Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/05/2017 15:05 # 1
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ


BÀI 3: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

I. CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG ĐỌC TÀI LIỆU
(Người học phải trả lời được các câu hỏi sau đây khi đọc tài liệu ở nhà và nghe giảng)

1. Khái niệm vi phạm pháp luật?

2. Nêu và phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật?

3. Ý nghĩa của việc tìm hiểu dấu hiệu của vi phạm pháp luật?

4. Trình bày sự khác biệt giữa trái pháp luật và vi phạm pháp luật?

5. Thế nào là mặt khách quan của vi phạm pháp luật?

6. Trình bày nội dung mối quan hệ nhân quả của hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội?

7. Tại sao “sự thiệt hại” trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật không phải là yếu tố bắt buộc trong mọi cấu thành vi phạm pháp luật?

8. Thế nào là mặt chủ quan của vi phạm pháp luật?

9. Lỗi là gì? Trình bày sự khác nhau giữa các loại lỗi: cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả. (lấy ví dụ minh hoạ)

10. Phân biệt động cơ của vi phạm pháp luật và mục đích của vi phạm pháp luật?

11. Thế nào là chủ thể của vi phạm pháp luật?

12. Thế nào là năng lực trách nhiệm pháp lý? Nêu các yếu tố làm cơ sở cho việc xác định năng lực trách nhiệm pháp lý?

13. Phân biệt năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật và năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật.

14. Thế nào là khách thể của vi phạm pháp luật?

15. Phân biệt khách thể của quan hệ pháp luật và khách thể của vi phạm pháp luật?

16. Trong các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật, hãy nêu các yếu tố có tính chất bắt buộc, mà nếu thiếu yếu tố này thì hành vi không đủ dấu hiệu để bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.

17. Thế nào là trách nhiệm pháp lý?

18. Trình bày đặc điểm của trách nhiệm pháp lý?

19. Tại sao xem vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý là có mối quan hệ nhân quả?

20. Phân biệt các khái niệm: trách nhiệm pháp lý, chế tài và cưỡng chế nhà nước?

21. Trình bày các căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý?

22. Có thể nói Lỗi là thước đo của trách nhiệm pháp lý được không? Vì sao?

23. Thế nào là thời hiệu để truy cứu trách nhiệm pháp lý?

24. Phân loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý?

25. Một vi phạm pháp luật có thể đồng thời vừa chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý không? Tại sao?

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH
(Người học đều phải chuẩn bị trước cho buổi thảo luận nhóm)

1. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật.

2. Mọi biện pháp cưỡng chế Nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lý.

3. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.

4. Những quan điểm tiêu cực của chủ thể vi phạm pháp luật được xem là biểu hiện bên ngoài (mặt khách quan) của vi phạm pháp luật.

5. Hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra đều phải là sự thiệt hại về vật chất.

6. Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật.

7. Chủ thể vi phạm pháp luật có thể đồng thời chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý.

8. Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì không bị xem là có lỗi.

9. Hành vi chưa gây thiệt hại cho xã hội thì chưa bị xem là vi phạm pháp luật.

10. Phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của vi phạm pháp luật.

11. Sự thiệt hại thực tế xảy ra cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật.

12. Một hành vi có thể đồng thời vừa là vi phạm pháp luật hình sự vừa là vi phạm pháp luật hành chính, nhưng không thể đồng thời vừa là vi phạm pháp luật hình sự vừa là vi phạm pháp luật dân sự.

13. Trách nhiệm pháp lý là chế tài.

14. Mọi biện pháp cưỡng chế nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lý và ngược lại.

15. Mọi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.

16. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.

17. Quan điểm tiêu cực của các chủ thể vi phạm pháp luật được xem là biểu hiện bên ngoài (mặt khách quan) của vi phạm pháp luật đó.

18. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thể hiện dưới dạng vật chất.

19. Một vi phạm pháp luật không thể đồng thời gánh chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý.



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024