Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/11/2012 22:11 # 1
nguyenloanqt92
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/100 (4%)
Kĩ năng: 55/60 (92%)
Ngày gia nhập: 19/10/2010
Bài gởi: 454
Được cảm ơn: 205
Đề cương ôn thi trắc nghiệm môn Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam


Đề cương ôn thi trắc nghiệm môn Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

TRÍCH

CHƯƠNG I

CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Cơ sở khách quan

a. Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

* Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

- Đến giữa thế kỷ XIX (trước khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược) xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến độc lập. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phương thức sản xuất lạc hậu. Chính quyền phong kiến không phát huy được những tiềm năng về tài nguyên vị trí địa lý và trí tuệ con người.

- Năm 1858, Pháp chính thức xâm lược Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn chống cự yếu ớt, dần dần nhượng bộ, đầu hàng.

- Việt Nam từ một nước độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến, trong xã hội xuất hiện nhiều giai cấp, giai tầng mới, nhiều mâu thuẫn và nhu cầu phát triển mới.

- Trước thái độ thỏa hiệp của triều đình phong kiến, trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra rầm rộ trong cả nước:

+ Các cuộc đấu tranh do các văn thân sĩ phu phong kiến yêu nước lãnh đạo đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia, như phong trào “Cần Vương”. Cuối cùng đều thất bại, chứng tỏ ý thức hệ phong kiến tỏ rõ sự lỗi thời trước nhiệm vụ mới của lịch sử.

+ Các cuộc đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản rầm rộ một thời gian ngắn rồi cũng lần lượt bị dập tắt, như: các “tân thư”, “tân văn”, “tân báo” và ảnh hưởng của trào lưu cải cách ở Nhật Bản.

Cách mạng Việt Nam đứng trước sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Yêu cầu đặt ra có tính cấp bách là: phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam muốn giành thắng lợi cần phải đi theo con đường mới.

* Bối cảnh thời đại (quốc tế)

- Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn độc quyền đã xác lập quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới. Chủ nghĩa đế quốc trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa.

- Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Cuộc chiến tranh này gây ra những hậu quả đau thương cho nhân dân các nước. Làm thay đổi nhận thức nhân loại lúc bấy giờ.

- Năm 1917, Cách mạng tháng 10 Nga thành công, mở đầu một thời đại mới “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.

- Năm 1919, Quốc tế Cộng sản - Quốc tế III được thành lập.

Sự kiện cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi và Quốc tế cộng sản thành lập đã tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển của phong trào đấu tranh ở các nước thuộc địa.

b. Các tiền đề tư tưởng, lý luận 

* Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam

+ Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước.

+ Thứ hai, là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết tương thân, tương ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý.

+ Thứ ba, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời; có niềm tin vào chính nghĩa, tin vào sức mạnh của bản thân và dân tộc.

+ Thứ tư, dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu, đồng thời là dân tộc ham học hỏi, cầu tiến bộ và không ngừng mở rộng cánh cửa tiếp nhận tinh hoa văn hoá nhân loại.

* Tinh hoa văn hóa nhân loại

- Tiếp thu tư tưởng và văn hoá phương Đông:

+ Về nho giáo: Hồ Chí Minh tiếp thu và ảnh hưởng rất nhiều tư tưởng Nho giáo. Người nhận thức rõ: Nho giáo nói chung là ý thức hệ bênh vực và bảo vệ chế độ phong kiến. Trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận Duy vật biện chứng, Hồ Chí Minh sử dụng có phê phán có chọn lọc những yếu tố tiến bộ trong đạo Nho, như: Triết lý hành động, lý tưởng về một xã hội bình trị - thế giới đại đồng, triết lý nhân sinh, tu thân.

+ Về Phật giáo: Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và gắn bó với đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Phật giáo có nhiều điểm tiến bộ. Hồ Chí Minh đã tiếp thu và chịu nhiều ảnh hưởng sâu sắc về tư duy, hành động, ứng xử của Phật giáo. Tư tưởng vị tha từ bi, thương người như thể thương thân; tinh thần bình đẳng, lối sống đạo đức, sự giản dị, trong sạch, luôn chăm lo làm việc thiện.

+ Về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn: Trên cơ sở nhãn quan Mácxít, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy vấn đề “dân tộc dộc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” trong chủ nghĩa tam dân “có nhiều điểm tương đồng với văn hóa Việt Nam”.

- Tư tưởng văn hoá phương Tây

+ Từ rất sớm, Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nền văn hoá dân chủ và cách mạng phương Tây, đặc biệt là truyền thống văn hoá dân chủ, tiến bộ của nước Pháp.

+ Trên con đường bôn ba khắp năm châu bốn biển, Người đã để tâm xem xét tình hình, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới.

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh của Thiên chúa giáo.

- Chủ nghĩa Mác – Lênin

+ Vai trò thế giới quan và phương pháp luận.

+ Sự luận chứng khoa học cho sự thay thế tất yếu của các phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa bằng phương thức sản xuất Cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu của nó là Chủ nghĩa xã hội.

+ Định hướng cho Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

+ Chuyển hóa về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Nhân tố chủ quan

- Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo và đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong nghiên cứu, tìm hiểu tinh hoa văn hóa tư tưởng văn hóa và cách mạng thế giới và trong nước.

- Sự khổ công học tập, Nguyễn Ái Quốc đã chiếm lĩnh được vốn tri thức phong phú của thời đại, kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân.

- Có đạo đức cách mạng trong sáng, có năng lực hoạt động thực tiễn xuất sắc - thể hiện ở tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng.

 

Các bạn Download tại ĐÂY

PASS:FDTU



Nguyễn Thị Phương Loan         

Mod Góc học tập       

Mail: nguyenloanqt92@gmail.com

 
 

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024