Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/11/2014 23:11 # 1
ngottuongvy
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 12/50 (24%)
Ngày gia nhập: 01/11/2012
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 112
10 thói quen khiến bạn thông minh hơn mỗi ngày


Có thể bạn tin rằng thí thông minh hình thành cố định khi bạn còn trẻ và nó sẽ không thể thay đổi sau đó. Nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu tin như vậy thì bạn đã sai lầm. Cách chúng ta làm mọi việc và những thứ chúng ta tiếp nhận vào não bộ hàng ngày có thể phát triển tinh thần và trí thông minh một cách đáng kể.

Điều đó có nghĩa là bạn có thể quay trở lại trường học hoặc tìm đọc những cuốn sách dày cộp, nhưng để trở nên thông minh hơn không có nghĩa là bạn cần phải có một sự cam kết rất lớn rằng mình sẽ dành nhiều thời gian và công sức cho việc này.

Một câu hỏi lớn “Chúng ta sẽ làm những việc nhỏ gì để trở nên thông minh hơn mỗi ngày?”. Dưới đây là 10 ý tưởng mà bạn hoàn toàn có thể làm hàng ngày?

1. Sử dụng thời gian online một cách thông minh

Thời gian online không có nghĩa là chỉ lướt các trang mạng xã hội hay nhìn ngắm những bức ảnh. Các trang mạng là một nguồn tài nguyên tuyệt vời để học tập, chẳng hạn như các khóa học online, các bài nói hấp dẫn trên TED, và rất nhiều công cụ khác. Thay thế một vài phút vào các việc lãng phí trên mạng với các nguồn thông tin bổ dưỡng là một gợi ý đáng để bạn cân nhắc.

2. Viết ra những điều bạn học

Điều đó không có nghĩa là bạn phải viết tốt hoặc viết được dài. Bạn hoàn toàn có thể xây dựng thói quen này bằng việc dành ra một vài phút nhìn nhận lại những gì mình đã học mỗi ngày khiến bộ não mình thông minh hơn. “Viết khoảng 400 từ một ngày về những gì mình đã học được”, đó là gợi ý của giáo viên dạy Yoga Claudia Azula Altucher. Mike Xie, nghiên cứu tại khoa sinh học Bayside cũng đưa ra lời khuyên tương tự.

3. Tạo ra danh sách những thứ bạn đã hoàn thành

Một phần lớn tạo ra trí thông minh, đó là sự tự tin và hạnh phúc. Vì thế hãy tạm dừng danh sách những việc bạn chưa hoàn thành mà thay vào đó hãy viết ra tất cả những gì bạn đã làm được. “Hãy tạo ra danh sách liệt kê tất cả những thứ bạn đã hoàn thành”, đó là gợi ý của Marc Andreessen, một trong những người nổi tiếng nhất thung lũng Silicon.

4. Tìm kiếm những trò chơi và câu đố

Những trò chơi và câu đó có thể không thú vị, nhưng lại là một cách tuyệt vời để bộ não của bạn làm việc. Chơi những trò chơi đó mà không cần sự trợ giúp từ gợi ý hoặc những cuốn sách. Chẳng hạn như bắc cầu, đánh cờ, chơi tàu chiến,..

5. Có những người bạn thông minh

Cách nhanh nhất để học hỏi là hãy để được vây quanh bản thân những người thông minh hơn bạn. Saurabh Shah, một quản lí tại ban giao hưởng Teleca có viết “Hãy duy trì một công ti thông minh, và hãy luôn nhớ rằng trí thông minh IQ của bạn được tính trung bình bởi 5 người bạn tiếp xúc nhiều nhất”.

“Hãy để được vây quanh bản thân những người thông minh. Tôi luôn cố gắng dành thời gian có thể với người lãnh đạo của tôi. Vì khi đó, tôi không bao giờ gặp phải vấn đề thông thường, luôn luôn có nhiều thứ mà tôi chưa được học cũng như lúc nào tôi cũng khiêm tốn và sẵn sàng học hỏi”, Manas J. Saloi

6. Đọc nhiều

Tất nhiên, đó không phải là tất cả nhưng một câu trả lời chung đó là việc đọc những thứ chất lượng dường như là điều thiết yếu. Tư duy bạn sẽ trở nên đa dạng hơn nhờ những gì bạn đọc được, chẳng hạn thông qua thói quen đọc báo mỗi ngày. Cho dù là đọc gì thì tất cả mọi người đều đồng ý rằng số lượng thông tin bạn đọc được là quan trọng. Hãy đọc nhiều.

7. Chia sẻ cho người khác

“Nếu bạn không thể giải thích một điều gì đó một cách đơn giản, đồng nghĩa rằng bạn cũng chưa hiểu nó” – Albert Einstein. Hãy chắc chắn rằng bạn đã thực sự học được một điều gì đó và hoàn toàn ghi nhớ được thông qua cố gắng việc chia sẻ nó cho người khác, chia sẻ một cách đơn giản và dễ hiểu.

“Với tất cả những gì bạn học, dù lớn hay nhỏ, hãy cố gắng đảm bảo rằng bạn có thể chia sẻ nó cho bạn bè mình. Đó thực sự là một cách dễ dàng để học thông tin mới. Ghi nhớ thông tin và chia sẻ cho người khác là một điều rất giá trị” – Jon Packles.

8. Làm bất kì những thứ mới mẻ

Shane Parrish, người quản lí của Farnam Street blog, nói về câu chuyện Steve Jobs ngày trẻ tham dự một lớp học thư pháp. Sau khi rời khỏi trường học, tương lai của nhà sáng lập ra Apple có nhiều khoảng thời gian gặp khó khăn nhưng lại vượt qua được nhờ chính khóa học thư pháp đó. Việc học viết thư pháp có vẻ như là không mấy hữu ích ở thời điểm ông còn trẻ, nhưng kĩ năng thiết kế mà Steve Jobs học được sau này lại là điểm nhấn cho chiếc máy tính Macs đầu tiên. Nói cách khác, bạn không bao giờ biết được điều gì sẽ là hữu ích ở phía trước. Cái bạn cần là cố gắng thử nhiều thứ mới và trải nghiệm để nhìn lại những giá trị của nó.

“Bạn không thể kết nối mọi chuyện khi hướng đến tương lai, bạn chỉ có thể kết nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vì thế, hãy tin tưởng những điểm nhỏ bạn làm hữu ích theo một cách nào đó trong tương lai”, Parrish trích dẫn lại câu nói của Jobs. Để có nhiều những điểm nhỏ, bạn cần sẵn sàng thử những cái mới, thậm chí bạn không biết trước rằng nó có hữu ích hay không?

9. Học một ngoại ngữ mới

Không, bạn không nhất thiết phải trở lên lưu loát hoặc phải đi ra nước ngoài để làm chủ ngôn ngữ mà bạn lựa chọn. Bạn chỉ cần làm việc một cách đều đặn, học một ngoại ngữ mới, có rất nhiều trang mạng miễn phí để làm điều đó, chẳng hạn Livemocha.com hoặc Busuu.com

10. Dành khoảng thời gian tĩnh lặng

Không có gì ngạc nhiên khi thiền sư Altucher gợi ý rằng hãy cho phép bản thân có những khoảng lặng để bộ não của bạn đón nhận những thứ bạn đã học, đó là thói quen tĩnh lặng. Không chỉ những ai bị stress mới cần có khoảng thời gian tĩnh lặng cho bản thân. Dành thời gian để suy ngẫm thậm chí ngay cả lúc bạn tập thể dục, cũng là một gợi ý.

nguồn: anyonecaninspite.com



( ^^ ) Khi ta muốn, ta sẽ tìm cách. 

       Khi ta không muốn, ta tìm lý do! :]]]]


 
Các thành viên đã Thank ngottuongvy vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024