Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/11/2016 18:11 # 1
binhthuong
Cấp độ: 9 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 47/90 (52%)
Kĩ năng: 13/30 (43%)
Ngày gia nhập: 03/02/2012
Bài gởi: 407
Được cảm ơn: 43
Kiểm tra PC có bị quá nhiệt


Bằng cách sử dụng công cụ Speccy, bạn có thể biết được thông tin từng linh kiện phần cứng máy tính cũng như theo dõi nhiệt độ hiện tại của thành phần đó trong quá trình hoạt động.

Về mặt kỹ thuật, mọi thiết bị điện tử đều tỏa nhiệt trong quá trình hoạt động và hơi nóng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của máy hay thậm chí có thể làm hư mạch điện tử.

Nhiệt độ cao cũng có thể ảnh hưởng đến máy tính và khiến chúng đột ngột tắt hay khởi động lại. Máy quá nóng cũng khiến cho các thành phần linh kiện dễ bị hư hỏng.

Do đó, lời khuyên là bạn nên thường xuyên “để mắt” đến nhiệt độ máy tính trong quá trình hoạt động, đặc biệt là khi bạn cảm thấy chúng quá nóng khi sờ vào thùng máy tính để bàn hay khe tản nhiệt của máy tính xách tay.

 

Giao diện Speccy có đầy đủ thông tin nhiệt độ phần cứng.

Hiện nay, có nhiều phần mềm cung cấp khả năng theo dõi nhiệt độ máy tính và Speccy của hãng Priform là một trong số đó. Phần mềm này có phiên bản miễn phí, phiên bản Pro giá 19,95 USD và cả phiên bản Portable chạy trực tiếp không cần cài đặt.

 

Giao diện chính của Speccy cung cấp nhiều thông tin về cấu hình hệ thống của bạn. Phần nhiệt độ hiển thị dạng chữ màu vàng bên cạnh từng thông tin thành phần như CPU, RAM, bo mạch chủ, HDD...

 

Tùy chọn cho phép chuyển đổi hiển thị nhiệt độ theo độ C hay độ F.

Nếu chọn trình đơn View > Options, bạn có thể chuyển nhiệt độ hiển thị từ độ C (Celsius) sang độ F (Fahrenheit). Bên cạnh đó, trong quá trình chạy, Speccy cũng có tùy chọn cho phép tạo ra một biểu tượng ở khay hệ thống cho phép bạn luôn theo dõi được nhiệt độ khi cần thiết.

 

Nếu thông tin về nhiệt độ chuyển sang hiển thị bằng chữ màu cam thì có nghĩa là hệ thống đang gặp vấn đề. Lúc đó, bạn nên kiểm tra xem thành phần linh kiện nào quá nóng và có cách khắc phục kịp thời.

 

Bài viết




Đừng từ chối nếu bạn vẫn còn cái để cho.


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024