Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/12/2012 12:12 # 1
nhokqngajhotboy
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 1/100 (1%)
Kĩ năng: 0/90 (0%)
Ngày gia nhập: 02/10/2011
Bài gởi: 451
Được cảm ơn: 360
Câu hỏi và trả lời kết cấu thép đặc biệt


Câu hỏi và trả lời kết cấu thép đặc biệt
Câu 1: Đặc điểm làm việc của kết cấu thép bản. Thiết lập công thức tính toán kết cấu thép bản theo lý thuyết phi mô men.
a. Đặc điểm làm việc của kết cấu thép bản.
 Điều kiện làm việc khác nhau: 
- Chôn ngầm hoặc trên mặt đất.
- Áp lực bên trong hoặc chân không.
- Tác động của nhiệt độ.
- Ăn mòn của môi trường trong hoặc ngoài.
- Chịu tải trọng tĩnh hoặc động.
 Thường phải kín (Nên dùng liên kết hàn).
 Thường xuyên làm việc ở trạng thái ứng suất gần tối đa (Nên giảm hệ số điều kiện làm việc xuống 0,8).
 Vật liệu sử dụng:
- Khi t < 4mm, thép cán nguội dạng cuộn.
- Khi t = 4 ~ 10mm, dùng thép cuộn cán nóng
- Ống dẫn nước chính, bể chứa chuyên dụng, vỏ lò luyện kim, vỏ lò đốt nóng khí có quy định dùng thép riêng.
- Bể chứa các chất lỏng ăn mòn được làm bằng hợp kim nhôm hoặc mặt ngoài bằng thép thường, mặt trong phủ kim loại không gỉ.
b. Thiết lập công thức tính toán kết cấu thép bản theo lý thuyết phi mô men.
 Mục tiêu: xác định σ1 và σ2.
Yêu cầu: 

- Để xác định σ1, ta cắt vỏ theo phương mặt phẳng vuông góc với trục (trên biên của mặt cắt, σ1 là không đổi): 

Hoặc:

- Để xác định σ2, ta phải trích một phần tử có kích cỡ dS1 dS2 để xem xét.
- Chiếu hệ lực lên phương pháp tuyến:

- Từ đó ta xác định được mối quan hệ giữa p với σ1 và σ2 (phương trình Laplace):

- Thay vào ta có:

- Vỏ cầu, R1 = R2 = r:

- Vỏ nón, R1 = ¥:

ri – Bán kính mặt cắt ngang.
β - Góc của đường sinh với trục quay.

Câu 2: Cấu tạo của đáy, mái và thân bể chứa hình trụ đứng
 Cấu tạo đáy bể.
 Chiều dày đáy bể.
• Lấy theo cấu tạo khi hàn và chống ăn mòn.

• Chiều dày nhỏ nhất tmin:
tmin = 4mm (khi V ≤ 1000m3).
tmin = 5mm (khi V > 1000m3).
tmin = 6mm (khi Dđáy > 25m).
• Khi V ≥ 2000m3 chiều dày tấm biên lớn hơn tấm giữa 1 ~ 2 mm.
 Chia tấm đáy bể.
• Nguyên tắc: Chia thành từng dải, các dải được cuộn lại tại nhà máy, vận chuyển đến công trường, trải ra và được hàn ráp nối.
• Bề rộng dải lấy theo mô đun của thép tấm.
• Mỗi dải lại được nối bằng nhiều tấm thép đơn, có chiều dài theo mô đun thép tấm. Các tấm phải được hàn đối đầu.
• Các dải được hàn nối tại công trường nên dùng đường hàn đối đầu. Các dải chờm lên nhau từ 30 ~ 60mm.
• Chú ý trình tự hàn.
• Vành biên đáy bể cần chuyển liên kết hàn chồng thành đối đầu để thân bể áp sát được vào toàn bộ đáy bể.
 Đường kính đáy bể lớn hơn đường kính thân bể khoảng 100mm.
 Cấu tạo thân bể.
 Nguyên tắc: Chia thân bể thành các dải nằm ngang, các dải nên được cuộn trước ở nhà máy. Khi chiều dày dải lớn hơn 17mm, không cuộn được, thì mới phải để nguyên tấm mang đến công trường hàn nối.

 Chiều dày tối thiểu của thân bể tmin = 4mm.
 Chủ yếu hàn ngoài bể. Hàn trong bể chỉ mang tính chất định vị thi công (dài 100mm, cách nhau 300mm).
 Có thể gia cường thân bể bằng thép sợi cường độ cao, băng thép hoặc bể 2 lớp.
 Cấu tạo mái bể.
 Gồm: Mái nón, mái treo, mái cầu, mái trụ cầu.
 Mái nón: V ≤ 5000m3. 
• Độ dốc i = 1 / 20.
• Cột trung tâm bằng thép ống hoặc thép góc.
• Chia thành nhiều tấm mái, mỗi tấm mái gồm sườn bằng thép I hoặc C, và bản thép dày 2,5 ~ 3 mm.


 Mái treo: V ≤ 5000m3. 
• Không có sườn.
• Mái treo chỉ chịu kéo, không mô men.
• Tấm biên mỏng hơn tấm giữa.
• Kinh tế hơn mái nón 10 ~ 15%.
 Mái cầu: V > 5000m3 hoặc áp lực dư lớn.
• Kết cấu cu pôn sườn vòng. 
 Mái trụ cầu: Áp lực dư lớn.

đã up đến câu 23 cho mọi người cùng tham khảo. Do minh covert từ bài giảng của thầy nên phông lỗi một chút mọi người thông cảm.

 thank

PHẦN CÂU HỎI:

PHẦN TRẢ LỜI:     PASS:  FDTU



Thông tin liên hệ nhokqngajhotboy 
yahoo: luuanhtin24011993
mail: 
 luuanhtin2401@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024