sắt đã bán quyền phát triển cho tổ hợp Tokyo Building, nhờ đó hệ số sử dụng đất của tổ hợp tăng lên 114%. Đây là phương pháp “nhất cử lưỡng tiện”: Nhà ga đã được bảo tồn, trong khi đó lợi ích kinh tế của doanh nghiệp được đảm bảo. Đây cũng là giải pháp sáng tạo và thành công đối với việc bảo tồn các công trình cổ trong khu vực trung tâm, nơi chịu áp lực phát triển lớn.

2- MB

Mặt bằng khu vực chuyển giao quyền phát triển xung quanh nhà ga Tokyo

3- Phối cảnh minh họa

Phối cảnh minh họa khu vực chuyển giao quyền phát triển xung quanh nhà ga Tokyo

4-Ba mái vòm

Mặc dù nhà ga hoạt động trở lại ngay sau khi bị bom Mỹ , nhưng mái vòm mái và toàn bộ tầng 3 bị phá hủy . Năm 1947, mái vòm bị thay thế bằng mái nhà hình bát giác cho đến 2007 mới được phục chế nguyên trạng

Việc tôn tạo, tái thiết bắt đầu vào năm 2007 và đã hoàn thành vào năm 2012 với rất nhiều thách thức: mặc dù có hơn 100 bản vẽ gốc, nhưng rất nhiều chi tiết phải phục dựng công phu, một số khu vực chỉ có thể thi công từ 1đến 4 giời sáng vì ban ngày vẫn hoạt động bình thường. Khoảng 8 triệu viên gạch đã được sử dụng, 780.000 nhân công tham gia tân trang nhà ga, nhiều hơn cả số người xây mới ( năm 1914 có 740.000 người xây dựng ga ).

5-Trước cải tạo ( 1960-1970)

6-Toàn cảnh

Năm 1945, ga Tokyo bị bom phá hủy, nhưng đã hoạt động sau 2 ngày với điều kiện tối thiểu và dự báo chỉ có thể dùng thêm 4-5 năm , nhưng nó đã duy trì hoạt động thêm 60 năm nữa. Năm 2014, nó được tái thiết hoàn toàn.

Trong không gian cũ bảo tồn, nhưng ga Tokyo có công suất phục vụ hành khách tăng gấp hàng trăm lần đó là nhờ tăng thêm 2 tầng ngầm và hiện đại hóa, tự động hóa các dịch vụ. Nhà ga cổ còn trở nên an toàn hơn trước các hiểm họa động đất nhờ được đặt nên các con lăn giảm chấn. Nhà ga không chỉ phục vụ tiện nghi đi lại mà còn dành một phần lớn diện tích để làm nhà bảo tàng, khách sạn, các dịch vụ thương mại, du lịch. Dự án tái thiết ga Tokyo đã tạo ra nhà ga duy nhất trên thế giới có lịch sử, truyền thống, văn hoá, học viện, kinh doanh và công nghệ tiên tiến.

 Quản lý ga Tokyo cho biết “Việc bảo tồn Nhà ga Tokyo cho thấy chúng ta có thể đưa di sản bước vào một kỷ nguyên mới theo những cách mới, chúng tôi hy vọng điều này sẽ truyền cảm hứng cho mọi người bảo vệ những di sản kiến trúc, khu phố lịch sử trong thành phố hiện đại.”

 



Nguyễn Anh Minh Thắng- K17 KTR3
Gmail: nguyenthang1593@gmail.com

...

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm 1 ngày sống để yêu thương!!!

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024