Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/05/2014 22:05 # 1
linhqnh2
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 39/70 (56%)
Kĩ năng: 13/30 (43%)
Ngày gia nhập: 03/09/2013
Bài gởi: 249
Được cảm ơn: 43
4 yếu tố thuyết phục khán giả


Dù buổi thuyết trình, diễn thuyết có diễn ra ở đâu, trong hoàn cảnh nào (trước 10 người, 1000 người, một hội nghị lớn, hay một cuộc gọi chào hàng), thì mục tiêu của diễn giả luôn là cố gắng để “bán” giá trị và uy tín mình có. Cho nên, cuộc nói chuyện nào cũng nhằm đến chỗ thuyết phục cả.

Chẳng may, lại thường có những diễn giả nghĩ rằng họ chỉ đang trình bày hay “cung cấp thông tin” mà thôi. “Thông tin” thường được chuyển tải tốt hơn dưới dạng văn bản, tài liệu, cho độc giả có thì giờ để suy nghĩ và tiêu hóa.

Việc cung cấp thông tin theo cách thể hiện cảm xúc và ngọn lửa nhiệt tình không những làm cho nội dung tài liệu trở nên hấp dẫn hơn, mà còn làm cho hình ảnh người thuyết trình dễ đi vào lòng người và tạo nên nguồn hứng khởi hơn – thậm chí thuyết phục hơn.

Như vậy, yếu tố nào mang lại sự thuyết phục cho một bài thuyết trình và cho người thuyết trình?

thuyet phuc nguoi khac

Có bốn yếu tố cốt lõi. Tôi sẽ bắt đầu với ba yếu tố Aristotle nhắc đến; yếu tố thêm vào cuối cùng là của tôi.

Logos

Dịch ra từ tiếng Hy lạp, chữ này có nghĩa là lôgíc, lập luận. Thông tin phải có nghĩa và cần được tổ chức sao cho có lớp lang theo một chuỗi lập luận chặt chẽ, hợp lý, để người nghe dễ theo dõi và nắm bắt. Cấu trúc thông tin quan trọng đã đành, các dữ kiện bổ trợ lập luận lại cũng chẳng kém phần quan trọng. Tuy thế, lập luận không thôi thì chưa đủ khơi gợi phản ứng hành động nơi người nghe. Chẳng thế mà Aristotle mới bảo rằng phải biết cách kết hợp logos với pathos.

Pathos

Cũng là tiếng Hy lạp, có nghĩa là cảm xúc, cảm hứng. Cảm xúc là thứ thôi thúc, làm cho rung động, đánh vào lòng dạ con người. Nhưng đương nhiên không phải ai cũng bị thôi thúc hay rung động khi đứng trước cùng một sự việc giống nhau. Người này thấy tiền thì rung động; người khác thì rung động trước quyền lực hoặc uy danh. Vậy nên, càng hiểu rõ bao nhiêu về đối tượng người nghe (trình độ, học vấn, văn hóa, nghề nghiệp, lý do tham dự, v.v.) mà bạn muốn thuyết phục, thì bạn càng dễ biết cách dùng các loại thí dụ thế này thế kia để minh họa, gợi cảm xúc nơi họ và khiến họ rung động.

Chung quy, mục tiêu của kỹ năng thuyết trình, diễn thuyết là tạo ra một nhu cầu – gợi lên những điều tích cực cho người ta thấy họ sẽ được gì khi làm theo những gì diễn giả đề nghị hoặc cho thấy họ sẽ mất gì, gặp nỗi khổ sở gì khi không làm theo đó.

Ethos

Ethos muốn nói đến uy tín của bạn. Nếu người ta tin cậy bạn với tư cách diễn giả, bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc làm cho họ tin điều bạn nói. Nếu họ không thích, không tin bạn, không dễ gì họ mua ý tưởng của bạn đâu. Luôn luôn có một dòng hải lưu ngầm của thái độ hoài nghi. Uy tín không kiếm mà có này xuất phát từ lý lịch mà người ta đọc trước khi tham dự buổi thuyết trình của bạn, hoặc trong những lời lẽ mà người giới thiệu đọc lên về những gì bạn đã chuẩn bị cho họ đọc.

Đam mê, nhiệt huyết

Bất kể thông điệp là gì, diễn giả phải thể hiện nó với nhiệt tình. Dùng biến tấu âm giọng làm cho thông điệp mang tính thuyết phục. Âm giọng phải còn phải đi đôi với ngôn ngữ cơ thể. Có nhiều người nói với tôi, “Tôi không thể nhiệt tình, có lửa, đề tài của tôi trông chán quá…” cùng những gì đại loại như thế; và câu tôi đáp họ thế này: “Không có chủ đề gây chán. Chỉ có thái độ mới gây chán. Chỉ có diễn giả không biết cách mới gây chán mà thôi.”

Đó là các yếu tố cơ bản trong kỹ năng thuyết trình bạn cần lưu ý để tạo ra được sức mạnh thuyết phục cho buổi nói chuyện của bạn.

nguồn:kynangsong.edu




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024