Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
02/08/2016 10:08 # 1
buribaby
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 51/70 (73%)
Kĩ năng: 10/30 (33%)
Ngày gia nhập: 20/04/2016
Bài gởi: 261
Được cảm ơn: 40
Ramen: Món Mì Trứ Danh “Cộp Mác” Xứ Sở Hoa Anh Đào


 Từ những bát mì nuôi sống biết bao con người hậu thời chiến, ramen ngày nay không chỉ nổi tiếng trên toàn nước Nhật, mà còn vươn xa ra ngoài thế giới. Vậy một bát mì ramen được tạo thành từ những yếu tố đặc biệt gì mà lại khiến thực khách "say mê" đến vậy?

 

Nếu như yêu thích nền ẩm thực Nhật Bản thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ lỡ món ăn trứ danh với những sợi mì vàng óng hòa quyện cùng nước súp đậm đà – ramen luôn dễ dàng hấp dẫn bất cứ ai ngay từ lần đâu tiên thưởng thức.

 

giphy

 

Ramen (ラーメン) là món mì nước trứ danh của Nhật Bản. Một bát mì ramen gồm có thịt xá xíu, trứng luộc, măng muối, hành lá, hải sản,… Ramen dễ ăn, không tốn kém mà lại giàu dinh dưỡng, vậy nên từ lâu đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền ẩm thực tinh tế của xứ sở Mặt Trời mọc.

 

maxresdefault (1)

 

Thế nhưng ramen không hoàn toàn xuất phát từ đất nước này, mà lại được du nhập từ Trung Quốc. Trong giai đoạn Nhật Bản mở cửa giao thương, rất nhiều người Hoa Hạ đã đến đây lập nghiệp, mang theo món mì “râu rồng” (mì kéo sợi thường biểu diễn ở các nhà hàng Trung Hoa) đặc trưng của mình vào vùng đất Phù Tang vốn cũng là nơi phát triển nông nghiệp lúa nước. Ramen sau đó được người dân chế biến sao cho phù hợp với khẩu vị và nguyên liệu tại quý quốc, nhưng đến nay, trong các khu phố người Hoa, họ vẫn còn bán món Nakin soba (mì Nam Kinh) – mì sợi ăn kèm với nước xương gà hầm.

 

Rahmen01-01-medium

 

Nhưng vào năm 1940, khi Thế chiến II bùng nổ làm rung chuyển cả một thời đại. Món ăn tưởng như giá cả rất “mềm” này lại bị quên lãng khi ngày càng có nhiều người chết vì đói. Lương thực khan hiếm, không khí u tối chết chóc bao trùm cả đất nước nên chẳng ai còn tâm trí tiêu tiền cho một bữa ăn đường phố xa xỉ.

Khi chiến tranh hoàn toàn chấm dứt, lúa gạo tăng giá nhưng bột mì lại được nhập vào với giá thành cực kì thấp. Chính vì thế mà món mì như ramen lại góp mặt vào bữa ăn chủ yếu của người dân lúc bấy giờ và dần dần trở thành thực phẩm không thể thiếu trong nền ẩm thực xứ sở hoa anh đào.

Ramen của Nhật có gì lạ?

Từ những bát mì nuôi sống biết bao con người hậu thời chiến, ramen ngày nay không chỉ nổi tiếng trên toàn nước Nhật, mà còn vươn xa ra ngoài thế giới. Vậy một bát mì ramen được tạo thành từ những yếu tố đặc biệt gì mà lại khiến thực khách “say mê” đến vậy?

Nước dùng:

Điểm khác biệt giữa mì Trung Hoa và mì ramen chính là ở nước dùng. Nước dùng của mì Trung Hoa có thể được sử dụng để nấu các món mì khác, thậm chí cả hoành thánh, sủi cảo,… nhưng nước dùng của ramen thì chỉ được nấu riêng cho ramen.

 

Nước dùng ramen chính là linh hồn của bát mì, càng thơm ngon và đậm đà bao nhiêu thì lại càng làm say lòng các thực khách bấy nhiêu.

Nước dùng ramen chính là linh hồn của bát mì, càng thơm ngon và đậm đà bao nhiêu thì lại càng làm say lòng các thực khách bấy nhiêu.

 

Nước dùng ramen là sự hòa quyện tinh tế giữa dashi (nước hầm) cùng tare (nước cốt). Dashi chế biến nhờ vào xương gà hoặc heo, hầm chung với nấm rơm kèm theo hành tây, còn Tare được kết hợp từ muối, cá bào, rong biển khô, cá khô, tương đậu nành miso và nước tương.

 

ramen

 

Ramen có đến 5 kiểu nước dùng khác nhau, gồm có các loại điển hình: Shio ramen (mì muối), Shouyu ramen (mì nước tương), Miso ramen (mì tương đậu nành), Tonkotsu ramen (mì xương heo) và Gyokai ramen (mì hải sản).

Sợi mì:

Ăn ramen thì tất nhiên không thể thiếu mì – nguyên liệu mà vốn được chia ra làm nhiều loại khác nhau dựa trên độ lớn của từng sợi, lượng nước để nhào bột cũng như màu sắc đậm nhạt. Ngoài ra, tùy vào từng khu vực địa phương mà sợi mì có thể mang nhiều hình dáng khác nhau, như to hoặc nhỏ, dày hoặc mảnh, tròn hoặc vuông…

 

Bowl of Noodles with Chopsticks

 

Thực khách còn có thể dựa vào kiểu dáng của sợi mì mà lựa chọn nước dung sao cho phù hợp. Ví dụ, một bát mì có nước dùng nhạt và “mỡ màng” như Tonkotsu ramen thì sẽ được ăn kèm với sợi mì cực mỏng để có thể thưởng thức được hương vị thơm béo từ xương heo, còn nước dùng đậm đà của Shio ramen thì phải được ăn kèm với sợi mì to bản hơn.

 

Tonkotsu ramen ăn kèm với sợi mì mỏng.

Tonkotsu ramen ăn kèm với sợi mì mỏng.

 

Topping (Món ăn kèm):

So với thời chiến thì ngày nay, một bát ramen tiêu chuẩn còn phải có thêm topping ăn kèm, giúp gia tăng sự ngon miệng cho món ăn. Topping càng đặc biệt và bắt mắt bao nhiêu thì lại càng giúp tăng thêm “sức quyến rũ” cho bát mì bấy nhiêu.

 

Topping ramen thường bao gồm: xá xíu, hành lá xắt nhuyễn, gừng, tỏi, trứng luộc, giá đỗ, măng muối, thịt heo kho, rong biển khô, chả cá, bắp, bơ, hải sản…
Topping ramen thường bao gồm: xá xíu, hành lá xắt nhuyễn, gừng, tỏi, trứng luộc, giá đỗ, măng muối, thịt heo kho, rong biển khô, chả cá, bắp, bơ, hải sản…

 

Ăn ramen ở đâu mới “chất”?

Hầu như mỗi vùng của Nhật Bản đều có hương vị ramen đặc trưng cho riêng mình, nhưng có một điều không thể phủ nhận là tại bất cứ nơi đâu thì ramen cũng luôn nhận được sự yêu mến không ngừng từ các thực khách, ở cả trong và ngoài nước.

Một số vùng nổi tiếng với món mì ramen:

Sapporo (Hokkaido) là nơi khai sinh ra món Miso ramen nổi tiếng khắp Nhật Bản. Vào những dịp đông về, một bát mì ramen nóng hổi nghi ngút khói luôn là liệu pháp cực hay để xua tan cái lạnh rét mướt ở khu vực Sapporo.

 

Miso ramen ở Saporo nổi tiếng nhờ vào sự kết hợp tuyệt vời giữa sườn cốt lết nướng và chút gừng tỏi rắc bên trên.
Miso ramen ở Saporo nổi tiếng nhờ vào sự kết hợp tuyệt vời giữa sườn cốt lết nướng và chút gừng tỏi rắc bên trên.

 

Khởi nguồn là nơi du nhập ramen, Yokohama (Kanagawa) cũng không hề kém cạnh với các vùng khác, thậm chí nơi đây còn xây dựng cả một bảo tàng ramen khổng lồ.

 

Một bát ramen tiêu chuẩn theo phong cách Yokohama là phải có đủ các nguyên liệu như: xá xíu, bó xôi luộc, rong biển khô và trứng luộc lòng đào.
Một bát ramen tiêu chuẩn theo phong cách Yokohama là phải có đủ các nguyên liệu như: xá xíu, bó xôi luộc, rong biển khô và trứng luộc lòng đào.

 

Còn nhắc đến món mì có hương vị mặn mà như Shio ramen thì người ta sẽ nghĩ ngay đến Hakodate (Hokkaido). Dù ngày nay Shio ramen đã bị biến tấu thành nhiều thể loại khác nhau, nhưng ở Hakodate thì vẫn giữ nguyên được kiểu cách truyền thống.

 

Phủ lên trên sợi mì vàng óng và nước dùng trong vắt là từng miếng thịt xá xíu đi kèm những lát măng muối trông vô cùng ngon mắt.
Phủ lên trên sợi mì vàng óng và nước dùng trong vắt là từng miếng thịt xá xíu đi kèm những lát măng muối trông vô cùng ngon mắt.

 

Trở thành xu hướng:

 

ramen-line

 

Qua biết bao năm tháng thăng trầm, ramen ngày nay đã thực sự trở thành món ăn không thể thiếu đối với người Nhật Bản. Nhiều thực khách còn biến việc thưởng thức ramen trở thành một thú vui tao nhã khi họ chấp nhận xếp một hàng dài trong vài giờ chỉ để ăn một bát ramen cho thỏa cơn “thèm”.

 

ramen-stand

 

Những tiệm ramen bên đường cũng trở thành nơi tụ họp phổ biến của nhiều tầng lớp – từ thế hệ trẻ cho đến các bậc trung niên. Sau một ngày vất vả thì việc hẹn nhau ở hàng mì quen thuộc để thưởng thức ngay món ăn đã bám sâu vào huyết mạch của con người nơi đây, bên cạnh tiếng húp mì xì xụp, âm thanh khi dụng cụ nấu mì lanh canh chạm vào nhau cũng như từng buổi trò chuyện rôm rả từ thực khách có lẽ đã trở thành một biểu tượng văn hóa độc đáo, tồn tại qua năm tháng ở xứ sở Phù Tang.

Nguồn: fufufu.vn




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024