Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/09/2017 11:09 # 1
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Tổng hợp thông tin đến Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp


[TOPIC CHIA SẺ KINH NGHIỆM LÀM VÀ BẢO VỆ LUẬN VĂN] - Nguồn: Nhóc Kute

Tớ vừa bảo vệ xong,luận văn của tớ không phải là bài xuất sắc nhất,nhưng tớ xin chia sẻ 1 ít kinh nghiệm cho các bạn đang làm chưa xong luận văn để nhanh nhanh ra trường,nhằm giải đáp 1 số thắc mắc mà trước đây tớ không biết hỏi ai.Bạn nào bảo vệ xong rồi cũng vào góp ý kiến nhé.
P/S: Bảo vệ xong điểm như thế nào cũng đừng đem ra so sánh,đó là do điểm của giáo viên nào hướng dẫn chứ không phải do sức lực của bạn NÊN BỊ THẤP.

I.BÁO CÁO-
Chắc là các bạn làm xong hết rồi,tớ nói qua thôi nhé.18 trang trở xuống,chú ý các font chữ,in đậm,in nghiêng các mục lớn nhỏ như Mục lục trong Nhật kí thực tập.Sau khi được giáo viên hướng dẫn kí,in 2 quyển đã có nhận xét và dấu của đơn vị thực tập,rồi nộp cho khoa.

II.LUẬN VĂN-32-40 trang . Không nên dài quá,không nên ngắn quá so với chuẩn này. Cũng chú ý giống báo cáo. Nên làm từ 4-6 bảng số liệu.Số liệu lấy 3 năm. Các đề mục các bạn xem phần mục lục luận văn để làm theo,chú ý không để sót mục nào.Sau khi đc gv sửa,kí,in 5 quyển,4 quyển+biên lai học phí+bảng điểm+NKTT nộp khoa.1 quyển giữ lại đến hôm bảo vệ.NKTT ko quan trọng,viết gì cũng đc.Viết khoảng 5 dòng-Tìm hiểu công ty…Tìm hiểu lịch sử hinh thành..Thu thập số liệu…(tên Bảng 1),(tên bảng2…).Không ai đọc. Đừng bỏ trống là đc.

III.SLIDE.5-8 trang.Trang 1 ghi Luận văn tốt nghiệp.Tên đề tài.Bố cục gồm 3 chương….Họ tên,gv,lớp…Trang2-6 làm từ 3-4 bảng.Dưới mỗi bảng tốt nhất là 3 nhận xét.Viết ngắn gọn,khi bảo vệ đọc nguyên văn.Trang gần cuối.1.Kết quả đạt được.2.Hạn chế còn tồn tại.Trang cuối.1.Giải pháp.2.Điều kiện thực hiện(3 gach đầu dòng)Trang gân cuối và trang cuối gạch đầu dòng,ngắn gọn,không phân tích.Mỗi gạch dài 1-2 dòng.Chú ý tất cả các trang khi trình bày để trắng 1/5 cuối cùng vì khi bỏ lên máy chiếu sẽ bị thiếu mất phần cuối.

IV.BẢO VỆ.Nộp khoa khoảng 1 tuần thì có đt gọi hẹn 1 tuần sau bảo vệ.Các bạn tập trung thành nhóm,1 buổi bảo vệ từ 5-8 người tuỳ hôm.Phân công mua 4 chai nước,2 đĩa hoa nhỏ.không mua quả.Ngày bảo vệ,đến phòng giáo vụ mượn 4 cốc.Khi bảo vệ,có 4gv.Thư kí,chủ tịch,gv hướng dẫn,phản biện(Quan trọng nhất).Trình bày ngắn gọn các bạn nhé.Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên có mặt trong ngày hôm nay.Em tên là…Sau đây em xin trình bày bài luận văn của mình.Đề tài luận văn của em là…Bố cục gồm….Em xin bắt đầu phần 1.Thực trạng…..
Xong xuôi sẽ được thầy phản biện hỏi 2-4 câu,nói gì cũng dạ vâng bạn nhé,đừng tỏ ra thông minh,7 câu hỏi sẵn sàng để bạn trả lời đấy.Bạn thứ 2 lên trình bày xong thì đến lượt bạn trả lời.Nên có 2 bạn của bạn ngồi bàn đầu search câu trả lời cho nhanh,lên trả lời rõ ràng,câu nào ko biết thì nói là em chưa trả lời đc,đừng cố nói ngây nói dại,không sao cả.Điểm của các bạn đã có ngay từ đầu,chấm điểm luận văn,không liên quan gì đến phần bảo vệ,nên đừng để sai sót là đc,chứ cố gắng cũng ko cao lên đâu.

V.CÂU HỎI.Câu hỏi post lên nhằm mục đích để các bạn ko đứng như Từ Hải,chứ ko tăng điểm lên nhé.(Phần này tớ có sử dụng comment bản quyền của các bạn khác.Cảm ơn các bạn !)
1.Phân biệt tiền gửi tiết kiệm và trái phiếu,kỳ phiếu ngân hàng. 
2.Chi phí lớn nhất trong huy động vốn là loại chi phí nào?
3.Tiêu chí quan trong nhất khi đánh giá hiệu quả huy động vốn?
4.Phân biệt chi phí sản xuất,chi phí quản lý.Lấy ví dụ.
5.Công thức lợi nhuận
6.Giá thành dự toán là gì? 
7.Thế nào là thị trường liên ngân hàng?Thị trường này có ý nghĩa gì với nguồn vốn kinh doanh của các NHTM.Tại sao?
8.Cho biết các khoản nợ của Doanh nghiệp?Trong đó khoản nợ nào góp phần tăng lợi nhuận mà ko phải trả chi phí tài chính?
9.Thế nào là năng lực tài chính của doanh nghiệp.Các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của DN.trong đó tiêu chí nào là quan trọng nhất?Tại sao?
10.Tính tự chủ của ngân hàng như thế nào khi nợ phải trả chiếm 82%
11.Trong vấn đề bảo toàn vốn lưu động thì biện pháp nào là chủ yếu
12.Phân biệt LN gộp vs LN ròng?
13. Trong các khoản mục sau, khoản mục nào không đc tính là các khoản giảm trừ
Chiết khấu TM
Chiết khấu thanh toán
Giảm giá hàng bán
Hàng bán bị trả lại
14.LN tài chính nằm ở ND nào?
15. Giá vốn hàng bán của công ty này (đơn vị mình thực tập) so với giá vốn của các DNSX giống hay #nhau? (TL: khác, nêu cụ thể khác ntn....)
16.Nếu giảm giá vốn hàng bán của cty này liệu có làm tăng LN? vì sao?
17. Giá vốn hàng bán của cty này (đvtt) bao gồm những gì?(TL: đvtt là cty TM:CP NVL đầu vào(abcxyz), CP vật tư, bốc dỡ, bảo quản...
18.Việc trích lập dự phòng rủi ro làm tăng hay làm giảm LN của DN?(TL: làm giảm, tuy nhiên về lâu dài sẽ làm tăng LN của cty)
Đề tài: Lợi nhuận
*T.Hóa hỏi: Nêu các khoản chi phí TC của DN? Có bắt nguồn từ nợ phải trả không, vì sao?
*T.Hóa hỏi: Lợi nhuận là gì? Cơ cấu LN của DN ... này là ntn? LN được phân bổ vào quỹ nào?
*T.Hóa: LN đầu tư TC bắt nguồn từ các khoản đầu tư nào? So với nợ phải trả thì đầu tư TC có lợi hay đi vay có lợi hơn?

Đề tài: Vốn lưu động
*T.Cẩn hỏi: A nói " nợ phải trả là vốn chiếm dụng", B nói vốn chiếm dụng là nợ phải trả" A hay B nói đúng, vì sao??? - Trả lời: B đúng vì vốn chiếm dụng là 1 phần của nợ phải trả, khi nợ phải trả quá hạn thanh toán sẽ bị coi là vốn chiếm dụng (thầy Cẩn giải đáp luôn sáng nay...ý đại khái vậy)
*T.Hóa hỏi: Tính tỷ trọng VLĐ / VCĐ ??? Từ đó nhận xét tình hình nguồn vốn của DN ... ?
*T.Tạo hỏi: Nêu đặc điểm của cty xây dựng? Nó có ảnh hưởng ntn đến việc quản lý và sử dụng vốn của DN?
1.Thế nào là nợ phải thu? 2.Các khoản phải thu bao gồm? 3. NPT có đc coi là 1 nguồn trong năng lực TC của DN k?
1.thế nào là năng lực tài chính?2. Tiêu chí đánh giá? 3.tiêu chí nao quan trọng nhât?
-Thầy Khoái.
1.Cơ cấu vốn KD ảnh hưởng tới LN ntn?
2.để bảo toàn và phát triển VLĐ dn phải làm gì?
3.giải pháp tăng DT của công ty?
QUÁ DÀI :p.Cảm ơn các bạn đã đọc đến tận đây !
 

 



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
04/09/2017 11:09 # 2
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Tổng hợp thông tin đến Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp


[TOPIC CHIA SẺ KINH NGHIỆM LÀM VÀ BẢO VỆ LUẬN VĂN] Phần 2
Nguồn: Nhóc Kute


Như đã hứa với rất nhiều bạn,tớ xin chia sẻ thêm 1 chút ít “kinh nghiệm có hạn” mà topic 1 quên mất chưa đề cập đến.Nhiều bạn inbox,nhắn tin,comment tớ không trả lời hết đc thì tớ xin phép post lên đây để các bạn có chung câu hỏi cùng đọc nhé.Dưới topic tớ có post thêm Slide của tớ để các bạn tham khảo.(Tớ đã gửi cho 1 số bạn bài của tớ,nhưng bài tớ post dưới đây là bài chuẩn hơn cả,chỉnh sửa sau khi bảo vệ đc các thầy nhận xét nhé)

P/S: Slide và Luận văn của tớ ko phải là bài xuất sắc,chỉ là bài làm đúng các chuẩn mực,đủ nội dung.đúng font chữ…giống y hệt thầy hướng dẫn(thầy Hưng),các bạn tham khảo thì làm theo căn lề,mẫu chữ…..còn nội dung thì các bạn thêm thắt vào cho sinh động nhé.Mỗi thầy có 1 ý kiến,tớ cũng 1 lần cãi lại thầy(đi xem bảo vệ thấy thầy Hoá nói khác) nên bị bảo là ko tôn trọng,vì thế các bạn nếu làm theo bài của tớ hay của bạn nào khác mà bị chê thì đừng trách tớ nhé.

Những lưu ý này áp dụng cho tất cả các khoa nhé,quan trọng là đề tài bảo vệ có giống nhau không,còn điểm đã có từ trc.Câu hỏi thì mỗi giáo viên có 9 câu hỏi của mỗi đề tài đều giống nhau.5 câu còn lại thầy có thể nghĩ thêm để hỏi mình nếu số bạn đen hoặc vì có vẻ bạn quá thông minh,vì thế cứ trả lời hết câu hỏi tớ đã post thì có thể yên tâm

I.NGOÀI LỀ + KHI BẢO VỆ
1. Không bao giờ phải đi tiền 4 thầy cô trong hội đồng
2. Khi bảo vệ,đọc y nguyên không thêm thắt những gì viết trong Slide.
3. Nếu thầy cô thân thiết,khi có 5p ngồi suy nghĩ trả lời câu hỏi mà bạn chưa trả lời đc,thì hướng mắt về giáo viên hướng dẫn của mình,có thể sẽ đc trả lời
4. Tất cả các câu hỏi thường gồm 3 ý trong 1 câu.Ý 1:Khái niệm.Ý 2:Nội dung,thành phần của ý 1.Ý 3:Liên hệ với đơn vị thực tập.Ví dụ:Chi phí vốn huy động gồm những gì.Trong đó cái nào quan trong nhất?chi phí của NHTMSG là bao nhiêu?-->Khi nộp luận văn,nộp 4 quyển cho khoa,1 quyển giữ lại,đi bảo vệ thì mang theo để giở ra xem.
5. Trả lời được hết câu hỏi hay ko ko quan trọng,điểm đã có từ trước đó,thư kí bấm máy là chia trung bình chứ không phải chấm điểm,vì vậy đừng lo nếu ko trả lời đc.Chú ý,khi trả lời,đọc nguyên xi những gì bạn đã viết tốt hơn là đứng thể hiện sự hiểu biết,bởi vì bạn sẽ bị hỏi thêm để thử thách trí thông minh.Nên đọc từ từ để kéo dài ra 1 tí,ngắn quá cũng sẽ bị hỏi thêm.Câu nào không biết nói thẳng”Dạ em chưa biết ạ”.Cố gắng trả lời sẽ bị dẫn dắt đi lòng vòng và kết quả là ê mặt.
6. Nhắc lại 1 lần nữa là trả lời hay ko ko quan trọng,nhưng khi bảo vệ nên bố trí bạn bè ngồi ở bàn đầu gần cửa ra vào search hộ câu trả lời,và chính bạn cũng search.Tranh thủ khi các giáo viên đang chú ý bạn khác trình bày,thì search.Bị nhắc thì cười rồi search tiếp.Không vấn đề gì.


II.SLIDE-có 7ph để nói
Slide bao gồm từ 5-8 trang.Không ngắn quá và không dài quá.Lưu ý khi trình bày thì trừ 1/5 trang cuối cùng(lề dưới),vì khi bỏ vào máy chiếu sẽ bị mờ phần đó,căn lề trái,phải ,trên khoảng 1,5-2cm,không quan trọng,đẹp là đc,ko cần đúng chuẩn như luận văn.Chú ý không ghi header,footer
Trang 1:Giống như của tớ,thay tên đề tài đi.chú ý các cỡ chữ viết như thế.Trên cùng không ghi Bộ giáo dục….Đề tài không ghi thêm Đề tài:
Trang 2-Trang 6: Làm khoảng 3-4 bảng.Dù trong luận văn bạn có 9 bảng thì cùng chỉ lấy ra 3-4 bảng thôi,tiêu biểu nhất,không tiêu biểu đc thì bảng gì cũng đc,chẳng ai đọc cả đâu.Các bảng thì phải thu gọn lại chỉ bao gồm các cột sau.Chỉ tiêu.Số liệu tuyệt đối 2010.2011.2012.So sánh % 2011/2010.2012/2011.Như vậy có tất cả 6 cột,không đc nhiều hơn.Các chỉ tiêu căn lề thẳng bên trái,không căn giữa.


Nhận xét trong các trang này nên làm 3 nhận xét mỗi bảng.Cứ đánh dấu đại khái 3 cái,nhìn đẹp là đc,không quan trong viết gì.Đa số là
Cách 1: Nếu chỉ nhận xét 1 chỉ tiêu
Nx1:Năm 2011 tăng….so với 2011….chiếm tỷ lệ….
Nx2:Năm 2012…………
Nx3:Tăng là do….
Cách 2: Nếu 2 chỉ tiêu
Nx1:Năm 2011 tăng…năm 2012 tăng…(chỉ tiêu 1)
Nx2:…(chỉ tiêu 2)
Nx3:Khái quát lại
Trang gần cuối :1.Kết quả đạt được.Trình bày gạch đầu dòng,khoảng 5-7 gạch.2.Hạn chế còn tồn tại.Tương tự
Trang cuối: III.MỘT SỐ GIẢI PHÁP.khoảng 5-7 ý(đừng làm 9 ý giống tớ,thầy Hưng thích nhưng thầy Hoá ko thích).IV.ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN.Copy nguyên văn của tớ cũng đc.Không đc ghi dài ra hay ghi thêm gì nhé,chỉ 3 gạch thôi.


Khi trình bày chỉ trình bày
1.Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên có mặt trong ngày hôm nay,em tên là…sau đây em xin trình bày bài thuyết trình của mình.Đề tài luận văn của em là…Bố cục gồm 3 chương…em xin bắt đầu phần 1.Thực trang….
2.(Sau khi đọc nguyên văn nhận xét của các bảng số liệu,chỉ đọc nhận xét,không phân tích gì nhé) phần 2. Đọc hạn chế và tồn tại, không đọc kết quả(chú ý nhé,mặc dù silde vẫn phải làm).Phần 3.giải pháp.xong.Cảm ơn(Không đọc điều kiện thực hiện,mặc dù vẫn phải làm )


III.CÂU HỎI.
Tớ có kha khá câu hỏi của các chủ đề,nhưng lúc đi bảo vệ mải vui,nên còn 1 số ít,tớ đã post lên ở Topic 1,với cả các bạn đọc thêm tham khảo của các bạn khác chia sẻ.Vì không nghiên cứu hết các chủ đề,với cả đánh rới tập câu hỏi nên tớ ko phân ra đc câu nào chủ đề nào,nhưng đa số là đã có hết.Huy động vốn,cho vay,Vốn lưu động,phân tích TCDN,Lợi nhuận….Các bạn chịu khó đọc nhé,inbox tớ thì tớ hết khả năng rồi :D
Còn câu hỏi thắc mắc nào nữa,các bạn comment ở dưới nhé,tớ và các bạn bảo vệ rồi sẽ cố gắng giải đáp :p (Thành tổng đài tư vấn rồi :D)



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
04/09/2017 11:09 # 3
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Tổng hợp thông tin đến Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp


Một số câu hỏi về đề tài Thuế:
Luật Quản lý thuế : 
1) ưu điểm của cơ chế tự khai, tự nộp so với p2 cơ quan thuế tính thuế
2) tại sao nói thuế điều tiết vĩ mô nên kinh tế

Đề tài: Lợi nhuận
*T.Hóa hỏi: Nêu các khoản chi phí TC của DN? Có bắt nguồn từ nợ phải trả không, vì sao?
*T.Hóa hỏi: Lợi nhuận là gì? Cơ cấu LN của DN ... này là ntn? LN được phân bổ vào quỹ nào?
*T.Hóa: LN đầu tư TC bắt nguồn từ các khoản đầu tư nào? So với nợ phải trả thì đầu tư TC có lợi hay đi vay có lợi hơn?
Đề tài: Vốn lưu động
*T.Cẩn hỏi: A nói " nợ phải trả là vốn chiếm dụng", B nói vốn chiếm dụng là nợ phải trả" A hay B nói đúng, vì sao???
*T.Hóa hỏi: Tính tỷ trọng VLĐ / VCĐ ??? Từ đó nhận xét tình hình nguồn vốn của DN ... ?



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
04/09/2017 11:09 # 4
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Tổng hợp thông tin đến Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2015

 

GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP

Kính gửi: Trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội. Khoa: Kế Toán.
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Dựng ......., xác nhận:
Sinh viênNguyễn Văn A LớpKT......
Chuyên nghành:
 Kế Toán thuộc Trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội.
Đã hoàn thành đợt thực tập tại Công ty từ ngày 12 tháng 01 năm 2015 đến ngày 31 tháng
03 năm 2015. Sau quá trình thực tập tại đơn vi của sinh viên, chúng tôi có một số nhận
xét và đánh giá như sau:
1. Về ý thức tổ chức kỷ luât: Sinh viên đã có ý thức tốt trong việc chấp hành
nghiêm túc và thực hiện theo đúng yêu cầu của công ty về hình thức, nội quy, tổ
chức quản lý của công ty.
2 Tinh thần thái độ học tập: Sinh viên đã có ý thức trong việc tự giác học hỏi,
lắng nghe, hang hái tham gia nghiên cứu và tìm hiểu những hoạt động, tổ chức
của công ty và tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn của mình, hoàn
thành đầy đủ các công việc được giao dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và tận tâm
của các nhân viên và các bộ tại đơn vị thực tập.
3 Về quan hệ, lối sống: Sinh viên rất năng nổ, hoạt bát trong những hoạt động của
công ty, có tinh thần làm việc nhóm tốt. Là người có tính cách vui vẻ, hòa đồng
và nhiệt tình.
Đánh giá chung sau khi thực tập:
Qua 3 tháng thực tập tại đơn vị, chúng tôi nhận thấy ở sinh viên đã có sự tiến bộ
rõ rang và tinh thần học tập tốt.
Những nội dung trình bày trong luận văn của sinh viên Nguyễn Văn A là
phù hợp với tình hình của đơn vị.
 

Ngày 31 tháng 03 năm 2015.
Xác nhận của đơn vị thực tập


Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
04/09/2017 11:09 # 5
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Tổng hợp thông tin đến Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị B

MSV: .........

Lớp: KT16......

Đơn vi thực tập: Công Ty Cổ Phần ...............

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Đặng Xuân Định

Nhận xét:

Báo cáo thực tập của sinh viên được trình bày trong ba phần, 18 trang. Với kết cấu hợp lý cả về mặt hình thức và nội dung.

Phần 1: Khái quát chung về Công Ty ...................

Phần 2:Tình hình tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công Ty .............

Phần 3: Thu hoạch và nhận xét.

Đánh giá chung:
 

  • Báo cáo đã khái quát được nội dung tổ chức quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tổ chức Công tác kế toán tại Công Ty .............. bằng các ví dụ minh họa thực tế.
  • Sinh viên chuyên cần và có tính cầu thị trong quá trình nghiên cứu và học tập.
  • Báo cáo đạt chất lượng và yêu cầu Báo cáo thực tập tốt nghiệp của sinh viên chuyên nghành kế toán.
  • Đồng ý cho nộp và tiếp tục làm Luận văn.


Chấm điểm:

Bằng chữ:


 

Hà Nội, ngày……tháng…..năm 2015.

Giáo viên hướng dẫn


Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
04/09/2017 11:09 # 6
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Tổng hợp thông tin đến Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp


Mẫu silde bảo vệ Kế toán VBT cho khóa sau nha: 
http://www.mediafire.com/download/esnrdqfja1n84f7/slide mau KT VBT.pptx



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
04/09/2017 11:09 # 7
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Tổng hợp thông tin đến Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp


HOT}TOPIC THỦ TỤC LẤY GIẤY CHỨNG NHẬN TỐT NGHIỆP : tớ canh đúng sau ngày tớ bảo vệ 1 tuần ( tớ bảo vệ thứ 5 tuần trc và hnay mò lên trường). đầu tiên lấy bảng điểm ở D406(gặp cô xinh xinh ngồi bên tay trái cái thầy hay in bảng điểm ý mọi người nhé), xong mang xuống A106 xin dấu, sau đó sang phòng A110B làm theo hướng dẫn của cô Hương vs cả cái thầy ở đấy í + nộp 75k, sau đấy thì lại sang A106 xin dấu 1 lượt nữa là ok nhé.
p.s luôn : ngoài 1 tờ bảng điểm và 1 giấy chứng nhận gốc, cộng vs mỗi tờ được 10 tờ bản sao công chứng nữa, thế nên mới mất 75K :((



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
04/09/2017 11:09 # 8
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Tổng hợp thông tin đến Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆHÀ NỘI
***
KHOA THƯƠNG MẠI
––––––––––––––––––––​

MỘT SỐ GỢI Ý VIẾT TIỂU LUẬN VÀ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 

(Nghiệp vụ lo-gi-stíc) 

1. Vịtrí, vai trò của Lo-gi-stíc (logistics) trong nền kinh tếquốc dân và với từng doanh nghiệp.

2. Mối quan hệgiữa lo-gi-stíc và chuỗi cung ứng và quá trình lưu thông phân phối.

3. Sựphát triển của lo-gi-stíc tại Việt Nam, xu hướng phát triển trong những năm tới.

4. Lo-gi-stíc trong giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.

5. Lo-gi-stíc và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta vềviệc phát triển lĩnh vực này.

6. Lo-gi-stíc và những cam kết của Việt Nam khi trong quan hệvới các nước Asean và khi gia nhập WTO.

7. Thực trạng ngành dịch vụlo-gi-stíc Việt Nam, những giải pháp thức đẩy sự phát triển của ngành này trong 5, 10, 20 năm tới.

8. Lo-gi-stíc là công cụhữu hiệu giúp các doanh nghiệp nâng cao khảnăng cạnh tranh.

9. Quản trịlo-gi-stíc và các vấn đềliên quan đến chi phí lo-gi-stíc.

10. Vận tải, vai trò của nó đối với nền kinh tếquốc dân và trong hoạt động lo-gi-stíc.

11. Khái quá vềcác dịch vụvận tải trong lo-gi-stíc, cách lựa chọn phương thức vận tải trong kinh doanh quốc tế.

12. Vận tải biển, cách lựa chọn phương thức cụthểvà lựa chọn người cung cấp dịch vụ.

13. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, vấn đềlựa chọn người cung cấp dịch vụnày.

14. Kho bãi và vấn đềgom hàng cung ứng vật tưvà trong xuất khẩu hàng hóa.

15. Vận tải và quyền vận tải trong buôn bán ngoại thương.

16. Vận tải biển đối với nền kinh tếquốc dân và với nền ngoại thương của một nước.

17. Các phương thức thuê tàu biển, vấn đềsửdụng và phát hành vận đơn đường biển.

18. Các phương thức thuê tàu biển, thuê tàu chuyến và những vấn đềcần quan tâm khi đàm phán ký kết hợp đồng với thuê tàu chuyến với người chuyên chở.

19. Thuê và khai thác tàu định hạn sao cho có hiệu quảnhất.

20. Nội dung thưởng phạt trong hợp đồng thuê tàu chuyến, mối quan hệcủa nó với giá cước vận tải (hoặc nghệthuật đàm phán giá cước thuê tàu chuyến).

21. Vận đơn đường biển Bill of Lading và Seaway Bill.

22. Vịtrí, đặc điểm của vận tải hàng không, trách nhiệm của người vận tải hàng không đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

23. Vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, vấn đềthu gom hàng, và vận đơn sửdụng trong giao nhận hàng hóa.

24. Vận tải đa phương thức, những vấn đề đáng quan tâm về... (chọn một hoặc vài trong sốnội dung sau: vận đơn chuyên chở; người vận tải đa phương thức và những người cùng tham gia vận tải; trách nhiệm của người chuyên chởtừkhâu đầu đến khâu cuối; khiếu nại hàng hóa tổn thất; gom hàng xuất khẩu).

25. Sựra đời và phát triển hình thức vận tải bằng container, tính an toàn trong vận tải này.

26. Vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container, trách nhiệm của các bên liên quan trong các phương pháp giao hàng FCL/FCL, LCL/LCL, FCL/LCL, LCL/FCL.

27. Vận tải container trong ngoại thương và... (chọn một trong nội dung sau:việc lựa chọn hình thức giao hàng thích hợp; việc lựa chọn người chuyên chở).

28. Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container, những lưu ý cần quan tâm vềtrách nhiệm của người chuyên chở.

29. Cảng biển, vịtrí, vai trò của nó; cảng container và cảng truyền thống.

30. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, vấn đềchuẩn bịhồsơkhiếu nại hàng hóa trong trường hợp bịtổn thất.

31. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường... (chọn một trong nội dung: hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ, đa phương thức, vận tải bằng container), lựa chọn hình thức bảo hiểm thích hợp.

32. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Việt Nam, cơsởpháp lý và nguyên tắc giao nhận hàng.

Chủ đề nghiên cứu sâu:

33. Nội dung thời gian xếp dỡhàng trong hợp đồng thuê tàu chuyến, nhưng vấn đề cần quan tâm.

34. Vấn đềtrao thông đạt sẵn sàng xếp dỡhàng hóa ngoại thương trong hợp đồng thuê tàu chuyến.

35. Vận đơn đường biển, vấn đềghi chú của thuyền trưởng trên vận đơn nhả hưởng tới giá trị pháp lý của bộ chứng từ hàng hóa.

36. Tính thưởng phạt tàu chuyến, những yếu tố liên quan tới việc đó.

37. Xử lý tranh chấp hàng hóa hư hỏng, mất mát một khi lưu cước tàu chợ.

38. Xử lý tranh chấp hàng hóa hử hỏng, mất mát một khi thuê tàu chuyến.

39. Đường hàng không, vấn đềchủquyền lãnh thổvà chủquyền quốc gia.

40. Thương quyền (hàng không) vấn đề đấu tranh giữa các quốc gia có liên quan trong quan hệ song phương và đa phương.
 

 



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
04/09/2017 11:09 # 9
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Tổng hợp thông tin đến Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp


Bản này được 1 chị khoá 12 gửi cho, mình không dùng đến nên up lên cho mọi người cùng tham khảo. :D
Down tại file đính kèm nhé!
Demo: 
 

LỜI MỞ ĐẦU

Vừa qua được sự giới thiệu của nhà trường và các thầy cô em đã được đi thực tập tại Công ty TNHH một thành viên Xây dựng công trình Hàng Không ACC
Trong thời gian thực tập được sự giúp đỡ của các Cán bộ, công nhân viên các phòng ban, đặc biệt là phòng Tài Chính - Kế Toán đã giúp đỡ em tìm hiểu các hoạt động của Công ty cũng như củng cố, nắm vững hơn các kiến thức đã được học và có được cái nhìn thực tế đầu tiên về chuyên ngành mình được học đã giúp em hoàn thành báo cáo này.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, báo cáo của em gồm 3 phần chính:
· Phần 1: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH một thành viên Xây dựng công trình Hàng Không ACC.
· Phần 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.
· Phần 3: Một số kiến nghị.
Do quá trình thực tập và viết báo cáo có hạn nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót, kinh mong quý Thầy cô cùng các Cán bộ phòng Tài Chính - Kế Toán góp ý để em có thể tiếp tục hoàn thành Luận văn tốt nghiệp sắp tới của mình.
Để hoàn thành bài báo cáo này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã được sự giúp đỡ của Thầy giáo TS Trần Trọng Khoái cùng các Cán bộ phòng Tài Chính-Kế Toán.
Em xin chân thành cám ơn!
 

PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ACC

Tên công ty : Công ty TNHH một thành viên Xây dựng công trình hàng không - ACCĐịa chỉ : 178 Trường Chinh - Đống Đa - Hà Nội 
Tel: 04.38521545 
Fax: 04.38537196 
Email: acc@acc.qp.com.vn
Website: www.acc-qp.com.vn
Vốn điều lệ: 100.000.000.000 đồng



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
04/09/2017 11:09 # 10
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Tổng hợp thông tin đến Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp


Mở đầu.
Chương I.Giới thiệu về đơn vị mình thực tập.
Chương II.Hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Chương III.Nhận xét và kiến nghị.
Kết luận.
---------------------------------------------------------------------
Trong đó, các em lưu ý:
A.Chương I: Giới thiệu về đơn vị mình thực tập ( sau đây gọi là chi nhánh)
1.1.Lịch sử ra đời cử đơn vị (Trình bày quá trình ra đời của chi nhánh)
; chức năng nhiệm vụ của chi nhánh)
1.2.Cơ cấu tổ chức, mạng lưới của chi nhánh ( Trình bày cơ cấu tổ chức ngang –gồm phòng ban ở chi nhánh; mạng lưới dọc- gồm các phòng giao dịch, điểm giao dịch;chức năng nhiệm vụ của phòng, ban, phòng giao dịch, điểm giao dịch)
B.Chương II.Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
(Các em lưu ý:
-Tính đầy đủ về nghiệp vụ và số liệu.
-Bao quát được đầy đủ các nghiệp vụ mà đơn vị (nơi thực tập) thực hiện.
-Số liệu đầy đủ.
-Làm ró được tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động của đơn vị.
Để đảm bảo được sự đầy đủ nói trên, chương II cần đảm bảo nội dung sau: )
1.Nguồn vốn.
1.1.Tình hình nguồn vốn ( số liệu phản ảnh đầy đủ tình hình nguồn vốn như: vốn HO cấp, tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn; tiền gửi thanh toán, tiền gửi chuyên dùng của khách hàng, tiền của nội bộ ngân hàng, tiền vay của TCTD khác; phát hành giấy tờ có giá, ủy thác đầu tư…Sô liệu trong 3 năm gần đây:2009,2010,2011; hoặc 2010,2011,2012)
1.2.Phân tích nguồn vốn ( Phân tích theo cơ cấu vốn, theo năm => đánh giá được tình hình nguồn vốn và nghiệp vụ nguồn vốn –mặt được và tồn tại trong nguồn vốn và hoạt động huy động vốn)
2.Thực trạng sử dụng vốn.
2.1.Tình hình sử dung vốn (số liệu phản ảnh đầy đủ tình hình sử dụng vốn như: tiền mặt, vàng, ngoại tệ, tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, tiền gửi tại các TCTD khác,cho vay;bao gồm cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, chứng khoán, tiền gửi tại HO, tài sản… Sô liệu trong 3 năm gần đây:2009,2010,2011; hoặc 2010,2011,2012)
2.2.Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vốn. ( Phân tích theo cơ cấu sử dụng vốn, theo năm=> đánh giá được tình hình sử dụng vốn và nghiệp vụ nguồn vốn –mặt được và tồn tại trong sử dụng vốn và hoạt động cho vay)
3.Các nghiệp vụ khác.( Báo cáo về nghiệp vụ bảo lãnh, bao thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, vàng, thanh toán nội địa, quốc tế=>Đánh giá về các nghiệp vụ này.Tình hính trong 3 năm gần đây:2009,2010,2011; hoặc 2010,2011,2012)
4.Kết quả tài chính trong hoạt động kinh doanh.
4.1.Tình hình thu nhập, chi phí.(Thu nhập lãi, ngoài lãi; chi lãi, ngoài lãi trong trong 3 năm gần đây:2009,2010,2011; hoặc 2010,2011,2012)
4.2.Nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh.
C.Chương III.Nhận xét chung và kiến nghị.
1.Nhận xét chung về hoạt động kinh doan của Chi nhánh ( tổng hợp các nhận xét , đánh giá tại chương II)
2.Kiến nghị.
2.1.Đối với lãnh đạo chi nhánh.
2.2.Đối với HO của Chi nhánh.
2.3.Đối với NHNN
2.4.Đối với chính quyền địa phương.
 

 



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
04/09/2017 11:09 # 11
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Tổng hợp thông tin đến Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp


Demo

HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP
VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


I. NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP

Bìa (xem trang bên)
Lời nói đầu
§ Nêu khái quát những nội dung chính sẽ được đề cập trong báo cáo thực tập;
§ Nêu định hướng đề tài luận văn tốt nghiệp.
Chương 1 – Tổng quan về doanh nghiệp
1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
§ Tên doanh nghiệp, trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty, xí nghiệp trực thuộc…; ngày thành lập, quyết định thành lập; các mốc lịch sử (sáp nhập, chuyển đổi loại hình công ty, bổ sung ngành nghề,…); những thành tích được ghi nhận (huân chương, giải thưởng,…).
2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
§ Ngành nghề đăng ký kinh doanh, lĩnh vực hoạt động chính.
3. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của doanh nghiệp
§ Vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý (và sản xuất);
§ Chức năng, nhiệm vụ mỗi phòng ban;
§ Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chủ yếu.
Chương 2 - Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp
I. Đặc điểm các nguồn lực của doanh nghiệp
........



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
04/09/2017 11:09 # 12
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Tổng hợp thông tin đến Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp


Đây là bài hướng dẫn của cô, nguyên văn. :D

I- Tổng quan
1, Tên cty, địa chỉ, vốn điều lệ
2, Quá trình hình thành, phát triển của cty
3, Chức năng, nhiệm vụ của cty
4, Sơ đồ chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý ( vẽ sơ đồ)
5, Sơ đồ chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán (vẽ sơ đồ)
6, Công tác thanh toán kế toán :
- Hình thức ghi sổ (sơ đồ hình thức)
- Phương pháp tính thuế GTGT
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ
- Nếu là DN SX: phương pháp tính giá hàng tồn kho
- Niên độ kế toán
II- Tình hình hoạt động SXKD
1, BCTC (3 năm liền kề) : bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động sxkd, bảng thuyết mình báo cáo tài chính .
2, Phân tích:
- PT tình hình sử dụng tài sản
- PT tình hình sử dụng nguồn vốn
- PT kết quả hoạt động sxkd

=> Đánh giá ưu, nhược điểm ( về để tài nghiên cứu của mình)
III- Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động kd của DN
1, Phương hướng phấn đầu trong tương lai
2, Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kd ( về đề tài của mình)

Nguồn: Phạm Ngọc Bích
 

 



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
04/09/2017 11:09 # 13
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Tổng hợp thông tin đến Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp


Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới.

Chương trình thực tập của sinh viên là một giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với môi trường thực tiễn xã hội. Mục tiêu của chương trình thực tập là tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ xát với thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học trong trường với môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế trong các doanh nghiệp. Mỗi chương trình thực tập đều nhằm rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy, ứng dụng kiến thức đã học và cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới dành cho công việc. Sinh viên có cơ hội nâng cao tác phong làm việc chuyên nghiệp qua quá trình học, rèn luyện khả năng làm việc độc lập, tinh thần làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong công việc.

Sau khi hoàn tất một công việc thực tập, các bạn sinh viên sẽ rút ra được nhiều bài học quí báu bổ sung cho vốn kiến thức và kỹ năng của mình cũng như giúp các bạn xác định và chọn lựa tốt nhất cho nghề nghiệp tương lai. Đây chính là bước khởi đầu cho con đường nghề nghiệp của các bạn.

Chương trình thực tập cũng là một phần trong kế hoạch phát triển nhân sự của các công ty. Thông qua quá trình đầu tư đào tạo và huấn luyện sinh viên thực tập, các công ty có thể đánh giá và chọn lựa được những nhân viên tốt làm việc trong tương lai. Thực tế cho thấy, phần lớn các bạn sinh viên hoàn thành công việc thực tập tốt thường được mời làm việc tại công ty sau chương trình thực tập.

Nhằm giúp các bạn sinh viên có được sự chuẩn bị tốt nhất, các bước hướng dẫn chuẩn bị cho một chương trình thực tập được đưa ra trong các phần dưới đây.

1. Lập danh sách các chương trình tuyển dụng thực tập

Việc tìm một công việc thực tập phù hợp chuyên ngành học là điều tương đối khó, do vậy các bạn sinh viên nên đầu tư thời gian để thu thập thông tin thực tập từ các công ty thông qua ngày hội việc làm, các diễn đàn, cổng thông tin nghề nghiệp giữa sinh viên, nhà trường và doanh nghiệp. Các bạn hãy lập danh sách các công ty có chương trình thực tập phù hợp với mình bao gồm những thông tin yêu cầu bên dưới.

Các thông tin cần thu thập:
 

  • Thông tin về công ty
- Tên công ty, trụ sở, địa chỉ liên lạc,
- Phòng ban cần liên lạc, người liên lac, email, số điên thoai
- Lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty

 

  • Thông tin về chương trình thực tập của công ty
- Vị trí thực tập
- Thời gian thực tập cụ thể từ bắt đầu đến lúc kết thúc
- Yêu cầu đề tài thực tập, yêu cầu bổ sung của công việc thực tập
- Kiến thức và kỹ năng đòi hỏi (về kỹ thuật và kỹ năng “mềm”)
- Bạn cũng cần tìm hiểu thêm thông tin về trợ cấp, lương cho sinh viên thực tập từ phía công ty (nếu có).


2. Chuẩn bị hồ sơ nghề nghiệp ứng tuyển vào vị trí thực tập
Mỗi công ty, mỗi vị trí thực tập thường có những yêu cầu khác nhau, do vậy các bạn phải chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển phù hợp.

  • Chuẩn bị hồ sơ nghề nghiệp
Các bạn sinh viên nên chuẩn bị trước hồ sơ nghề nghiệp càng sớm càng tốt. Đó là cơ hội để các bạn nhìn lại những thành tích đã đạt được, xét lại và điều chỉnh những mục tiêu nghề nghiệp mình mong muốn đạt trong tương lai. Những thành tích, kinh nghiệm đạt được bao gồm các thành tích học tập, các hoạt động học tâp, hoạt động đoàn, xã hội bạn đã tham gia trong quá trình rèn luyện kỹ năng cứng (kiến thức và kỹ năng kỹ thuật) cũng như kỹ năng mềm (kỹ năng sống và làm việc). Các bạn nên thường xuyên cập nhật hồ sơ nghề nghiệp của mình theo từng giai đoạn học hay hoạt động xã hội.
  • Chuẩn bị thư ngỏ ứng tuyển thực tập
Thư ngỏ ứng tuyển vào vị trí thực tập giúp các bạn nêu rõ những điểm mạnh của mình về kiến thức, kỹ năng đáp ứng tốt cho vị trí thực tập. Các bạn cũng sẽ nêu rõ mục tiêu nghề nghiệp và lý do công việc thực tập ứng tuyển nằm trong quá trình rèn luyện và phấn đấu của bạn.

3. Nộp hồ sơ ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng thực tập

  • Kiểm tra lại hồ sơ nghề nghiệp, thư ngỏ ứng tuyển thực tập phù hợp với vị trí thực tập
- Xem lại các yêu cầu cụ thể của hồ sơ ứng tuyển để chuẩn bị đầy đủ.
- Kiểm tra tính chính xác các thông tin về công ty, vị trí ứng tuyển, địa chỉ liên lạc, v.v, để tránh những trường hợp nhầm lẫn (Ví dụ ứng tuyển vị trí thực tập của công ty này, nhưng nhầm lẫn tên đề gởi cho công ty kia, v.v.)

  • Nộp hồ sơ ứng tuyển
- Nộp hồ sơ ứng tuyển một cách chu đáo, cẩn thận là thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với nhà tuyển dụng, người đọc hồ sơ của bạn. Phần lớn các công ty xem đây là “vòng loại” đầu tiên để kiểm tra tính cẩn thận, chú ý đọc kỹ thông tin của ứng viên.
- Xem lại các yêu cầu cách thức nộp đơn ứng tuyển để nộp đúng, tránh trường hợp bị loại do hồ sơ nộp không đúng cách.
- Nếu hồ sơ được yêu cầu gởi qua email, các bạn nên chú ý gởi đúng địa chỉ email, tiêu đề của email ứng tuyển, nội dung email, các tập tin đính kèm, v.v. Và đặc biệt là địa chỉ email của bạn nên đăng ký rõ ràng bao gồm cả tên tài khoản email, họ và tên đầy đủ của bạn trong phần định danh. Các bạn nên tránh sử dụng các tên tài khoản email không nghiêm túc hay mang ý thích cá nhân, biệt danh cá nhân trong giao tiếp công việc vì sẽ gây ấn tượng không tốt đầu tiên cho người tuyển dụng và email của các bạn có nguy cơ bị chặn bởi chương trình chống thư rác của công ty.
- Nếu hồ sơ được yêu cầu gởi qua đường bưu điện hay nộp trực tiếp tại trụ sở công ty, các bạn nên in hồ sơ nghề nghiệp, thư ngõ ứng tuyển (trong một số trường hợp, các bạn sẽ được yêu cầu hay cân nhắc nên viết tay thư ngõ ứng tuyển), photocopy các giấy tờ khác trên giấy rõ ràng, đẹp; địa chỉ gởi thư rõ ràng. Các bạn nên yêu cầu biên nhận nộp hồ sơ nếu có.
  • Theo dõi việc ứng tuyển
- Sau khi nộp hồ sơ ứng tuyển, bạn phải sẵn sàng theo dõi các phương tiện liên lạc (điện thoại, email, địa điểm đăng ký nhận thư) để công ty tuyển dụng có thể liên lạc được với bạn. Sau thời gian quy định (quy định bởi công ty tuyển dụng, hoặc là 3 – 5 ngày làm việc sau ngày hết hạn nộp hồ sơ), nếu như chưa nhận được phản hồi từ công ty tuyển dụng, bạn nên liên lạc để hỏi thăm tình trạng hồ sơ của bạn.
- Khi nhận được hẹn phỏng vấn từ công ty tuyển dụng, bạn phải hồi đáp xác nhận bạn sẽ đến đúng hẹn phỏng vấn, hỏi xem những yêu cầu đặc biệt (nếu có) bạn cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn và lời cảm ơn.
- Chuẩn bị sẵn sàng cho buổi phỏng vấn


4. Tham dự buổi phỏng vấn

  • Chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn
- Nắm bắt các thông tin cơ bản của công ty, tên, vị trí của người phỏng vấn
- Đem theo một bản hồ sơ nghề nghiệp để tham khảo
- Trang phục chỉnh tề, nghiêm túc
- Đến trước giờ phỏng vấn 10 phút
- Bảo đảm tay của bạn khô ráo khi bắt tay người phỏng vấn

  • Tham dự phỏng vấn
- Chào hỏi, bắt tay người phỏng vấn
- Giới thiệu ngắn gọn về bạn trong thời gian tối đa 3 phút
- Lắng nghe kỹ câu hỏi và trả lời đầy đủ, tránh lan man. Nếu người phỏng vấn đang nói nhiều hơn bạn khi đang hỏi bạn, điều đó có thể là bạn đã không cung cấp đầy đủ câu trả lời như họ mong đợi. Nếu bạn không chắc chắn về câu trả lời, bạn nên thành thật với người phỏng vấn về sự không chắc chắn đó.
- Tập trung vào những điều bạn có thể làm tốt nhất cho công việc, chứ không phải những điều công ty tuyển dụng có thể làm cho bạn.
- Tập trung vào những ưu điểm của bạn, tránh những điểm không phải là điểm mạnh của bạn, ngoại trừ được yêu cầu cụ thể từ người phỏng vấn.
- Đặt câu hỏi với người phỏng vấn về chi tiết công việc thực tập, các yêu cầu khác của công việc thực tập, về thông tin của công ty. Bạn chỉ nên đặt ra tối đa 3 câu hỏi cho người phỏng vấn.
- Chào và cám ơn khi ra về
- Các bạn tham khảo thêm điều nên làm và nên tránh khi tham dự phỏng vấn.
  • Sau buổi phỏng vấn
- Sau khi tham dự phỏng vấn, bạn nên gửi email cám ơn người phỏng vấn và công ty đã dành thời gian phỏng vấn và giải đáp những câu hỏi của bạn.
- Theo dõi các phương tiện liên lạc (điện thoại, email, địa điểm đăng ký nhận thư) để công ty tuyển dụng có thể liên lạc phản hồi kết quả phỏng vấn. Sau thời gian quy định (quy định bởi công ty tuyển dụng, hoặc là 3 – 5 ngày làm việc sau ngày phỏng vấn), nếu như không nhận được phản hồi từ công ty tuyển dụng, bạn nên liên lạc để hỏi thăm tình trạng hồ sơ của bạn.
- Nhận kết quả phỏng vấn: Nếu kết quả bạn được nhận công việc thực tập, bạn phải trả lời cám ơn và xác nhận sẽ tham gia công việc thực tập như yêu cầu của công ty. Nếu như kết quả không như mong đợi, bạn không đáp ứng được yêu cầu của công ty, bạn nên trả lời cám ơn công ty tuyển dụng và hy vọng sẽ tiếp tục có cơ hội làm việc với công ty trong tương lai.


5. Thực tập
Tham gia chương trình thực tập, sinh viên tìm hiểu, chuẩn bị thông tin về công việc thực tập, kiến thức ngành nghề liên quan để có thể lên kế hoạch thực hiện công việc thực tập có kết quả tốt nhất đúng với yêu cầu đặt ra. Một số kinh nghiệm giúp ích các bạn như sau:

  • Nắm bắt thời gian thực tập cụ thể từ bắt đầu đến lúc kết thúc, thời gian làm việc hàng ngày theo quy định của công ty, tuân thủ triệt để nội quy của công ty.
  • Nắm bắt yêu cầu chi tiết đề tài và công việc thực tập
- Các kiến thức và kỹ năng đòi hỏi cho công việc thực tập (kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng “mềm”)
- Yêu cầu của kết quả công việc thực tập, báo cáo thực tập (Bạn cần tìm hiểu trước mẫu báo cáo thực tập của trường, của công ty (nếu có))
- Trách nhiệm, bổn phận cụ thể hàng ngày của bạn khi thực tập

  • Lên kế hoạch làm việc chi tiết cho toàn bộ chương trình thực tập
  • Bạn nên tham khảo ý kiến của người hướng dẫn và giáo viên hướng dẫn ở trường về kế hoạch của bạn và nghiêm túc tuân theo để bảo đảm đúng tiến độ công việc.
  • Báo cáo định kỳ với người hướng dẫn thực tập và giáo viên hướng dẫn ở trường
  • Tham khảo ý kiến, giải pháp tư vấn của người hướng dẫn, các anh chị làm việc cùng nhóm cho các vấn đề gặp phải, nhưng lưu ý là trước hết bạn phải chủ động tìm hiểu để có được ý kiến, giải pháp riêng cho mình, cho dù giải pháp đó chưa hẳn là tốt nhất.
  • Hòa nhập vào bộ phận, dự án, phòng ban nơi bạn thực tập
  • Bạn cần tạo mối quan hệ tốt với các anh chị làm việc nơi thực tập, bởi họ sẽ giúp hướng dẫn làm việc, hướng dẫn cách giao tiếp, cung cấp số liệu, góp ý kiến cho kết quả thực tập, báo cáo thực tập của bạn.
  • Chủ động tham gia các hoạt động nhóm, hoạt động thể thao, v.v, của công ty nếu được phép.

Để việc thực tập mang lại hiệu quả cao, bạn cần phải có một sự chuẩn bị tốt không những kiến thức chuyên ngành mà còn rèn luyện các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Quan trọng hơn hết, bạn hãy tận dụng mỗi cơ hội thực tập, chịu khó học hỏi, hăng hái, chú tâm trong công việc, giao tiếp tích cực và đặc biệt là phải trung thực trong công việc, chân thành trong ứng xử.
 

TS Nguyễn Huy Hoàng
Giám đốc chương trình hỗ trợ thực tập dành cho sinh viên
Talent Mind Education


Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
04/09/2017 11:09 # 14
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Tổng hợp thông tin đến Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp


Nguồn: xiklo

Có chút kinh nghiệm bản thân hy vọng giúp ích được mọi người nhiều (mình học khoa TCNH nên kinh nghiệm về khoa thui nhé^^)
LV + Báo cáo = 15 trình
điểm LV = nội dung + trình bày + trả lời (thang điểm 6-2-2)
điểm báo cáo: giáo viên hd + giáo viên chấm chéo chấm (thường người quyết định là gvhd)
điểm TB = (điểm LV + điểm BC)/2 ==> gồm 15 trình

1. Có vài điểm lưu ý khi chọn GVHD:

- Chọn giảng viên trẻ trong khoa có nhiều thạc sỹ hd rất nhiệt tình, xem báo cáo + lvan rất kỹ ==> nội dung hoàn chỉnh. 
- Các thầy chủ nhiệm - phó chủ nhiệm: thường thì SV của các thầy nếu bảo vệ sớm sẽ được ưu ái về điểm hơn đôi chút. (các thầy thường rất bận nên có thầy sẽ yêu cầu SV làm sớm nộp sớm, có cả trường hợp nộp sớm trước hạn quy định ==> khi bảo vệ điểm đc ưu ái hơn, thấp nhất là 9.3... có bạn đc 9.7)
- Mách nhỏ: trong khoa TCNH có thầy Trong chấm điểm báo cáo rất cao ^^(toàn 9.8 thôi) nhưng hạn chế là thầy sửa LV rất ít ... híc

2. Viết báo cáo + LV:
- Một bài báo cáo đạt điểm cao là do gvhd là chính, cố gắng chọn đề tài đi sát thực trạng của nơi thực tập thì báo cáo sẽ được đánh giá cao. và khi viết LV sẽ rất được để ý đánh giá cao về nội dung
- Nên xin "báo cáo kqkd" của cơ sở định thực tập càng sớm càng tốt => từ đó có thể nắm được thực trạng kinh doanh (đặc biệt là thiếu sót) => dựa trên cơ sở đó chọn đề tài
- Tham khảo form báo cáo + LV của các khóa trước từ đó xào nấu đem cái của người ta thành cái của mình(mình có share LV of mình bên "kho luan van" tiện thì mọi người ghé qua tham khảo)

P/S: tuyệt đối ko sao lưu >> số đen mà gặp mấy cái lvan mà các thầy trong hội đồng hướng dẫn hoặc để ý kĩ, biết là sao lưu ==> đuổi về đấy.

3. Chú ý: 2 cơ số điểm quan trọng nhất là điểm báo cáo + nội dung LV cho nên ta phải tập trung vào việc xây dựng NỘI DUNG thật tốt.
- Điểm trình bày + trả lời câu hỏi rất nhỏ (thang điểm 2-2) nên mọi người k cần lo lắng quá về phần này.

4. Khi bảo vệ:
- Để tự tin khi phản biện, trong quá trình viết LV các bạn nên phân tích kĩ thực trạng của đề tài mình. tìm hiểu các vấn đề liên quan (nên để lại 1-2 thực trạng tồn đọng mà ko viết vào LV nhưng mình vẫn biết câu trả lời nếu thầy có hỏi ==> bẫy thầy hỏi phản biện vào chỗ đó^^)
mặt khác: tích cực đi nghe các hội đồng LV khác, để ý tới các bạn mà làm na ná đề tài mình ==> ghi lại các câu hỏi phản biện của các thầy ==> ngân hàng câu hỏi có hạn, các thầy sẽ lặp lại những câu hỏi đấy đấy
- Còn về slide: khoa TCNH thì chủ yếu là thuyết trình = slide bóng kính bình thường nên mọi người chuẩn bị hạn chế chữ, hạn chế đứng đọc... nên thêm biểu đồ vào slide
(nếu có khả năng thuyết phục, nên thuyết phục gvhd đề xuất lên khoa làm theo pp hoặc mindjet) 
- Khi bảo vệ: nói rõ ràng không ngắc ngứ là đạt (kiểu gì cũng >9 ^^)

.... to be continue...


Đi sâu vào từng bước:

Bước 1: Chọn đề tài

Xin bảng "báo cáo kqhdkd" và số liệu tổng quát cho chương 1: tình hình kinh doanh chung (huy động vốn + cho vay + kqhdkd)
+ Nếu không quen biết thì còn lâu bạn mới xin được cái báo cáo kqhdkd. nào là bị đưa đẩy sang các phòng ban, rồi số liệu xin về thì linh tinh, ko giống cái mình cần xin.... vậy nên không đặt mục tiêu hàng đầu khi chọn đề tài là phải xin gấp cái này... mỗi lần lên NH thì lại giục ông trưởng phòng ^^... hắn cho số liệu lúc nào thì hay lúc đó
+ Rất ít SV được "làm" ở nơi thực tập, họa có chăng là vài việc vặt: type office + photo.. thậm chí còn quét dọn chè nước. Cho nên công việc bạn cần làm là quan sát quá trình làm việc của từng vị trí trong phòng

VD: Trong phòng tín dụng: có trưởng phòng + phó phòng + 1 anh chuyên thống kê số liệu báo cáo + 1 anh chuyên xử lý hồ sơ thẩm định + 1 anh chuyên lưu trữ hồ sơ....
==> để ý xem tình hình kinh doanh hiện tại như nào
+, đối tượng khách hàng
+, sản phẩm khách hàng sử dụng nhiều nhất + ít nhất
+, các anh chị trong phòng có thường xuyên phải gọi điện giục khách hàng trả nợ đúng hạn ko ==> nếu có thì tỷ lệ NQH cao
......
==> từ quan sát thực tiễn ta sẽ có được nhiều hơn về thực trạng hoạt động tại NH nói chung và tại phòng ban nói riêng (chắc chắn thực tế hơn việc chờ đợi có được 3 bảng báo cáo kqhdkd) 
==> từ đó mà chọn đề tài thích hợp... lúc chọn được đề tài rồi cũng là lúc mà thúc giục ông trưởng phòng thành công ==> có được báo cáo 3 năm gần nhất về kqhdkd ==> viết chương 1 thôi ^^
 

 



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
04/09/2017 11:09 # 15
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Tổng hợp thông tin đến Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp


Khởi động PowerPoint

Để bắt đầu quá trình khởi tạo một tài liệu thuyết trình (slideshow), cần bật ứng dụng này lên. Nhấn chuột vào Start menu rồi mở trình đơn Programs, tìm đến nhóm Microsoft Office để mở PowerPoint.

Tiếp theo, PowerPoint sẽ hiện ra hộp thoại cho lựa chọn các mục nhằm tạo hoặc mở một slideshow theo ý muốn của người sử dụng.

- Nếu lựa chọn Template, sẽ cho một số mẫu nền sẵn có cho slideshow của bạn.

- Nếu Blank Presentation sẽ cho một slideshow với nền trắng để có thể tuỳ biến dễ dàng.

Nên dùng một Blank Page. Sau khi đã có một slideshow nền trắng trên màn hình, cần chọn màu cho nó bằng cách nhấn chuột phải vào đó và chọn Background. Hộp thoại Background mở ra, nhấn vào mũi tên sổ xuống, chọn Fill Effects cho màu nền có độ sâu.

Hộp thoại Fill Effects mở ra, ở thẻ Gradient đánh dấu chọn One Color, rồi nhấn mũi tên sổ xuống bên cạnh, chọn More Color, hộp thoại Colors xuất hiện cho phép chọn màu ưng ý. Chọn xong màu rồi nhấn OK để trở về hộp thoại Fill Effects. Tại hộp thoại này, đánh dấu chọn vào mục From title ở dưới cùng, rồi chọn kiểu trung tâm sáng ngoại vi tối ở mục Variants bên cạnh, xong nhấn OK.

Cần lưu ý sử dụng màu sắc cho slideshow rất quan trọng. Màu sắc lòe loẹt sẽ gây khó chịu cho người xem. Bạn nên chọn một màu đơn hơi tối, vừa không chói mắt lại vừa làm nổi bật màu chữ. Một gợi ý là chọn màu xanh dương đậm.

Màu và kích cỡ cho Font chữ

Chọn phông chữ nên là một trong các font sau: Arial, Vni-Helve, Vni-Times. Nên chọn màu trắng, vàng, xanh lá cây, cam. Kích cỡ nên trong giới hạn từ 20-44 pt. Không nên chọn kích cỡ dưới 20 pt vì chữ sẽ nhỏ khi nhìn từ xa (trừ khi trình bày bảng số liệu thì có thể chọn cỡ thấp nhất là 20 pt).

Tạo trang kế tiếp

Để tạo một slide mới: Chọn insert/New Slide hoặc biểu tượng New Slide trên thanh Tollbar hoặc nhấp Ctrl + M.

Để tạo màu nền mới: Vào Format/Custom Background rồi chọn màu bạn thích và nhấp Apply cho một hoặc Apply to All cho tất cả các slideshow.

Tạo các hình tuỳ thích: Bạn hãy nhấp vào các biểu tượng nằm trên hộp Drawing, sau đó vẽ lên slideshow của mình nhằm tạo các hình theo sở thích. Biểu tượng Textbox để viết các đề mục chính trong bài phát biểu của mình. Bạn cũng có thể xoay các đối tượng của mình bằng cách chọn biểu tượng Free rotate tool, hoặc vào Draw/rotate/flip và chọn các kiểu xoay phù hợp. Tiếp theo bạn có thể thay đổi font thích hợp bằng cách chọn Format/font.

Bổ sung hiệu ứng đặc biệt

Nhắp vào biểu tượng Fill color, rồi chọn shaded để tạo bóng cho đối tượng, đây là hiệu ứng hết sức bắt mắt để tạo ra những hình ba chiều. Bạn cũng có thể tạo các cách tô vẽ cho đối tượng của mình bằng cách chọn các mục còn lại trong Fill color. Chú ý: bạn không thể làm điều này với các đối tượng đưa vào là hình ảnh.

Chọn nút Shawdow on/off để tạo hình bóng của đối tượng lên hình nền. Đây cũng là một cách làm cho đối tượng của bạn thêm phần đẹp mắt.

Ngoài việc cắt dán các đối tượng đã hết sức quen thuộc, bạn cũng có thể chèn các đối tượng khác như trong các phần mềm khác của bộ office bằng cách vào insert/object. Bạn có thể chèn một tài liệu Word hoặc bảng tính excel, một bản nhạc, đoạn phim hay bất cứ cái gì bạn muốn.

Một trong những hiệu ứng có kết quả tốt là tạo nên những ấn tượng khi trình bày các đối tượng theo các cách khác nhau, làm tăng hiệu quả trình bày lên rõ rệt. Nhắp vào biểu tượng Animation effect trên thanh toolbar, một bảng nút sẽ hiện ra.

Việc tạo hiệu ứng cho slideshow sẽ làm tăng tính hấp dẫn lôi cuốn người xem. Tuy nhiên cần chú ý tới tính hợp lý cho từng mục đích của buổi thuyết trình. Đối với các buổi trình chiếu quảng cáo sản phẩm hay tiếp thị nên sử dụng nhiều hiệu ứng mạnh gây ấn tượng. Còn với buổi trình luận văn tốt nghiệp thời gian thường không dài, vì vậy nếu bạn tạo nhiều hiệu ứng thì sẽ làm mất thời gian vô ích. Do vậy chỉ nên sử dụng 2 đến 3 hiệu ứng, bao gồm 1 hiệu ứng chuyển trang và 2 hiệu ứng cho chữ.

Để tạo hiệu ứng cho chữ, nhấn chuột phải vào khung chứa chữ, chọn Custom Amination. Cửa sổ Add Effect xuất hiện ở bên phải, nhấp vào nút Add Effect để chọn hiệu ứng, ví dụ như Fly in (bay), Spin (quay tròn), Grow/Shrink (phóng to/thu nhỏ), Diamond (lấp lánh)... Kinh nghiệm cho thấy hiệu ứng Random Bars thường được sử dụng. Nếu bạn muốn áp dụng một kiểu hiệu ứng cho toàn bộ nội dung slideshow thì vào menu Slide Show/Amination Schemes. Cửa sổ Apply to selected Slides xuất hiện bên phải, bạn chỉ việc nhấn chọn hiệu ứng rồi vào Slide Show/View Show xem thử.

Để tạo hiệu ứng chuyển trang, bạn vào Slide Show/Transition. Cửa sổ Slide Transition xuất hiện ở bên phải, bạn nhấn chọn hiệu ứng rồi vào Slide Show/View Show xem thử. Hiệu ứng Strips Right-Down thường được dùng nhất.

Trình diễn sản phẩm

Có nhiều cách để trình diễn các slide PowerPoint. Vào View/slide show hoặc nhắp biểu tượng Slide show bên trái phía dưới màn hình. Theo mặc định, đuôi của các file PowerPoint là *.ppt.

Khi trình diễn, các đối tượng của slideshow hoặc từng slideshow sẽ hiện ra theo từng cái nhắp chuột hoặc biểu tượng nào đó của bàn phím. Bạn nên cho các tiêu mục hiện ra lần lượt để dễ theo dõi.

Bạn có thể dùng bút để vẽ, khoanh tròn các vấn đề quan trọng bằng cách nhắp vào nút có hình mũi tên bên dưới và chọn pen hoặc nhắp nút phải lên màn hình và chọn lựa. Bạn có thể chọn màu cho đường vẽ bằng cách vào pointer options/pen color" và chọn màu thích hợp



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
04/09/2017 12:09 # 16
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Tổng hợp thông tin đến Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp


Dear all,

Mùa thực tập sinh đang đến, rất nhiều sĩ tử băn khoăn rằng không biết phải làm như thế nào để có một kỳ thực tập tốt, vừa đảm bảo có số liệu, tài liệu để hoàn thành luận văn cuối khóa, nhưng đồng thời cũng vừa học hỏi được kinh nghiệm thực tế từ các anh/chị đang làm trong Ngân hàng.

Thiết nghĩ, kỳ thực tập là một trong những cơ hội lớn để các bạn bước đầu làm quen, hòa nhập với môi trường làm việc tạm gọi là hơi khác biệt một chút so với môii trường bên ngoài. Ngoại trừ những trường hợp đi thực tập đơn giản chỉ để "lấy dấu" cho luận văn/chuyên đề của mình, tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số tips nhỏ để có kỳ thực tập hiệu quả như sau:

I. HÒA NHẬP

1. Tìm hiểu thông tin chung về nơi thực tập:

Trước khi đến cơ quan thực tập, chắc hẳn một số bạn đã phải trải qua 01 kỳ sát hạch khi xin làm thực tập sinh, có thể có một số bạn không phải trải qua kỳ sát hạch này, nhưng lưu ý với các bạn rằng, hãy cố gắng tìm hiểu thông tin về đơn vị mình chuẩn bị thực tập càng nhiều càng tốt. Với ngân hàng, các thông tin các bạn cần tìm hiểu là: Tên, Logo, Slogan, Vị thế, Vị trí địa lý, Chức năng của phòng ban bạn thực tập.... Một điều tối kị là đi thực tập mà không biết gì về đơn vị thực tập. Tất nhiên, trong phạm vi kiến thức của các bạn các bạn không cần biết quá nhiều, quá rõ, mà chỉ cần biết những thông tin cơ bản thông qua các cổng thông tin chính thức của các Ngân hàng.

2. Cách làm quen - hòa nhập với đơn vị thực tập

Ngày đầu tiên đi thực tập sẽ là một ngày bỡ ngỡ, bạn cần chuẩn bị những điều cơ bản sau:
 

  • Trang phục: Cố gắng mặc một bộ trang phục công sở nhưng không quá cầu kỳ
  • Trang điểm: Nữ (có thể trang điểm nhẹ nhàng); cố gắng để có một gương mặt tươi sáng (đêm hôm trước nhớ ngủ sớm, đừng để mắt mũi thâm quầng nhé);
  • Giờ đi làm: Nên đến cơ quan đúng giờ, không nên nghĩ mình thực tập đến lúc nào thì đến (kể cả trường hợp trưởng phòng cho phép) nếu đến muộn thì nên SMS để xin đến muộn

Ngày đầu tiên, tùy từng phòng bạn thực tập mà có thể có "thái độ" khác nhau đối với bạn. Có thể sẽ là một ngày vui vẻ với các anh/chị/em nhân viên chan hòa và vui vẻ, nhưng cũng có thể là một ngày im lìm bạn chỉ ngồi 1 xó với một mớ tài liệu được giao ... Tuy nhiên, dù thế nào thì cũng đừng nản đặc biệt là đừng tỏ thái độ chán nản ra mặt. Cố gắng vui vẻ với mọi người và tỏ thái độ sẵn sàng giúp đỡ bất kỳ điều gì. (Bạn yên tâm rằng không ai nhờ bạn giúp những việc vượt sức của bạn đâu);

Rất nhiều bạn thắc mắc rằng, liệu ngày đầu tiên đến có cần mang quà (VD: Hoa quả, bánh kẹo...) gì đến không? Câu trả lời là không cần thiết. Các bạn là sinh viên, cũng không phải nhân viên mới nên chúng tôi thấu hiểu rằng tài chính của bạn không nhiều vì thế điều này là không cần thiết. Và chắc chắn rằng không ai đánh giá các bạn về điều này cả.

Một lưu ý: Khi đi thực tập, thường một phòng sẽ nhận nhiều hơn 01 bạn sinh viên, vì thế, các bạn cố gắng làm quen với nhau, để cùng "phối hợp" các hành động cho nhịp nhàng trong suốt kỳ thực tập. Tránh trường hợp tự dưng một người thành "chơi trội" làm cho một số người khác cảm thấy không hòa đồng. Sự đoàn kết của các bạn thực tập sinh trong một tập thể mới sẽ được đánh giá rất cao.

II. GHI CHÉP - THU THẬP THÔNG TIN

1. Thu thập thông tin:

Tùy từng đề tài, phòng ban các bạn thực tập, bạn có thể thu thập các thông tin khác nhau. 

2. Cách thu thập thông tin:

Câu hỏi đặt ra mà, thu thập thông tin là một chuyện, nhưng làm thể nào để thu thập thông tin hiệu quả là một vấn đề hoàn toàn khác và khó hơn nhiều.
Một trong những điều bạn nên luônn nhớ và luôn giữ trong suốt quá trình thực tập là: thái độ. Một thái độ đúng mực, không quá "vồ vập" một ai đó trong phòng, nhưng cũng không quá "hờ hững", "thờ ơ" sẽ giúp bạn nhiều thứ

Vậy thế nào là không quá "vồ vập" nhưng vẫn không quá "hờ hững", "thờ ơ?
 

  • Chủ động tham gia các hoạt động nào có thể: Trong các hoạt động của phòng, hãy hòa đồng, đừng ngại mình là người mới, không dám tham gia các hoạt động ngoại khóa. Theo tôi nhận thấy thì bankers đều là những người rất cởi mở, cở mở với khách hàng, đồng nghiệp và tất nhiên là với cả thực tập sinh (những nam thanh nữ tú). Có thể một số hoạt động các anh/chị cũng "không dám" đặt vấn đề với bạn vì nghĩ bạn không phải là nhân viên. Trường hợp này, cứ nên mạnh dạn đề xuất.
  • Chủ động làm việc, chủ động hỏi: Đừng ngồi một chỗ đọc tài liệu quá lâu, hãy tìm cách hỏi, tất nhiên, phải lựa chỗlựa ngườilựa thời điểm hỏi sao cho "tế nhị" nhất. Đặc biệt, không nên thấy một ai đó dễ tính mà hỏi quá nhiều, hỏi dần dập. Trước khi hỏi nên cố gắng tìm câu trả lời trước, đừng chỉ chăm chăm trông chờ vào người hỏi. Không hỏi khi các anh/chị đang bận, khi hỏi nên tránh hỏi vặn và cần giữ một thái độ đúng mực, không lớn tiếng ....
  • Hoàn thành tốt công việc được giao: Nếu được giao việc, cố gắng hoàn thành tốt, trong quá trình làm, chỗ nào không biết phải hỏi ngay, đặc biệt là những công việc liên quan đến nghiệp vụ, tránh sai sót... Đừng ngại những việc vặt như photo, đánh máy, fax, trực điện thoại .. vì đây là những kỹ năng cơ bản trong công việc sau này.
  • Chủ động dọn dẹp không gian làm việc của riêng bạn: Nếu được thì hãy dọn luôn cho người được phân công kèm bạn (hoặc ngồi cạnh) nếu thấy có thể. Cái này phải quan sát, vì một số trường hợp các bankers không muốn ai động vào giấy tờ của mình. Vì thế hãy xin phép trước khi làm. Nếu họ không có mặt thì chỉ nên xếp lại cho ngăn lắp, sao cho không thay đổi thứ tự tài liệu hoặc không động chạm đến tài liệu cá nhân.
  • Xin ý kiến về công việc cá nhân liên quan: Nếu bạn có công việc được giao cho mình bạn (cv liên quan đến nghiệp vụ một tẹo chẳng hạn), có thể là bạn đã biết cách làm nhưng cũng nên đặt vấn đề xin ý kiến của người hướng dẫn. Đây là một cách khôn ngoan để "lấy lòng" một cách "hợp pháp". Nhưng: Đừng lập đi lập lại với cùng một vấn đề, chắc chắn bạn sẽ bị cáu. Chỉ xin ý kiến lần sau khi bạn thấy vấn đề cần xin ý kiến lần sau theo bạn là khó hơn lần trước; Tất nhiên, đừng xin ý kiến bankers về việc riêng tư cuộc sống của bạn :)
  • Chú ý quan sát: Trong trường hợp mọi cố gắng hòa đồng của các bạn có vẻ như không được đáp lại một cách măn mà lắm, bạn không được tạo điều kiện để thực sự làm việc. Đừng nản, hãy chú ý quan sát những gì bankers làm, cố gắng gắn kết những công việc họ làm với lý thuyết các bạn được học để hiểu vấn đề. Quan sát cũng là một cách học hỏi rất tốt. Chú ý quan sát: tác phong, phong thái làm việc, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp ......
  • ..........................

3. Viết và nhận xét đề tài:

Việc viết và nhận xét đề tài không quá cầu kỳ, tuy nhiên khi viết nên xin ý kiến người hướng dẫn hoặc trưởng phòng. Viết xong nên đưa họ review. Điều này thể hiện sự tôn trọng nhiều hơn. Nó giúp cho bạn và người hướng dẫn cảm thấy gần và hiểu nhau hơn.
Cuối khóa thực tập, các bạn có thể họp nhau lại, mua một chút hoa quả goi là lời chào, lời cảm ơn. Chắc chắn các bạn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp với chúng tôi.

Trên đây là một vài lời khuyên nhỏ, hi vọng sẽ hữu ích với các bạn. Các bạn có thể đóng góp thêm tại topic này để bài viết hoàn thiện.



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024