Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
26/01/2015 16:01 # 1
tranminhdathao
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 76/130 (58%)
Kĩ năng: 58/80 (72%)
Ngày gia nhập: 01/11/2012
Bài gởi: 856
Được cảm ơn: 338
7 Vấn Đề Bạn Sẽ Ít Gặp Khi Vào Học Đại Học


Khi còn học trung học, ắt hẳn sẽ có một số vấn đề làm bạn khó xử và đau đầu. Tuy nhiên, bạn có thể tránh xa những vấn đề khó xử này đến khi đã trở thành một sinh viên. Trường đại học với bạn sẽ là một thế giới hoàn toàn mới. Và sẽ có một vài vấn đề khó chịu bạn sẽ không còn phải lo lắng nữa khi đã bước chân vào trường đại học. 
 
1. Không được là chính mình
 
Ở mọi lứa tuổi, mọi người thường có những chuẩn mực nhất định về đạo đức, hành vi cũng như trang phục, kiểu tóc và các học sinh trung học thường rất coi trọng vấn đề này. Tuy nhiên, khi đã trở thành sinh viên, bạn có thể tự do và làm mọi điều mình muốn. Ở trường đại học, bạn sẽ được là chính mình thay vì cố gắng theo đuổi những xu hướng thời trang mới nhất hoặc hành động giống như mọi người. Bạn có thể theo đuổi phong cách thời trang tomboy, unisex, học hát và chơi một nhạc cụ mà bạn đã dự định từ lâu. Có rất nhiều nhóm bạn khác nhau để bạn lựa chọn, kết bạn và chia sẻ sở thích, niềm đam mê chung. 
 
7 vấn đề bạn sẽ ít gặp khi vào học đại học 1
 
2. Dậy sớm
 
Nếu bạn ghét thức dậy vào lúc sáu giờ sáng, bạn không bao giờ phải làm điều đó một lần nữa. Bạn có thể lập thời khóa biểu của riêng bạn trong trường đại học, điều đó có nghĩa rằng bạn có thể chọn những tiết học bắt đầu vào lúc 9h sáng, 2h chiều, thậm chí 6h tối. Bằng cách lựa chọn lịch trình phù hợp, bạn sẽ không buồn ngủ và ngủ gục trên bàn của bạn.
 
3. Không có nhiều bạn bè trong lớp
 
Khi còn học trung học, bạn không có nhiều bạn bè? Bởi bạn có thể sắp xếp thời khóa biểu riêng của mình trong trường đại học, nên bạn có thể chọn học cùng lớp với những bạn bè thân của mình. Bạn có thể tham gia các khóa học với nhau, hoặc ít nhất là hẹn với bạn bè thân của mình khi các bạn cùng rảnh. Bạn có thể trò chuyện và dành nhiều thời gian cho các bạn thân của mình. 
 
4. Không có nhiều câu lạc bộ
 
Có rất ít hoạt động ngoại khóa ở trường trung học, vì vậy bạn không quan tâm lắm tới những hoạt động này? Khi bạn bước chân vào cổng trường đại học thì mọi chuyện hoàn toàn khác. Sẽ có hàng chục hoặc nhiều hơn các câu lạc bộ để bạn đăng ký tham gia tùy theo khả năng và sở thích của bạn. Bạn cũng có thể thành lập một câu lạc bộ về một lĩnh vực mà bạn quan tâm. 
 
5. Bị gọi phát biểu hoặc kiểm tra bài cũ
 
Nếu bạn không thích thậm chí sợ hãi việc bị gọi lên phát biểu hoặc kiểm tra bài cũ. Vấn đề này sẽ kết thúc khi bạn bước chân vào giảng đường đại học. Giảng viên sẽ rất ít khi gọi sinh viên lên phát biểu. Và bạn sẽ không cảm thấy lo lắng khi bị gọi tên một cách ngẫu nhiên và cảm thấy xấu hổ trước cả lớp. 
 
6. Không được sử dụng máy vi tính
 
7 vấn đề bạn sẽ ít gặp khi vào học đại học 2
 
Nếu khi còn là học sinh trung học, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, buồn bã khi không được cha mẹ cho phép sử dụng máy tính vì họ lo máy vi tính có thể làm ảnh hưởng đến việc học của bạn. Tuy nhiên, việc sử dụng máy vi tính lại hoàn toàn được khuyến khích khi bạn đã học đại học. Khi bạn học đại học hầu hết các bài tập lớn, bài tập tiểu luận đều được đánh máy trên máy vi tính thay vì viết tay. Nếu bạn yêu thích và muốn sử dụng các thiết bị điện tử, bạn sẽ có cơ hội sử dụng chúng khi bạn là một sinh viên.  
 
7. Phụ thuộc vào cha mẹ
 
Bạn không thích và sợ hãi khi phải xin phép cha mẹ khi đi ra ngoài với bạn bè? Bạn buồn bã khi phải xin tiền bố mẹ? Vấn đề này sẽ kết thúc khi bạn đi học đại học. Khi trở thành sinh viên, bạn sẽ được tự do hơn với các hoạt động học tập, vui chơi của bản thân. Với khả năng và sự chăm chỉ, bạn hoàn toàn có thể tìm một công việc làm thêm để đỡ đần thậm chí không phải phụ thuộc vào cha mẹ. 

 

                                                                                               Theo Quỳnh Trang - Trí Thức Trẻ 




 
Các thành viên đã Thank tranminhdathao vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024