Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
28/08/2014 09:08 # 1
admin
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 10/80 (12%)
Kĩ năng: 91/150 (61%)
Ngày gia nhập: 29/01/2010
Bài gởi: 290
Được cảm ơn: 1141
Quỹ IFS tài trợ nghiên cứu cho Nhà khoa học của Đại học Duy Tân


TS. Nguyễn Huy Thuần - Trung tâm Sinh học Phân tử (Viện Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Cao Đại học Duy Tân) đã chính thức được Quỹ Tài trợ Nghiên cứu Khoa học Quốc tế (IFS) tài trợ thực hiện đề tài “Sinh tổng hợp và Tối ưu hoá sản xuất một số hợp chất flavonoid glycosides bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm”. Đại học Duy Tân cùng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là 2 trường đại học của Việt Nam được quỹ IFS tài trợ trong năm 2014.
 
 
TS. Nguyễn Huy Thuần tại Phòng Thí nghiệm Sinh học Phân tử Đại học Duy Tân
 
Được thành lập từ năm 1972, Quỹ IFS tiếp nhận tài chính từ các nguồn Chính phủ và Phi Chính phủ cùng các tổ chức Quốc tế để hỗ trợ các nhà khoa học trẻ thực hiện nghiên cứu trong các lĩnh vực Quản lý và Bảo tồn nguồn nước, Khoa học Thực phẩm, Quản lý và Bảo tồn nguồn tài nguyên Động vật và Thuỷ sinh, Khoa học Nông nghiệp và Nghiên cứu Hợp chất Tự nhiên. Cho đến nay, Quỹ IFS đã tài trợ cho các nhà nghiên cứu của hơn 100 nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Các ứng cử viên được tài trợ có độ tuổi quy định với nam dưới 35 tuổi, nữ dưới 38 tuổi và không được nhận tài trợ quá 2 lần. Ngoài ra, Quỹ cũng có chương trình riêng khuyến khích các nhà khoa học nữ và triển khai các thành tựu nghiên cứu vào thực tiễn cuộc sống. 
 
Lựa chọn thực hiện đề tài “Sinh tổng hợp và Tối ưu hoá sản xuất một số hợp chất flavonoid glycosides bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm” tại Đại học Duy Tân, TS. Nguyễn Huy Thuần muốn thiết lập nghiên cứu cơ bản về sinh học tổng hợp chất có hoạt tính trong y dược học bằng phương pháp công nghệ sinh học. Trên thực tế, hầu hết các hợp chất tự nhiên được tách chiết từ thực vật, vi sinh vật… bằng phương pháp hoá học luôn đòi hỏi kỹ thuật cao, mất nhiều thời gian, công sức nhưng hiệu suất không cao. Trong khi đó, ưu điểm của sinh tổng hợp là tạo ra chất có hàm lượng cao dựa trên hệ thống men xúc tác sinh học xảy ra ở điều kiện nhiệt độ phòng, dễ dàng gia tăng quy mô thí nghiệm. Do đó, việc triển khai đề tài này nhằm hướng tới sản xuất những hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học ngay ở quy mô phòng thí nghiệm.
 
Được quỹ IFS tài trợ thực hiện nghiên cứu mang tầm quốc tế sẽ giúp các nhà nghiên cứu trẻ của Đại học Duy Tân tự tin và chủ động hội nhập. Những kết quả đạt được từ đề tài nghiên cứu của TS. Thuần sẽ có đóng góp không nhỏ hỗ trợ Đại học Duy Tân nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu trong thời gian tới.
 
(Truyền Thông)



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024