Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/03/2015 14:03 # 1
Nguyenthitham
Cấp độ: 12 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 104/120 (87%)
Kĩ năng: 52/70 (74%)
Ngày gia nhập: 17/09/2013
Bài gởi: 764
Được cảm ơn: 262
Bệnh phụ khoa và các nguyên nhân gây bệnh


Bệnh phụ khoa là các bệnh viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục nữ, bao gồm các cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và các sơ quan sinh dục trên (tử cung, vòi trứng, buồng trứng). Trong cuộc đời người phụ nữ ít ai có thể tránh được viêm nhiễm phụ khoa, chỉ có thể là bị ít hay nhiều.

Nguyên nhân gây bệnh có thể là nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, nấm, vi trùng, vi rút, hoặc đồng thời cả 3–4 tác nhân cùng một lúc. Bình thường có rất nhiều nấm, vi trùng, ký sinh trùng sống trong âm đạo, có loại có hại, có loại có ích và chúng ức chế lẫn nhau tạo sự cân bằng. Khi vì lý do nào đó sự cân bằng bị phá vỡ, vi khuẩn có hại bùng phát quá mức sẽ gây bệnh.

Đường sinh dục có nhiều nếp nhăn, ngóc ngách dễ làm ứ đọng các chất dịch, âm đạo thường xuyên tiết ra dịch làm ẩm ướt, tạo kiều kiện cho vi khuẩn nấm có hại phát triển. Kinh nguyệt, nạo hút thai, có nhiều máu, sản dịch cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển thuận lợi. Hơn nữa, đường sinh dục thông vào ổ bụng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển lên tử cung, gây viêm tử cung, vòi trứng, phúc mạc. Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể trở thành mãn tính, để lại các di trứng như viêm nhiễm vòi trứng, vô sinh, thai ngoài tử cung, sảy thai, đẻ non. Ở Việt nam tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa ở độ tuổi sinh sản là tương đối cao.

 Do đó khám phụ khoa là một phần khám bệnh quan trọng đối với phụ nữ, nhất là nhưng người đã có gia đình. Qua việc thăm khám phụ khoa, người phụ nữ sẽ được khám kiểm tra cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trên (tử cung, tai vòi và buồng trứng). 

Theo khuyến cáo của chương trình chăm sóc sức khỏe thì nên đi khám kiểm tra định kỳ mỗi sáu tháng đến một năm. Qua chương trình khám định kỳ này, Bs sẽ khám để phát hiện tình trạng viên nhiễm, các khối u của tử cung, buồng trứng và làm các xét nghiệm trong đó có phết tế bào cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung. 

Từ việc khám phụ khoa, Bs có thể phát hiện các dị dạng đường sinh dục có thể ảnh hưởng tới khả năng có thai (như tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn), các rối loạn của chức năng của buồng trứng…

 

 

 

nguồn   Benh.vn




 
Các thành viên đã Thank Nguyenthitham vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024