Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/06/2016 11:06 # 1
buribaby
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 51/70 (73%)
Kĩ năng: 10/30 (33%)
Ngày gia nhập: 20/04/2016
Bài gởi: 261
Được cảm ơn: 40
Karate - Tinh hoa của nghệ thuật chiến đấu Nhật Bản


Khi đến Nhật Bản, các bạn dễ dàng nhận ra một điều là Karate được dạy ở mọi nơi, cho mọi đối tượng. Từ lớn đến bé, từ già đến trẻ, đàn ônghay phụ nữ, học sinh hay công chức,… bất kì ai, nếu thích, đều dễ dàng tham gia một câu lạc bộ Karate. Dù trong thời đại súng ống qua mặt gươm đao, lời nói đả kích nhiều hơn nắm đấm thì Karate vẫn là một dòng chảy xuyên suốt đất nước mặt trời mọc. Đó không chỉ là một môn võ tự vệ mà còn là tinh túy của văn hóa, triết học, nhân học và thiền học Nhật Bản. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi: “Tại sao lại là Karate?”

 

Lịch sử hình thành

 

Có nhiều giả thuyết về sự hình thành Karate nhưng rõ ràng vàcó cơ sở vững chắc nhất là giả thuyết được ghi trong Từ điển Bách khoa toàn thư Nhật Bản: Karate được hình thành bởi những người nhà Đường đầu tiên đặt chân lên Okinawa.

 

Ngược dòng lịch sử một chút, vào khoảng năm 755-763, lúc này là loạn An Lộc Sơn ở Trung Quốc (các bạn có thể lên Wiki search từ khóa "Loạn An Sử" để hiểu về cuộc nổi loạn này). Cuộc nội chiến làm dân chúng bị giết hại vô số. Thống kê dân số Trung Quốc trước cuộc nội chiến là 53 triệu và khi cuộc nội chiến kết thúc, số người còn sống chỉ còn 17 triệu. Trong thời loạn lạc đó, không nơi nào là không bị tàn phá, kể cả Thiếu Lâm Tự. Và Karate cũng bắt đầu từ đây. Nhiều nhà sư đã tẩu tán trong thời gian này, qua những vùng đất khác mà hiện nay là Hàn Quốc, Nhật Bản, và một số nước thuộc vùng Đông - Đông Nam Á với hi vọng truyền thụ lại tinh hoa võ thuật Thiếu Lâm.

 

Một nhóm người đã đến Okinawa (đảo lớn nhất trong quần đảo Ryukyu). Lúc này Okinawa vẫn còn là một đảo hoang, ít dân và thuộc sở hữu của chính quyền Trung Quốc. Những võ tăng Thiếu Lâm đã kết hợp võ thuật Trung Hoa với môn võ tự vệ của người dân Okinawa, tạo thành loại quyền pháp mới có tên là Totei, Tangsho (Đường thủ) hay cái tên thông dụng hơn là Okinawa-te (đòn tay của người Okinawa).

 

Một võ sinh Okinawa-te giao đấu với một Samurai.Một võ sinh Okinawa-te giao đấu với một Samurai.

 

Đến khoảng năm 1960 thì môn võ này được gọi là Karate vì Tangsho nghe giống võ Tàu. Và khi Karate chính thức được du nhập vào Nhật Bản thì người ta thêm chữ DO ngoài sau, nghĩa là “Đạo” (giống trà đạo, kiếm đạo).

 

Sự phát triển của Karate

 

Karate bắt nguồn từ võ thuật Trung Quốc nhưng nó đã được thay đổi rất nhiều để phù hợp với người dân và tình hình của Okinawa. Đến khoảngthế kỉ 17-18, người Nhật đánh chiếm Okinawa, cũng là lúc Karate được biến hóa nhiều nhất. Đảo Okinawa lúc này đã thuộc về Nhật Bản và để giữ gìn an ninh, trong mỗi làng ở Okinawa chỉ có một con dao do một lính Nhật giữ. Người nào muốn sử dụng thì phải đi mượn nhưng cũng rất hạn chế và có kiểm soát. Để tự vệ, người Okinawa chỉ còn cách sử dụng chính cơ thể mình. Vũ khí của Karate cũng là dạng biến thể từ các nông cụ hàng ngày.

 

Được sinh ra trong thời loạn lạc nên Karate tự bản thân nó là một loại vũ khí chiến đấu. Nguyên thủy, Karate gồm hai dòng là Shyorei-Ryuvà Shorin-Ryu. Shyorei-Ryu là dòng Karate dành cho nam giới với các đòn cương mãnh, còn Shorin-Ryu với các đòn nhu, hay còn gọi là cầm nã thủ, được dạy cho phụ nữ, người già và những người có thể trạng yếu. Dù phân chia thế nào thì đặc trưng của Karate vẫn là các động tác chiến đấu có mục tiêu là những yếu huyệt của cơ thể. Đòn thế của Karate cũng được đơn giản hóa rất nhiều để tiết kiệm sức lực cho người đánh, để hạ gục địch thủ chỉ trong một, hai đòn đánh, và đặc biệt, Karate chú trọng vào khả năng chiến đấu theo nhóm. Nguyên do của những biến hóa này là vì người Okinawa rất ít, trong khi đối thủ của họ là các Samurai vừa đông lại được trang bị tận răng. Trước kẻ địch có đầy đủ vũ khí, người Okinawaphải kết liễu đối thủ cực nhanh và có thể bảo vệ lẫn nhau để bảo toàn nhân số. Cũng từ đó mà người ta biết đến Karate với nhận định: “Một Karateka (người học Karate) có thể không đánh lại một người học môn võ khác nhưng mười Karateka chắc chắn đánh lại mười võ sinh môn phái khác, hoặc hơn.” Bởi tính chiến đấu cực cao mà trong một thời gian rất dài, Karate chỉ được truyền dạy một cách hạn chế. Chỉ những người có nhân cách tốt mới được học.

 

Sân tập Okinawa-te ở đền Shuri.Sân tập Okinawa-te ở đền Shuri.

 

Sau khi du nhập vào Nhật Bản (thế kỉ 18-19), Karate phát triển theo một hướng khác. Shyorei-Ryu bị mai một dần và bị tách ra nhiều hệ phái khác nhau bởi các đòn thế của dòng Karate này quá hiểm độc, không phù hợp với mục đích thể thao. Chỉ có Shorin-Ryu vẫn còn tồn tại, không phải vì đòn thế của dòng Karate này không nguy hiểm mà vì nó phù hợp với mục đích tự vệ hơn. Cần phải nói thêm là Karate du nhập vào Nhật Bản một phần vì người Okinawa muốn phát triển Karate rộng rãi, một phần vì muốn làm hòa với chính quyền Nhật Bản nên Karate mới phải phát triển theo hướng thể thao.

 

Từ lúc Karate vào Nhật Bản, nó được biến đổi thêm một lần nữa để trở thành một môn thể thao cho đến ngày nay. Trong thời gian này, Karate là khởi nguồn cho sự hình thành các môn võ khác như Judo, Aikido. Tuy vậy, với những bậc thầy Karate, họ kiên quyết giữ tinh thần của Karate nguyên thủy. Do đó, ngoài các lưu phái Karate thể thao (ví dụ như Shotokan), ngày nay vẫn còn nhiều lưu phái tuân thủ theo nguyên tắc của Karate nguyên thủy để đảm bảo tính chiến đấu (ví dụ như Kyokushin, Wado-Ryu, Goju-Ryu, Shorin-Ryu…).

 

Tinh hoa thiền học trong Karate

 

Khi nói đến một danh sư trong võ học, người ta cũng nghĩ đến một thiền giả. Chính sự nhập thiền, tự lắng nghe chính mình, đã giúp cho người luyện võ tìm ra yếu tố "định" trong trong trận đấu. Bằng sự tĩnh tâm, người ta có thể thông suốt bản thân, hiểu rõ sự biến hóa của vạn vật. Tâm lặng như nước hồ thu cho phép người võ sĩ "định" được trong lúc tĩnh và "định"cả được trong lúc động. Yếu tố "định" đó đã góp phần làm cả thế giới biết đến cái gọi là "Tinh thần võ sĩ đạo" của người Nhật.

 

Thiền định là bài học căn bản của Karate.Thiền định là bài học căn bản của Karate.

 

Không chỉ "Định" trong tinh thần mà người ta còn "định" trong cơthể. Một trục thẳng đứng tưởng tượng chia cắt cơ thể người võ sĩ thành hai phầnđối xứng bằng nhau. Mọi sự di chuyển, mọi đòn đánh đều từ trục "định"này. Cũng từ trục "định", người võ sĩ có thể tính toán từng đòn đánh của bản thân lẫn đối thủ. Trục "định" cho phép người võ sĩ xuất đòn linh hoạt, chớp nhoáng và chính xác trong khi bản thân không di động.

 

Thần khí đến từ sự tĩnh lặng trong tâm hồn và cả thể xác của người võ sư làm kẻ địch e dè chứ không phải những đòn thế múa may, nhún nhảy bởi cái "thần" đó là sự kết hợp hài hòa giữa ý chí, thể xác và tâm hồn. Người ta ví sự tĩnh lặng này như một vòng tròn. Vòng tròn đó sẽ thật sự tròn nếu người vẽ ra nó có một tâm hồn không bị xôn xao, lung lạc.

 

Vòng tròn chỉ thật sự tròn khi tâm hồn hoàn toàn tĩnh lặng.Vòng tròn chỉ thật sự tròn khi tâm hồn hoàn toàn tĩnh lặng.

 

Sự kết hợp hài hòa giữa công và thủ phù hợp với yếu tố Thái Cực trong triết học phương Đông. Trong mỗi bài quyền, mỗi đòn thế của Karate đều tuân theo quy tắc Thái Cực (Taikyoku). Trong sự phòng thủ là tiềm ẩn khả năng tấn công và trong mỗi đòn tấn công là một thế thủ không có kẻ hở. Trong mỗi bước tiến là sự chuẩn bị để thoái lui và mỗi lần thoái lui sẽ khởi động cho một bước tiến khác. Có lên có xuống, có tiến có lùi, có công có thủ là chìa khóa để hoàn thiện Karate.

 

Và điều quan trọng nhất là Karate đến từ cuộc sống bởi nó là một nhu cầu. Karate hiện hữu ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống của con người Nhật Bản. Karate hiện ra trong cách họ hít thở, trong cách họ làm việc, quét dọn, lau chùi,… họ tập luyện mọi lúc, mọi nơi, với tinh thần học hỏi không ngừng nghỉ.

 

Vũ khí của Karate

 

Như đã nói ở trên, Karate sử dụng vũ khí chính là bản thân người học. Bên cạnh đó là những thứ vũ khí biến thể từ các nông cụ sử dụng hàng ngày.

  • Tonfa- xuất thân từ tay cầm của chiếc cối xay thời xưa
  • Nunchaku (Nhị khúc) - xuất thân từ hai miếng gỗ kẹp bó lúa cho dễ đập.
  • Sai - xuất thân từ cây sắt để xiên thịt, cá.

Ngoài ra còn có gậy gỗ, phi tiêu làm từ sắt vụn.

 

Một cảnh giao đấu bằng Tonfa.Một cảnh giao đấu bằng Tonfa.

 

Karate không dùng kiếm. Các vũ khí của Karate cho người sử dụng khả năng phòng thủ tốt trước các vũ khí của Samurai và thuận tiện cho việc áp sát để tấn công hơn là đánh ở khoảng cách xa. Chỉ những ai sử dụng thành thạo vũ khí mới được coi là đã được học Karate.

 

Karate hiện đại

 

Người có công mang Karate vào Nhật Bản là Funakoshi Gichin. Funakoshi Gichin sinh năm 1868 và mất năm 1957 tại Okinawa. Ông là người khai sinh ra hệ phái Shotokan và được coi như cha đẻ của Karate hiện đại.

 

Funakoshi Gichin - Tổ sư Karate hiện đại.Funakoshi Gichin - Tổ sư Karate hiện đại.

 

Thuở thiếu thời,Funakoshi đã tỏ ra là một người có năng khiếu về võ học, ông đã được học rất nhiều môn võ truyền thống và đều là một học trò xuất sắc. Người thầy đầu tiên dẫn dắt ông trên con đường Karate đó là võ sư Anko Azato, một bậc thầy về Karate và Kendo cổ xưa.

  • Năm 1902, ông chính thức thành lập hệ phái Shotokan và phát triển rộng khắp Okinawa.
  • Năm 1922, Shotokan chính thức được đưa vào Nhật và thu hút rất nhiều người tập luyện.
  • Năm 1936, Đạo đường của Shotokan được chính thức dựng lên tại Tokyo.

Ngày nay, Shotokan đã phát triển rộng khắp trên thế giới và là hệ phái hùng mạnh nhất trong các hệ phái của Karate. Karate Shotakan nói riêng và Karate thể thao nói chung đều được giảm bớt tính chiến đấu. Các trận đấu đều có giáp bảo hộ và thi đấu theo nguyên tác bán va chạm (đánh tới giáp để có điểm là dừng đòn). Tuy vậy, Karate hiện đại vẫn tiếp thu những tinh hoa cốt lõi của Karate để bảo tồn và phát triển.

 

Hai mươi điều dưới đây của Funakoshi đều được giảng dạy ở hầu hết võ đường Karate vì đó không chỉ là quy tắc về võ thuật mà còn là cách sống của một võ sinh Karate.

  1. Karate bắt đầu bằng Lễ và kết thúc cũng bằng Lễ. 
  2. Karate không ra đòn trước.
  3. Karate phải giữ Nghĩa.
  4. Biết mình rồi mới biết người.
  5. Kĩ thuật không bằng Tâm thuật.
  6. Để tinh thần thoải mái.
  7. Khinh suất thì rắc rối.
  8. Không chỉ trong võ đường mới có Karate.
  9. Rèn luyện Karate là cả đời.
  10. Mọi thứ đều là Karate.
  11. Karate cũng như nước nóng, không hâm nó sẽ nguội.
  12. Nghĩ đừng bại thay vì thắng.
  13. Bản thân là tùy vào đối phương.
  14. Kết quả tùy vào khả năng kiểm soát.
  15. Chân tay cũng là kiếm.
  16. Ra khỏi nhà là có cả triệu địch thủ.
  17. Càng tập phải càng tự nhiên.
  18. Tập quyền thật chuẩn nhưng thực chiến thì hãy quên đi.
  19. Kiểm soát độ nhanh chậm, nặng nhẹ.
  20. Luôn chính chắn khi dụng võ.

Karate nguyên thủy

 

Khác vơi Karate hiện đại mang tính thể thao, Karate nguyên thủy mang tính chiến đấu cao hơn. Trong trận đấu của các lưu phái Karate nguyên thủy, đấu thủ không mang gang tay, không có đồ bảo hộ và các đòn đánh đều là đánh thật, được phát lực tối đa. Luật thi đấu chỉ cấm đánh vào hạ bộ và lưng, còn lại thì không giới hạn điểm đánh. Ở một số nơi, người ta hạn chế thêm các đòn đánh mặt, ví dụ như không được đấm, chỏ trực diện vào mặt. Các lưu phái bảo tồn và phát triển Karate nguyên thủy có thể kể đến là Kyokushin, Goju-Ryu và Shorin-Ryu. Trong đó, Kyokushin là lưu phái Karate nguyên thủy lớn nhất và đậm tính chiến đấu nhất. 

 

Người sáng lập Kyokushin là Matsutatsu Oyama. Ông được biết đến như một huyền thoại Karate, không chỉ bởi ông đã chặt gãy sừng của 47 con bò, mà vì ông dành hết thời gian đời mình cho Karate. Trong suốt cuộc đời, ông chưa bao giờ từ chối một trận đấu nào. Đối với ông, "trái tim" của Karate chính là chiến đấu. Do đó, dù ra đời trong thế kỉ 20 nhưng Kyokushin vẫn giữ nguyên tính chất của Karate nguyên thủy. Tinh thần của ông được xem như kim chỉ nam cho tất cả môn sinh Kyokushin trên toàn thế giới.

 

Masutatsu Oyama - Tổ sư Kyokushin.Masutatsu Oyama - Tổ sư Kyokushin.

 

Mang trong mình một phần lịch sử, là tinh hoa của thiền học, là hiện thân của con người và hàng trăm năm văn hóa Nhật Bản, Karate chính là viên ngọc của đất nước này. Ngày nay, Karate đã vượt ra khỏi biên giới Nhật Bản để đi bất cứ đâu trên thế giới, góp phần mang tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật truyền bá năm châu. 

Nguồn: sưu tầm




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024