Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/05/2017 15:05 # 1
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Chủ thể pháp luật chính là chủ thể quan hệ pháp luật và ngược lại.


II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH

1. Chủ thể pháp luật chính là chủ thể quan hệ pháp luật và ngược lại.

2. Những quan hệ pháp luật mà Nhà nước tham gia thì luôn chỉ thể hiện ý chí của Nhà nước.

3. Quan hệ pháp luật luôn phản ánh ý chí của các bên tham gia vào quan hệ.

4. Công dân đương nhiên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.

5. Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.

6. Năng lực pháp luật của mọi cá nhân là như nhau.

7. Năng lực pháp luật của mọi pháp nhân là như nhau.

8. Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý do chủ thể đó tự quy định.

9. Chủ thể không có năng lực hành vi thì không thể tham gia vào quan hệ pháp luật.

10. Năng lực pháp luật của cá nhân phát sinh kể từ khi cá nhân được sinh ra.

11. Khi cá nhân bị hạn chế năng lực pháp luật thì đương nhiên cũng bị hạn chế năng lực hành vi.

12. Năng lực pháp luật của Nhà nước là không thể bị hạn chế.

13. Nội dung của quan hệ pháp luật đồng nhất với năng lực pháp luật vì nó bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý.

14. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể chính là hành vi pháp lý của chủ thể.

15. Khách thể của quan hệ pháp luật là yếu tố thúc đẩy cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật trên thực tế.

16. Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật.

17. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí cá nhân.

18. Năng lực hành vi của mọi cá nhân là như nhau.

19. Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triển của mỗi người và do cá nhân đó tự quy định.

20. Người bị hạn chế năng lực hành vi thì không bị hạn chế năng lực pháp luật.

21. Người bị kết án tù có thời hạn chỉ bị hạn chế năng lực hành vi mà không bị hạn chế năng lực pháp luật.

22. Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế.

23. Năng lực pháp luật có tính giai cấp, còn năng lực hành vi thì không mang tính giai cấp.

24. Người từ đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.

25. Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.

26. Nghĩa vụ pháp lý đồng nhất với hành vi pháp lý của chủ thể.

27. Chủ thể hành vi pháp luật (lý) luôn là chủ thể của quan hệ pháp luật và ngược lại.

28. Năng lực pháp luật của người đã thành niên thì rộng hơn so với người chưa thành niên.

29. Năng lực pháp luật của cá nhân chỉ được quy định trong các văn bản luật.



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024