Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/05/2016 14:05 # 1
quocchau
Cấp độ: 9 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 53/90 (59%)
Kĩ năng: 9/10 (90%)
Ngày gia nhập: 20/09/2011
Bài gởi: 413
Được cảm ơn: 9
Những cách tăng tốc máy tính chạy Windows 10


Máy tính chạy hệ điều hành Windows 10 của bạn có thể sẽ chạy nhanh hơn khi tắt một số thiết lập không cần thiết của hệ thống, cũng như tắt các phần mềm chạy cùng Windows lúc khởi động. Bên cạnh đó, hệ thống cũng sẽ đưa ra các đề nghị tối ưu chính nó khi bạn chạy các công cụ hỗ trợ có sẵn.

. Vô hiệu hóa các chương trình khởi động cùng hệ thống

Một lý do để bạn cảm thấy máy tính chạy Windows 10 chậm chạp là do có quá nhiều chương trình đang chạy nền. Có thể là một ứng dụng không bao giờ sử dụng hoặc hiếm khi sử dụng. Bạn hãy ngừng hoạt động của chúng để máy tính chạy trơn tru hơn.
Bạn hãy bắt đầu việc này với cửa sổ Task Manager bằng cách bấm tổ hợp 3 phím Crl + Shift + Esc (hoặc bấm chuột phải lên thanh Taskbar rồi chọn Task Manager). Nếu thấy xuất hiện ở một cửa sổ thu nhỏ, bạn hãy bấm nút More Details ở góc dưới bên phải của cửa sổ. Có rất nhiều thứ có thể làm với cửa sổ Task Manager, tuy nhiên bạn chỉ cần tập trung vào thẻ Startup, nơi có các thành phần chạy nền không cần thiết lúc khởi động máy tính.

Khi bấm thẻ Startup, bạn sẽ thấy một danh sách các chương trình và dịch vụ khởi động cùng Windows. Để tắt một dịch vụ, bạn bấm chuột phải vào nó rồi chọn Disable. Việc này chỉ có hiệu lực khi bạn khởi động lại máy tính. Về sau, nếu bạn muốn nó chạy trở lại lúc khởi động, thì mở lại thẻ Startup rồi bấm chuột phải vào nó và chọn Enable.

Task Manager cũng giúp bạn có được thông tin về các chương trình quen thuộc. Bạn bấm chuột phải vào một mục và chọn Properties để biết thông tin về một chương trình nào đó. Bạn sẽ biết được vị trí nó lưu trên ổ cứng và các thông tin khác, như số phiên bản, kích thước tập tin và lần cuối cùng nó được sửa đổi.

Ngoài ra, bạn có thể nhấn chuột phải vào mục đó và chọn Open file location để mở thư mục chứa nó bằng chương trình File Explorer.

Cuối cùng và cũng là cách hữu ích nhất, bạn có thể chọn Search online sau khi nhấn chuột phải. Ngay lập tức, công cụ tìm kiếm Bing sẽ khởi động và hiển thị các liên kết đến các trang web cung cấp thông tin về ứng dụng mà bạn đang tìm hiểu.

. Vô hiệu hóa hình ảnh động và hiệu ứng hình ảnh

Windows 10 có một số hình ảnh động và các hiệu ứng. Đối với các máy tính đủ mạnh, việc này không ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất. Tuy nhiên, những máy tính có cấu hình yếu thì có thể làm máy chạy chậmhơn. Để tắt nó, trong hộp tìm kiếm của Windows 10, bạn gõ sysdm.cpl rồi bấm phím Enter; trong cửa sổ System properties hiện ra, bạn bấm vào thẻ Advanced, rồi bấm vào nút Settings trong phần Performance. Ở cửa sổ Performance Options hiện ra, bạn sẽ thấy một danh sách các hình ảnh động và các hiệu ứng đặc biệt. Bạn hãy tìm hiểu kỹ và tùy chỉnh những tùy chọn này, chúng là những hiệu ứng đặc biệt, gồm: Animate controls and elements inside windows; Animate windows when minimizing and maximizing; Animations in the taskbar; Fade or slide menus into view; Fade or slide ToolTips into view; Fade out menu items after clicking; Show shadows under windows...

Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện dễ dàng hơn bằng cách bấm chọn hàng chữ Adjust for best performance ở trên cùng của cửa sổ, rồi bấm nút OK. Windows 10 sau đó sẽ tắt các hiệu ứng làm chậm hệ thống của bạn.

. Khởi chạy Windows Troubleshooter


Windows 10 có một công cụ ít được người dùng biết đến nhưng thật hữu ích trong việc tìm ra các vấn đề và giải quyết chúng để cải thiện hiệu suất. Để khởi động nó, bạn gõ Troubleshooting vào hộp tìm kiếm rồi bấm vào Troubleshooting Control Panel.
Sau đó, bạn vào Run maintenance tasks trong phần System and Security. Trong cửa sổ Troubleshoot and help prevent computer problems hiện ra, bạn bấm nút Next. Việc khắc phục sự cố sẽ tìm ra các tập tin và phím tắt bạn không sử dụng, xác định các vấn đề đang xảy ra trên máy tính. Khi thực hiện, nếu bạn thấy thông báo Try troubleshooting as an administrator, thì hãy bấm vào nó.

. Nhận trợ giúp từ Performance Monitor

Một công cụ khác trong Windows 10 là Performance Monitor sẽ tạo ra một báo cáo hiệu suất chi tiết về máy tính của bạn, các vấn đề về hiệu suất và gợi ý sữa chữa.
Để nhận được báo cáo, bạn gõ Perfmon /Report vào khung search rồi bấm phím Enter. Cửa sổ Resource and Performance Monitor hiện ra sẽ thể hiện các thông tin về máy tính của bạn. Trước đó, nó thông báo rằng, sẽ mất 60 giây chờ đợi, nhưng thực tế bạn phải mất vài phút để.

Sau đó, bạn vào phần cảnh báo, chọn chi tiết về những vấn đề lớn (chẳng hạn như các vấn đề về Windows, trình điều khiển...) để biết cách sữa chữa từng vấn đề. Chẳng hạn, làm thế nào để bật một thiết bị đã bị vô hiệu hóa.
Thật đáng giá nếu bạn di chuyển xuống Resource Overview, tại đây bạn sẽ tìm thấy một phân tích cụ thể về CPU, mạng, ổ đĩa và bộ nhớ. Mỗi kết quả là một màu, với ý nghĩa màu xanh lá cây không có vấn đề, vấn đề tiềm năng ở màu vàng, và màu đỏ là có vấn đề.

Ngoài ra, tổng quan về tài nguyên cũng được báo cáo với số liệu hiệu suất và giải thích chi tiết. Chẳng hạn, đối với các CPU, nó thể hiện màu xanh lá cây và sử dụng 21%, trong mục Details là Normal CPU load; hoặc bộ nhớ hiển thị màu vàng, với 83% sử dụng và trong mục Details là 699 MB Available. Dựa vào những gì đã thấy, bạn có thể muốn làm một cái gì đó, chẳng hạn như thêm bộ nhớ RAM.

. Loại bỏ Bloatware

Đôi khi yếu tố lớn nhất làm chậm máy tính không phải là do Windows 10, mà nằm ở Bloatware hoặc phần mềm quảng cáo chiếm CPU và tài nguyên hệ thống. Phần mềm quảng cao và Bloatware thường hoạt động ngầm trong hệ thống. Bạn sẽ ngạc nhiên khi tốc độ xử lý của máy tính nhanh hơn nếu đã loại trừ được Bloatware và phần mềm quảng cáo.
Trước tiên, bạn hãy chạy một phần mềm bảo mật để tìm phần mềm quảng cáo và phần mềm độc hại. Nếu đã cài một antivirus như Norton Security hoặc McAfree LiveSafe, bạn có thể sử dụng nó. Bạn cũng có thể sử dụng Windows Defender được tích hợp sẵn trong Windows 10. Nó sẽ tự động tìm kiếm phần mềm độc hại và loại bỏ khi tìm thấy.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024