Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
06/01/2015 22:01 # 1
ngottuongvy
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 12/50 (24%)
Ngày gia nhập: 01/11/2012
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 112
Làm sao để loại bỏ thói quen trì hoãn ?


Theo tôi, đây là ”căn bệnh” phổ biến nhất của đa số mọi người, thuộc mọi lĩnh vực. Nguy hại hơn, nó được coi là kẻ thù số 1 đối với thành công và hạnh phúc của bạn bởi nó ngăn cản bạn hành động mục tiêu, dấn thân vào những việc quan trọng.

 

Làm sao để loại bỏ thói quen trì hoãn ?

 

 

Một số người thường đợi đến khi gần hết thời gian hoàn thành dự án mới ’cuống cuồng’ làm việc. Theo Joseph Ferrari-Giáo sư tâm lý học tại Đại học Depaul, sự trì hoãn trong công việc thường xuất phát từ sự lười biếng hơn là không có khả năng. Một nhân viên được đánh giá là lười biếng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

 

Vậy làm thế nào để loại bỏ được căn bệnh cố hữu này ?

 

Trước khi cùng các bạn tìm ra lời giải cho câu hỏi trên, chúng ta nên tìm hiểu những nguyên nhân gây ra thói quen đó.

Tại sao chúng ta trì hoãn ?

1. Chưa có hứng

Bạn không thích làm việc đó. Tâm trạng bạn không thoải mái, cảm xúc của bạn đang rối bời.

2. Câu cửa miệng :” đợi 1 lúc nữa rồi làm”

” 5p nữa mình dậy”, “xem nốt bộ phim rồi đi học”, ” còn mấy phút nữa mới đến giờ đi học”, “ngủ thêm chút nữa đã”, “mai rồi làm nốt”, “tuần sau mới thi, chơi nốt hôm nay đã”,….

Bạn thử thống kê xem, 1 ngày bạn đã nói bao nhiêu câu đại loại như trên, và đã bao nhiêu lần bạn không hoàn thành đúng thời gian cũng như khối lượng công việc, lượng bài tập được giao. Và 1 ngày bạn đã trì hoãn bao nhiêu lần ?

3. Không có mục tiêu rõ ràng

Bạn làm sao có thể xắn tay vào làm 1 kế hoạch, 1 dự án,.. khi chưa có 1 mục tiêu rõ ràng.

4. Bạn luôn nghĩ là nó dễ, chỉ cần sờ vào là xong 

Bạn nghĩ công việc đó không phức tạp lắm, nhưng khi bắt tay vào, bạn mới nhận ra cần phải nỗ lực nhiều hơn bạn tưởng. Vậy tại sao không trì hoãn nó lại nhỉ?

5. Bạn có cảm giác mình bị ép buộc phải làm việc gì đó

Khi bạn có cảm giác mình phải làm việc đó, bạn sẽ không muốn làm nó và sự hưng phấn trong bạn sẽ bị giảm sút đi.

6.Không rõ công việc mình phải làm là gì

Rốt cuộc thì bạn cũng đã bắt tay vào việc, nhưng nhiệm vụ được giao quá mơ hồ, mù mờ. Khi đó, bạn khó có thể tìm được lý do tích cực để tiếp tục công việc.

7. Luôn nói rằng :” việc đó khó, mình không làm được”

Chỉ cần nói rằng mình không làm được, thì chỉ việc nghĩ đến nó thôi bạn đã thấy e dè chứ đừng nói đến làm nó. Phải không nào?

8. Cầu toàn

“Tôi chẳng có kỹ năng cũng như phương tiện phù hợp để làm việc này hoàn hảo nhất. Vì thế, tôi chẳng muốn làm chút nào”.

Khi bạn đã mắc căn bệnh đó, thì bạn có cả hàng tá lý do khác để trì hoãn công việc.

Khi bạn bắt đầu làm 1 công việc. Nhất là lúc vẫn còn thời gian cho bạn thực hiện nhiệm vụ và quyết định đó, bạn dễ dàng quay trở lại trạng thái này cho đến lúc “ nước đến chân” thì tình trạng trì hoãn trong bạn mới bắt đầu kết thúc. Sự trì hoãn này kéo theo hàng loạt vấn đề như cảm giác tồi tệ khi bạn không thể kiểm soát được tình hình và bạn không có đủ thời gian để sáng tạo nên những gì hay ho cho kế hoạch, nhiệm vụ hay công việc đó bởi lúc này thời gian không còn nhiều nữa rồi. Nghe quen lắm đúng không các bạn?

RẤT MAY LÀ CÓ NHỮNG KỸ THUẬT ĐỂ BẠN VƯỢT QUA TÌNH TRẠNG TRÌ HOÃN NÀY

 

Làm sao để loại bỏ thói quen trì hoãn ?

1. Tự quản lý thời gian

Tự quản lý thời gian là cách để bạn loại bỏ sự trì hoãn. Hãy phân chia ra những khoảng thời gian nhỏ cho từng công việc mà bạn cần thực hiện và nhiệt tình hoàn thành công việc đó trong khoảng thời gian bạn đã đề ra.

Phương pháp của tôi là luôn lập ra 1 list kế hoạch làm cho 1 ngày, khi làm xong có thể gạch chân nó đi. Bạn lập càng chi tiết càng tốt, tôi tin là bạn lập danh sách kế hoạch đó và nghiêm khắc thực hiện theo nó, bạn sẽ thấy bạn sử dụng thời gian 1 cách hiệu quả thế nào.

2. Đặt ra những mục tiêu nhỏ, thực hiện từng bước nhỏ.

Cách thức hiệu quả để tránh trì hoãn là đưa ra những mục tiêu nhỏ nhưng rõ ràng và tạo được sự hưng phấn tinh thần. Sự hưng phấn tinh thần là những cảm hứng từ bên trong con người bạn. Thay vì đưa ra mục đích quá lớn thì hãy nghĩ đến mục tiêu thực tế. Đặt kế hoạch để đạt được các mục tiêu. Đừng đặt ra quá nhiều mục đích, bạn sẽ đánh mất tầm nhìn về những thứ quan trọng nhất.

Khi hoàn thành một mục tiêu hãy tự chúc mừng. Hãy nói rằng, “tôi có khả năng”. Tự khen mình về những gì bạn đã hoàn thành. Đừng tự lên án mình!

3. Lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
Nếu bạn không biết cách sắp xếp, tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ, có khả năng rất cao là bạn đang tự chống lại thành công của mình và trở thành người trì hoãn.

Sắp xếp có trật tự giống như việc quản lý các danh sách. Bạn không thể làm việc hiệu quả trên một đống giấy tờ lộn xộn. Bạn phải có phương pháp.

Hãy bắt đầu khẳng định, “Tôi có khả năng tổ chức. Tổ chức cuộc sống là việc dễ dàng”. Cách bạn sống và cách bạn làm việc thường có mối tương quan trực tiếp với mẫu người mà bạn muốn trở thành!

4. Loại bỏ tính xao lãng

Tính xao lãng làm cho bạn không thoát ra được sự trì hoãn. Nếu bạn có nhiều điều xao lãng trong cuộc sống, phần lớn thời gian của bạn sẽ trôi qua một cách vô ích.

Loại bỏ sự xao lãng sẽ cho bạn một kinh nghiệm trực tiếp về sự từ bỏ. Khi bạn từ bỏ xao lãng, bạn đang sống trong thời điểm hiện tại. Nếu không có kỹ năng này bạn sẽ để mọi thứ cho gió cuốn đi và mọi thứ sẽ diễn ra ngoài tầm kiểm soát của bạn!

Theo nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Mỹ, thì công nghệ hay những trang mạng xã hội như Facebook là nguyên nhân chính gây ra sự xao lãng, cũng như mất tập trung vào công việc. Bạn hãy tập bỏ dần thói quen chat chit, tán gẫu hay đọc những tin tức không cần thiết. Bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để làm công việc của bản thân.

Bước 5 : Vượt qua trạng thái “ĐẦY LỰA CHỌN”

Bây giờ tôi nói tới nguyên nhân nhiều người có nhất khi trì hoãn công việc gì đó – trạng thái “ĐẦY LỰA CHỌN”. Nếu bạn như những người khác, được thúc đẩy bỏi những lựa chọn, sau đó bạn dễ trì hoãn công việc bạn đang làm nếu có việc gì khác đến với bạn. Trên thực tế, bạn càng không đặt ra quy tắc cho bản thân mình bao nhiêu, bạn càng dễ bị ảnh hưởng bởi trạng thái “Trì hoãn trước nhiều lựa chọn”. Bạn sẽ nhận ra trạng thái này khi sức ì trong bạn được tạo ra bởi bạn miễn cưỡng đưa ra lựa chọn.
Đầu tiên bạn cố gắng xem mình có đang bị rơi trong tình trạng “ĐẦY LỰA CHỌN” không
Xem xét tiêu chuẩn của từng lựa chọn bạn đang phải đối mặt.

Bước 6:  Nghĩ đến việc mình sẽ được phần thưởng

Phần thưởng là cái mà bạn nhận được từ sự can đảm. Phần thưởng là cái bạn mường tượng trong tương lai.

Khi bạn có ý thức về phần thưởng, bạn chắc chắn sẽ có phần thưởng. Nếu phần thưởng đủ lớn và bạn đủ nhiệt huyết để tìm kiếm nó, có khả năng rất cao là bạn sẽ chiến thắng được sự trì hoãn để đạt được phần thưởng. Và bạn hoàn toàn xứng đáng để nhận được phần thưởng này!

 

Làm sao để loại bỏ thói quen trì hoãn ?

 

 

Trên là 6 bước loại bỏ sự trì hoãn của cá nhân tôi, và tôi đã thành công khi chữa khỏi căn bệnh cố hữu đó. Còn bạn, bạn có rút ra được bài học gì từ những điều trên không.

Cuộc sống tự do, hạnh phúc sẽ đến với bạn, chúc các bạn học được điều gì bổ ích từ những gì tôi đã chia sẻ trên.

Nguồn: dinhtrongtrang.com



( ^^ ) Khi ta muốn, ta sẽ tìm cách. 

       Khi ta không muốn, ta tìm lý do! :]]]]


 
Các thành viên đã Thank ngottuongvy vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024