Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/02/2015 22:02 # 1
Nghiem_huyen
Cấp độ: 15 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 21/150 (14%)
Kĩ năng: 55/90 (61%)
Ngày gia nhập: 05/11/2012
Bài gởi: 1071
Được cảm ơn: 415
PHƯƠNG PHÁP MÔ TẢ CÂY THUỐC


1. MỤC TIÊU HỌC TẬP

 
Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:
- Mô tả được một cây thuốc bằng văn viết, hình vẽ và ảnh chụp, dựa trên các đặc điểm của cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

2. MẪU VẬT VÀ DỤNG CỤ

 
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu
 

3. NỘI DUNG THỰC TẬP

 

3.1. Mô tả bằng văn viết

Thực hành mô tả cây thuốc:
* Mô tả một mẫu cây thuốc bố trí trong phòng thí nghiệm theo ba “qui tắc mô tả cây" trong Khung 3.
Khung 3. Qui tắc mô tả cây thuốc
1. Rõ ràng.
2. Mô tả từ tổng quát đến chi tiết, từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong.
3. Bắt đầu câu văn bằng chủ đề cần mô tả.
Bản mô tả cây cần ngắn và logic. Ngắn có nghĩa là loại bỏ tất cả các từ không cần thiết mà vẫn rõ nghĩa. Logic nghĩa là phải mô tả từ tổng quát đến chi tiết các bộ phận, bắt đầu từ dưới và kết thúc ở trên cùng của bộ phận cần mô tả, từ ngoài vào trong. Như vậy, với một cây cần mô tả theo thứ tự rễ -> thân -> lá -> hoa -> quả -> hạt, đối với hoa cần mô tả cụm hoa -> hoa (cuống -> đế -> đài -> tràng -> bộ nhị -> bộ nhuỵ); với lá cây cần mô tả cuống -> phiến (gốc -> mép -> ngọn); vv.
Cấu trúc thường gặp của một câu văn mô tả là:
Chủ đề cần mô tả [số lượng, hình dáng, kích thước, bề mặt, màu sắc, phẩm chất, mùi, vị, các đặc điểm cần chú ý khác]
Cần lưu ý là không phải tất cả các bộ phận cần mô tả đều có đầy đủ các nội dung trên. Ví dụ cành cây, lá cây, vv. không thể nêu số lượng.
Ví dụ một đoạn văn mô tả cây không đúng qui tắc:
“…Đây là cây dây leo. Hạt có màu đỏ và lá có lông ở mặt dưới và mặt trên màu xanh, trong khi đó có 10 nhị đính trên họng tràng màu xanh. Không có lá kèm, nhưng có 5 đài hoa, các cánh đài này có ngọn nhọn hoắt và vỏ cây có màu nâu. Cây bụi này sống lâu năm và có lá khía răng cưa và thuôn đều, gốc lá nhọn…
Bản mô tả này còn rất sơ sài, không thể đủ dữ liệu để xác định đến loài.
Tuy nhiên, với các dữ liệu sẵn có, đoạn văn mô tả này có thể được sửa lại đúng qui tắc như sau:
“Cây bụi leo. Vỏ màu nâu. Lá thuôn đều, gốc lá nhọn, mép lá khía răng cưa, mặt trên màu xanh, mặt dưới phủ lông tơ. Lá kèm không có. Đài 5, nhọn. Tràng màu xanh. Nhị 10, đính trên họng tràng. Áo hạt màu đỏ.”
Có hai cách mô tả: (i) Mô tả phân tích: Mô tả tất cả những gì chúng ta thấy, thường áp dụng khi ta chưa quen biết cây cần mô tả, đặc biệt đối với các nhà phân loại nghiệp dư, (ii) mô tả chẩn đoán: Chỉ mô tả các đặc điểm đặc biệt để phân biệt được loài (hay bậc phân loại) này với loài (hay bậc phân loại) khác, thường áp dụng khi phân loại một nhóm cây cùng bậc phân loại (họ, chi, loài).
Trong mô tả cây thuốc, thường áp dụng phương pháp mô tả phân tích, tạo ra một bản mô tả phải đầy đủ (các bộ phận) và chi tiết để có đủ thông tin phân biệt và xác định đến loài (xem ví dụ mô tả).

3.2. Mô tả bằng hình vẽ

* Mô tả bằng hình vẽ một cành (phác hoạ), một lá (vẽ chi tiết) và phân tích hoa (xem bài phân tích hoa) theo cách sau :

3.2.1. Phác hoạ

Chỉ vẽ thể hiện không gian 2 chiều, chỉ sử dụng đường bao và các đường nét chính bên trong của bộ phận cần vẽ. Bản vẽ cho thấy hình dáng chung của bộ phận cần mô tả.
Cách thực hiện: Cố định bộ phận cần vẽ theo hướng mô tả được rõ nhất các bộ phận của chúng, ở chỗ có nguồn sáng đầy đủ. Vẽ bằng bút chì đen. Để bản vẽ giống, cần tuân theo hình dáng, tỷ lệ của vật cần vẽ.

3.2.2. Vẽ chi tiết

Là cách vẽ thể hiện không gian 3 chiều bằng cách đánh bóng các vị trí khuất sáng của vật cần vẽ. Bản vẽ giống như vật cần mô tả.
Cách thực hiện: Sau khi vẽ phác, có thể đánh bóng các hình vẽ này bằng cách chấm hay dùng đường vạch với mật độ khác nhau để thể hiện các vị trí khuất sáng của vật 

3.2.3. Chú thích bản vẽ

Một bản vẽ cần có chú thích, trong đó giải thích chủ đề và các bộ phận chi tiết muốn thể hiện (Hình 39 trang 62).

3.3. Mô tả bằng ảnh chụp

* Mô tả bằng ảnh chụp một cành mang lá và một phận chi tiết của hoa theo cách sau:

3.3.1. Mô tả hình dáng chung của cây

Là chụp một bức ảnh cây thuốc có nhiều bộ phận, thường được áp dụng để chụp một cây, cành mang lá, một cụm hoa, vv.
Cách thực hiện:
Chụp hình dáng chung của một cây: Đứng cách cây cần chụp ở khoảng cách hợp lý sao cho cây cần chụp thể hiện hết trên ống kính. Cần xác định nguồn sáng, thường là mặt trời, đến từ hướng nào để quyết định hướng chụp. Không nên chụp ngược sáng, nghĩa là cây cần chụp nằm ở giữa người và nguồn sáng.
Nên chụp xuôi sáng, nghĩa là người chụp và nguồn sáng nằm về một phía so với cây cần chụp, hay chếch sáng. Chụp chếch sáng thường cho bức ảnh có chiều sâu và rõ ràng (Hình 40). Tuỳ theo hình dạng cây, có thể chụp theo kiểu chân dung (portrait) hay kiểu phong cảnh (landscape).
Chụp một cành mang lá: Cố định cành lá cần chụp ở nơi có nguồn sáng đầy đủ, theo hướng tự nhiên (xuôi hay ngược tuỳ loài), phía sau cần đặt phông để tránh nhiễu thông tin trong ảnh chụp. Khoảng cách chụp tuỳ thuộc độ lớn của cành mang lá, sao cho chủ đề cần chụp đầy trên khuôn hình.

3.3.2. Mô tả một chi tiết một bộ phận (chụp đặc tả)

Là chụp một bức ảnh chỉ thể hiện một chủ đề, ở cự li gần. Thường được áp dụng để mô tả các bộ phận có kích thước nhỏ như một bông hoa, nhị hoa, gân lá, lá kèm, vv.
Cách thực hiện :
Chụp qua kính lúp soi nổi : Lắp hệ thống chụp ảnh vào kính lúp soi nổi.
Có thể sử dụng máy ảnh cơ hay máy ảnh kỹ thuật số. Đặt bộ phận cần chụp trên một đĩa petri để có thể xoay các hướng một cách dễ dàng. Soi và chọn hướng thể hiện bộ phận cần chụp rõ nhất và bấm máy. Để bức ảnh có chiều sâu, cần điều chỉnh ánh sáng nhân tạo, như bóng đèn, ở các góc xiên so với bộ phận cần chụp.
Có thể thể hiện kích thước của vật cần chụp bằng cách đặt một tờ giấy ô li, có kích thước đến milimet, lên trên đĩa petri, sau đó đặt vật cần chụp lên tờ giấy này.
Chụp bằng máy ảnh cơ học có ống nối : Lắp ống nối vào máy cơ, ở giữa thân máy và ống kính. Tuỳ thuộc kích thước bộ phận cần chụp mà nối các đoạn ống với nhau thích hợp. Các bộ phận cần chụp càng nhỏ thì ống nối càng được kéo dài hơn. Cố định máy ảnh vào chân máy. Đặt vật cần chụp trên phông có màu sao cho vật đó tương phản với phông chụp rõ nhất. Cần đặt một thước, chia độ đến milimet, bên cạnh vật cần chụp. Điều chỉnh độ nét của máy sao cho bộ phận cần chụp hiện rõ nhất. Bấm máy một cách nhẹ nhàng để tránh rung máy.
Tốt hơn là dùng dây bấm máy kéo dài.
Ví dụ mô tả cây thuốc

1. Mô tả bằng văn viết theo phương pháp mô tả phân tích

 

2. Mô tả bằng hình vẽ theo phương pháp mô tả phân tích

 

3. Mô tả bằng ảnh chụp đặc tả

Nguồn: duoclieu.org

 
 
 


              Nghiêm huyền-khoa Dược-PECer

                      face Nghiêm Thị Huyền

            HỌC TỐT <> MƠ NHIỀU <> YÊU  ĐẮM

TÔI CẦN CÓ 1 ƯỚC MƠ THẬT LỚN,NẾU KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ CHƯA SỐNG ĐỦ

Chuẩn bị đầy đủ để chạy đua trong cuộc chiến tri thức và bản lĩnh ngành Dược Việt Nam


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024