Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/04/2015 15:04 # 1
Nguyenthitham
Cấp độ: 12 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 104/120 (87%)
Kĩ năng: 52/70 (74%)
Ngày gia nhập: 17/09/2013
Bài gởi: 764
Được cảm ơn: 262
Phòng bệnh và xử trí say nắng, say nóng


Bệnh lý thân nhiệt là loại bệnh lý có thể phòng ngừa được trên thế giới, đặc biệt những vùng có nhiệt độ cao. Hai bệnh lý thân nhiệt chính, sốc nhiệt (heat stroke) và lả nhiệt (heat exhaustion).

Lả nhiệt hay say nóng là bệnh lý nhiệt hay gặp nhất do suy chức năng kiểm soát nhiệt từ nhẹ tới vừa thường kèm theo tăng nhiệt độ không khí và/hoặc kèm theo gắng sức thể lực dẫn tới mất muối và nước. Có thể diễn biến thành sốc nhiệt.

Sốc nhiệt hay say nắng(heat stroke) là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường > 40 độ, thường kèm theo đáp ứng viêm hệthống dẫn tới tổn thương cơ quan đích cùng với tổn thương thần kinh, và tình trạng bí mồ hôi (anhidrosis).

Tổn thương do nhiệt: Khi nhiệt độ tăng cao quá mức tế bào có thể chịu đựng dẫn tới thoái hoá protein. Từ đó gây thiếu máu, thiếu oxy, nội độc tố, cytoxin viêm. Những trường hợp có nồng độprotein này thấp đều dễ bị tổn thương nhiệt như tuổi cao, mất thích nghi khí hậu hoặc đa gen.

Đáp ứng viêm: Sau khi bị stress nhiệt, sản sinh ra nhiều chất trung gian của đáp ứng viêm nhằm bảo vệ và sửa chữa tổn thương. Những cytokine và interlerkin tạo ra sốt, trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận. Những sản phẩm trung gian này làm tăng tính thấm thành ruột dẫn tới tạo các nội  độc tố. Chúng kết hợp lại làm suy giảm khả năng  điều hoà nhiệt và phòng ngừa tụt HA, tăng nhiệt độ.

Dịch tễ: Tỉ lệ tử vong liên quan tới nhiệt tuỳ thuộc vào vị trí địa lý, phong tục tập quán, tập hành hương. Nguy cơ tử vong tuỳ thuộc vào nhiệt độ, thời gian phơi nhiễm, sự thích nghi khí hậu. Tuổi cao hoặc trẻ sơ sinh nguy cơ cao khi nhiệt độ môi trường thay đổi.

Triệu chứng lâm sàng

Tiền sử: Tăng thân nhiệt và hậu quả xảy ra sau khi phơi nhiễm với nhiệt trong đó cơ chế điều hoà nhiệt bị quá tải bởi môi trường nóng và giảm khả năng thải nhiệt.

Lả nhiệt

- Triệu chứng thường không điển hình, đôi khi kín đáo lúc khởi phát, những triệu chứng này giống nhiễm virus, mệt mỏi, yếu cơ, suy nhược.

- Nôn và buôn nôn, đau đầu và đau cơ, hoa mắt, đau cơ và chuột rút.

- Thường nhiệt độ> 37 độ, < 40 độ.

Sốc nhiệt

- Có những triệu chứng của lả nhiệt.

- Triệu chứng kinh  điển là tăng thân nhiệt > 40  độvà suy chức năng thần kinh xảy ra đột ngột ở 80% các trường hợp.

- Triệu chứng có thể kín đáo gồm giảm khả năng đánh giá, cử chỉ kỳ cục, ảo giác, thay đổi ý thức, lẫn lộn, mất định hướng và hôn mê, co giật.

- Bệnh nhân có thể vã mồ hôi, mặc dù ko ra mồ hôi là triệu chứng kinh điển nhưng chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn.

Một số yếu tố nguy cơ

Béo phì, kiệt muối nước, sống một mình, tuổi quá cao hoặc quá nhỏ.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm não, sốt rét, viêm màng não, nhiễm trùng máu, sốt virus…

Xét nghiệm cận lâm sàng

Xét nghiệm máu, Chụp CT sọ não: Đánh giá phù não và chảy máu não.

Điều trị say nắng, say nóng

Ngoài bệnh viện

Làm mát ngay tức thì và hỗ trợ suy chức năng cơ quan.

Đưa người bệnh ra khỏi môi trường nóng, cởi bỏ quần áo, chuyển tới nơi bóng râm, lên xe mát hay nhà lạnh.

Làm mát tức thì bằng bất kỳ phương tiện gì sẵn có nhưng chuyển ngay vào viện nếu nghi ngờ sốc nhiệt:

Áp nước ấm trên người bệnh nhân sau đó dùng quạt để tăng quá trình bốc hơi.

Áp gói nước đá lên người bn vùng cổ, nách, bẹn.

- Chuyển người bệnh bằng xe điều hoà hoặc mở cửa sổ.

- Tất cảngười bệnh sốc nhiệt đều phải cho vào viện theo dõi

Biến chứng

- Sốc nhiệt có thể gây biến chứng cho tất cảcác cơ quan trừ tuỵ.

- Tụt huyết áp, phù phổi, suy thận, rối loạn điện giải, rối loạn đông máu, co giật, suy gan.

Phòng ngừa

Mặc quần áo thoáng, dễ bay hơi nước, không hấp thụ nhiệt, hạn chế làm việc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, uống đủ nước và điện giải.

nguồn  Cẩm nang Truyền thông Y học BV Bạch Mai




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024