Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
29/03/2010 13:03 # 1
Air Blade
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 9/20 (45%)
Kĩ năng: 23/30 (77%)
Ngày gia nhập: 04/03/2010
Bài gởi: 19
Được cảm ơn: 53
Ngất ngưởng học phí đại học


Cứ đến hẹn lại lên, học phí các trường ĐH, CĐ lại tăng cao sau mỗi năm học. Không chỉ trường ngoài công lập, nhiều trường công lập cũng có mức học phí lên đến hàng chục triệu đồng/năm.

 

Năm 2010, học phí các trường ĐH có khoảng cách rất lớn, từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng. Trong đó không chỉ trường ngoài công lập, một vài trường công lập cũng đưa ra mức học phí lên đến hàng chục triệu đồng/năm.

>> Năm học mới, học phí lại mới!

Theo thống kê, trong năm học 2010-2011, học phí các trường ĐH ngoài công lập dao động từ 6 đến trên 100 triệu đồng/năm. Tiêu biểu là Trường ĐH quốc tế Sài Gòn thu 105 triệu đồng/năm đối với chương trình dạy bằng tiếng Anh và 42,5 triệu đồng/năm đối với chương trình dạy bằng tiếng Việt. Trường ĐH quốc tế RMIT thu khoảng 150 triệu đồng/năm.

 

Thiếu thông tin

Chiều 26-3, thí sinh N.H.T. (Bình Dương) đến nộp hồ sơ tại Văn phòng Bộ GD-ĐT phía Nam. T. dự tính nộp ba hồ sơ vào Khoa kinh tế - luật, Khoa y (ĐHQG TP.HCM) và Trường ĐH Y dược TP.HCM. T. cho biết năm nay khoa y tuyển sinh khóa đầu tiên, điểm chuẩn có thể sẽ thấp hơn Trường ĐH Y dược TP.HCM nên nộp cả hai để khi thi chọn một trong hai.

Khi hỏi về mức học phí của Khoa y, T. ngỡ ngàng cho biết hoàn toàn không có thông tin về mức học phí bởi trên mạng chưa có thông tin này. T. cất hồ sơ ĐKDT Khoa y vào giỏ, nói: “Học phí thế này thì gia đình em không kham nổi rồi”.

Bên cạnh đó, nhiều trường ĐH ngoài công lập khác cũng có mức học phí khá cao. Trong đó Trường ĐH Kinh tế - tài chính TP.HCM sẽ thu đến 55 triệu đồng/năm (thông tin về mức học phí 14 triệu đồng/năm của trường này trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2010 là không chính xác).

Trường ĐH FPT có mức học phí gần 50 triệu đồng/năm. Thấp hơn chút ít là học phí Trường ĐH Hoa Sen với 19 triệu đồng/năm. Nhiều trường ĐH ngoài công lập khác tuy mức học phí chung dưới 10 triệu đồng/năm nhưng có một số ngành thu từ 11-15 triệu đồng/năm. So với năm 2009, học phí hầu hết các trường ngoài công lập đều tăng.

Ở khối trường công lập, các trường sẽ thu theo khung học phí chung. Tuy nhiên, một số trường có quy định mức thu riêng. Trong đó Khoa y (ĐHQG TP.HCM) năm đầu tuyển sinh nhưng có mức học phí khá cao, dự kiến 40-50 triệu đồng/năm.

Bác sĩ Quách Hữu Lộc - phụ trách đào tạo của khoa - cho biết hiện nay mức học phí vẫn đang xây dựng nên chưa công bố chính thức nhưng dự kiến sẽ nằm ở mức trên.

Theo ông Lộc, sở dĩ học phí cao là do khoa được xây dựng theo mô hình như Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM), đào tạo theo chương trình tiên tiến của nước ngoài (không giống bất kỳ chương trình đào tạo y khoa nào trong nước) - sinh viên sẽ được đào tạo theo chương trình tích hợp. Bên cạnh đó, khoảng 30% chương trình sẽ đào tạo bằng tiếng Anh.

Những trường ĐH bán công trước đây đã được chuyển sang công lập (tự chủ tài chính) có mức học phí dao động 4-7 triệu đồng/năm. Học phí bậc ĐH Trường ĐH Tài chính - marketing 5,5 triệu đồng/năm (CĐ 5 triệu đồng). Trường ĐH Mở TP.HCM học phí khoảng 4 triệu đồng/năm. Học phí Trường ĐH Tôn Đức Thắng dao động 4,4-7 triệu đồng/năm tùy ngành học.

Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng Trịnh Minh Huyền cho biết trong các chuyến trường đi tư vấn cho học sinh đều công bố mức học phí của trường. Mức học phí này giữ nguyên toàn khóa học chứ không tăng trong suốt bốn năm. Nếu có tăng thì sẽ tăng ở khóa sau vì trường tự chủ tài chính nên học phí trên được trường chi cho chi phí đào tạo, Nhà nước chỉ hỗ trợ vốn xây dựng cơ bản.

“Sở dĩ trường không công bố trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ là do Bộ GD-ĐT chỉ yêu cầu các trường ngoài công lập công bố mức học phí chứ không yêu cầu các trường công lập” - bà Huyền nói thêm.

 

 

Ảnh: Như Hùng

Tại điểm thu nhận hồ sơ ĐKDT của Sở GD-ĐT TP.HCM (32C Trương Định, Q.3), một phụ huynh tóc đã điểm bạc cẩn trọng làm thủ tục nộp hồ sơ ĐKDT cho con. Bà cho biết mình tên Quê, ngoài 60 tuổi, nhà ở Q.11. Sau khi cùng con làm xong năm bộ hồ sơ, bà gói ghém trong hai lớp nilông cẩn thận đạp xe đem đến nhờ nhân viên kiểm tra “có trật chỗ nào không” rồi mới quay về phường đóng dấu...

Bà và con gái là thí sinh Trần Mỹ Linh “thống nhất” tất cả hồ sơ ĐKDT đều nộp vào các trường ĐH, CĐ, TCCN nhóm ngành y dược.

H.BÌNH

MINH GIẢNG

Học phí năm học 2010-2011 các trường đại học ngoài công lập

(Đơn vị tính: triệu đồng)

 

Trường

Bậc ÐH

Bậc CÐ

Trường ÐH Bà Rịa - Vũng Tàu

6

5

Trường ÐH Bình Dương

7,8 (nếu có thay đổi, dao động từ 7,02-8,58)

5,6 (hoặc 5,04-6,16)

Trường ÐHDL Cửu Long

(Vĩnh Long)

4,8 - 6,2

4,2 - 4,8

Trường ÐH Công nghệ

Sài Gòn

8 -10,2

6,8 - 8,9

Trường ÐHDL Duy Tân

(Ðà Nẵng)

8-10

7,2

Trường ÐH Hồng Bàng

7,98 -13,98

 

Trường ÐH Ðông Á (Ðà Nẵng)

6-7

4,8-5,7

Trường ÐH Hùng Vương TP.HCM

135.000 đồng/tín chỉ

(bình quân khoảng 8 triệu đồng)

Trường ÐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM

8 -11,1

 

Trường ÐH Lạc Hồng

(Ðồng Nai)

7

 

Trường ÐH Ngoại ngữ - tin học TP.HCM

11,3 -11,5

 

Trường ÐHDL Phú Xuân (Huế)

5,2

Trường ÐH Văn Hiến

6,6 -7,4

6,4 - 6,8

Trường ÐHDL Văn Lang

8 -12

 

Trường ÐH Yersin Ðà Lạt

6,5 -7

5,5

Trường ÐH Kinh tế
công nghiệp Long An

9 -11

7,2-9

Trường ÐH Kinh tế tài chính TP.HCM

Bình quân 55

 

Trường ÐH Hoa Sen

19

16,5

Trường ÐH Kiến trúc Ðà Nẵng

6,4 - 8,4

5,8

Trường ÐH Phan Châu Trinh

6

 

Trường ÐH Phan Thiết

6,6 - 7,15

5,39-5,72

Trường ÐH quốc tế RMIT

Việt Nam

150

 

Trường ÐH Quang Trung

6

5,5

Trường ÐH Tây Ðô (Cần Thơ)

6-7

5-5,5

Trường ÐH Công nghệ

thông tin Gia Ðịnh

7,5

6,5

Trường ÐH quốc tế Sài Gòn

Giảng dạy bằng tiếng Việt: 37- 42,55

Giảng dạy bằng tiếng Anh: 96,2-105,45

Trường ÐH Võ Trường Toản

6,5-7,5

5-6,5

Trường ÐH Thái Bình Dương

7-8

5,5-6

Trường ÐH Chu Văn An

11,8-13

9,8-10,4

Trường ÐH Công nghệ Ðông Á

6-8

 

Trường ÐH Công nghệ

Vạn Xuân

6

4

Trường ÐH Công nghệ và
quản lý Hữu Nghị

11

 

Trường ÐHDL Ðông Ðô

6 - 6,2

Trường ÐHDL Hải Phòng

Dự kiến: 7,9

 

Trường ÐHDL Lương Thế Vinh

5,5

5

Trường ÐHDL Phương Ðông

6,05-7,37. Các năm sau mỗi năm sẽ tăng khoảng 10%

Trường ÐH Ðại Nam

9,8

8

Trường ÐH FPT

40,65

 

Trường ÐH Hà Hoa Tiên

5

4

Trường ÐH Hòa Bình

Khoảng 7

5,5

Trường ÐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

7

 

Trường ÐH Nguyễn Trãi

Dự kiến 15

 

Trường ÐH quốc tế Bắc Hà

18- 20

9-10

Trường ÐH Thăng Long

14-15

Trường ÐH Thành Ðô

5,5

4,5

Trường ÐH Thành Tây

7

 

                                                                                                                                            Theo tuoitre.com.vn (http://tuoitre.vn/Giao-duc/370725/Ngat-nguong-hoc-phi-dai-hoc.html)



 
29/03/2010 17:03 # 2
chinabeach2009
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 4/20 (20%)
Kĩ năng: 10/30 (33%)
Ngày gia nhập: 02/12/2009
Bài gởi: 14
Được cảm ơn: 40
Phản hồi: Ngất ngưởng học phí đại học


Bạn copy bài này từ nguồn nào vậy. Học phí năm nay trường mình vẫn giữ nguyên mà. Từ 6.8 đến 8 triệu/ năm, đâu phải như trong bài là 8-10 triệu. Chỉ có chương trình quốc tế mới tăng thôi, nhưng tăng cũng vẫn thấp hơn các chương trình quốc tế khác của các trường khác.


ĐỜI CHỈ LÀ NHỮNG CÁI LỖ!

 
Các thành viên đã Thank chinabeach2009 vì Bài viết có ích:
29/03/2010 17:03 # 3
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Ngất ngưởng học phí đại học


 Xin đính chính thông tin cho các bạn biết là học phí của trường ta không tăng mà vẫn giữ nguyên ở mức  dưới 8 triệu, thông tin ở bài viết trên của bạn là không chính xác.
Còn chương trình quốc tế thì học phí tăng bởi đơn giản là nó tính theo giá usd, usd tăng thì khi quy đổi ra tiền việt thì nó tăng là điều đương nhiên thôi!(mình thuộc khoa ĐTQT nên hiểu rõ vấn đề này)
lmong bạn để lại nguồn để thành viên khi đọc còn xác minh tính xác thực của thống kê trên nha!
xin đính chính một lần nữa là học phí Duy Tân không tăng mà vẫn giữ nguyên như các năm trước!


 
Các thành viên đã Thank Vistano vì Bài viết có ích:
29/03/2010 17:03 # 4
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Ngất ngưởng học phí đại học


 Trường mình Ngoài hệ đào tạo quốc tế ra thì học phí 1 năm cao nhất là từ 6,8 tới 8 triệu cho năm học 2010-2011 ( Năm học sắp tới). Không tăng nhiều như trường hợp bài báo đã đăng và là mức chấp nhận được nếu so sánh cơ sở vật chất của trường mình với các trường bạn hiện hay.


Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
Các thành viên đã Thank anh2bmw vì Bài viết có ích:
29/03/2010 17:03 # 5
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: Ngất ngưởng học phí đại học


 Mình vừa nộp học phí xong nè bạn! học phí vẫn như cũ, đâu có tăng! còn nếu như bạn đăng ký học thêm môn nữa thì lại khác!


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
Các thành viên đã Thank maxta+ vì Bài viết có ích:
29/03/2010 17:03 # 6
valentdn
Cấp độ: 31 - Kỹ năng: 32

Kinh nghiệm: 40/310 (13%)
Kĩ năng: 294/320 (92%)
Ngày gia nhập: 09/12/2009
Bài gởi: 4690
Được cảm ơn: 5254
Phản hồi: Ngất ngưởng học phí đại học


Qua một lần trò chuyện với đám bạn cũng lớp.Mình thấy rằng học phí học kì 2 này có tăng lên một chút.Đối với những bạn nhà giàu,có đủ điều kiện thì không có ảnh hưởng gì nhưng đối với những bạn nhà nghèo hay thậm chí là khá giả thì đó là một vấn đề.Một bạn cùng lớp nói với chúng tôi rằng:"Nếu với cái đà học phí tăng như thế này chắc phải chuyển trường thôi bây ơi!".Chính vì vậy mà mình mong rằng những năm sau trường Đại Học Duy Tân sẽ vẫn giữ nguyên mức học phí.


NGUYỄN THANH THANH
Smod "Sinh Viên 360"


Fb: facebook.com/Thanhvalent   Mail: valentdn@gmail.com


 
29/03/2010 17:03 # 7
Air Blade
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 9/20 (45%)
Kĩ năng: 23/30 (77%)
Ngày gia nhập: 04/03/2010
Bài gởi: 19
Được cảm ơn: 53
Phản hồi: Ngất ngưởng học phí đại học


Xin lỗi các bạn vì quên trích dẫn nguồn tin. Vừa đọc cuốn "Những điều cần biết 2010" xong, thì học phí trường ta vẫn là 8 triệu đồng. Còn mức 10 triệu hình như là ngành cử nhân điều dưỡng. Mình nghĩ những thông tin qua báo chí chỉ có tác dụng tham khảo. Các bạn yên tâm nhé



 
29/03/2010 18:03 # 8
tanphuong85
Cấp độ: 37 - Kỹ năng: 38

Kinh nghiệm: 142/370 (38%)
Kĩ năng: 98/380 (26%)
Ngày gia nhập: 19/01/2010
Bài gởi: 6802
Được cảm ơn: 7128
NHÀ GIÁO LÊ CÔNG CƠ: Trăn trở với “sản phẩm con người”


 

 

Trước khi biết ông là người đứng ra vận động sáng lập rồi nuôi dưỡng thành công mô hình đại học (ĐH) tư thục đầu tiên ở miền Trung Việt Nam, tôi biết tên tuổi ông qua phong trào tranh đấu của sinh viên-học sinh (SV-HS) trong lòng thành thị miền Nam trước năm 1975.

 

 

 

Những tháng năm oanh liệt đó, ông từng giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp SV-HS Giải phóng khu trung Trung bộ (1963-1966), Bí thư Thành Đoàn Đà Nẵng (1964-1965), Bí thư Ban Thanh vận kiêm Bí thư Tỉnh Đoàn Thừa Thiên-Huế (1969-1972)...Tên ông là Lê Công Cơ, bí danh hoạt động là Lê Phương Thảo và tôi còn nhận diện ra ông qua nhân vật chính Nguyễn Phi trong tiểu thuyết Học phí trả bằng máu của nhà văn Nguyễn Khắc Phục. Cuốn tiểu thuyết từng gây xôn xao không chỉ trong đời sống văn học nước nhà những năm 1980. Có những người trong cuộc đã từng giận dữ đòi đoạn tuyệt với cả tác phẩm lẫn hình mẫu ngoài đời thật của nhân vật chính...   

Từ một tinh thần giáo dục đại học

Hôm được tin ông được trao danh hiệu DNVH, tôi đến thăm và kể ông nghe một câu chuyện bên lề mà dư luận vẫn hay nói về chuyện mở trường tư thục. Trong bối cảnh có quá nhiều trường tư ở bậc ĐH được nhận diện là trường kém chất lượng, có một luồng ý kiến cho rằng : những người mở trường ĐH tư thục thật ra chỉ tranh thủ cơ hội vàng của chủ trương xã hội hóa giáo dục. Họ chẳng tâm huyết gì với “nâng cao dân trí”, đào tạo nhân lực”, “bồi dưỡng nhân tài” đâu!. Thực chất việc lập trường, mở ngành, chiêu sinh, thu học phí là kinh doanh giáo dục. Mà kinh doanh “mặt hàng cao cấp” này bây giờ dễ đạt đến siêu lợi nhuận. Xã hội ta bi chừ đang sính bằng cấp và học vị lắm. Có trường tất có người học tìm đến học mà!. Một bên cần bằng cấp-Một bên cần người học đông để thu lại vốn và thu lãi ròng.

 

 

 

Ông bình tĩnh nghe tôi kể hết câu chuyện rồi cười bảo: Ai đó nói như vậy đúng chứ không sai. Nếu mở trường ra với mục đích lao vào kinh doanh giáo dục, không xây dựng cơ sở vật chất, chỉ tìm mặt bằng để thuê tạm; không quan tâm đến chất lượng đội ngũ giảng dạy, đến lúc cần thì đi mượn-đi thuê Thầy; không để ý đến thái độ làm việc của cả đội ngũ quản lý, nhân viên; cũng không cần tìm kiếm đối tác và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế...nghĩa là không làm những việc để nâng dần chất lượng đào tạo. Tôi khẳng định rằng như vậy sẽ lãi nhiều lắm đấy. Nhưng nếu anh làm vì cái tâm đối với sự nghiệp 100 năm trồng người mà Hồ Chủ Tịch đã dạy, anh ý thức rằng dân tộc này không thể không có một lớp người được học hành bải bản, thâm chí có trình độ học vấn cao, kỹ năng thực hành tốt để tiếp quản và tạo dựng bộ mặt thời đại của non sông...Nghĩ cho chín những điều giản đơn đó và bắt tay vào làm bằng cả một tinh thần trách nhiệm cao cả, thì xin thưa, không có lãi đâu. Mà có lãi chăng đi nữa cũng dành đó để tái đầu tư vào việc dạy chữ-dạy nghề- dạy làm người ở ngôi trường này.

15 năm trước, vào những ngày giữa mùa đông 1994, những nhân viên cảnh vệ ở Văn phòng Chính phủ sau buổi đầu với trạng thái bình thường, đã bắt đầu “để ý” đến một người khách từ miền Trung ra, ông đến liên hệ công tác ở đây và đã chờ chực, ra vào mãi phòng khách của cơ quan. Một sĩ quan cảnh vệ đã phải đặt dấu hỏi và tìm cách tiếp cận người đàn ông “ăn dầm, nằm dề” ở thủ đô hơn 10 ngày qua để hỏi cho ra lẽ. Từ chỗ khó chịu, người sĩ quan này bắt đầu mến và trở thành điểm tựa tinh thần cho người khách đến từ miền Trung. Nhưng có điều người sĩ quan ấy chắc không bao giờ ngờ được rằng “đối tượng” từng có lúc “bị đặt vào vòng nghi vấn” này đã từng là Phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban Mặt trận tổ quốc VN tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, đại biểu Quốc hội khoá VIII. Không kể những huy chương sau 1975, người khách đến từ miền Trung này đã được tặng huân chương Kháng chiến và huân chương Giải phóng hạng Nhất và là 1 trong số 12 người của tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được tặng huân chương độc lập hạng Nhì... “Tôi còn nhớ rõ, hôm đó vào buổi chiều, trời thủ đô mưa phùn, gió rét căm căm vào da thịt. Vậy mà đi bộ từ Văn phòng Chính phủ về khách sạn Kim Liên, tôi quên dần cái rét thấu thịt da. Trong lòng rồi cả người âm ấm. Người đàn ông miền Trung kể. Bởi tôi đang cầm trên tay quyết định do chính Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký cho phép thành lập ĐH Duy Tân. Thời điểm đó cả nước chỉ có 4 ĐH tư thục là Thăng Long và Phương Đông (Hà Nội), Ngoại Ngữ-Tin học (TP.Hồ Chí Minh) và miền Trung là Duy Tân. Tôi hân hoan, mừng vui đến rơi nước mắt. Tay tôi nắm rất chặt chiếc cặp bên trong đựng quyết định của Chính phủ. Vậy mà tôi vẫn chưa tin rằng mong ước lớn nhất của đời mình, mong ước có từ thời còn đi dạy học (những năm từ 1958 cho đến 1963), cho đến những ngày thoát ly ra bưng theo kháng chiến, kể cả những năm hoà bình, thống nhất tôi vẫn đau đáu việc mở một ngôi trưởng, trăn trở canh cánh chuyện làm giáo dục. Chính tôi và ông Tạ Quang Bửu ngay sau 1975 đã xúc tiến trở lại việc thành lập Viện ĐH Huế. Năm 1986, Giáo sư-Tiến sĩ Trần văn Thọ về nước và gợi ý tôi đứng ra vận động thành lập trường, nhưng rồi cũng không làm được...” Nhà giáo Lê Công Cơ bỏ lửng câu nói...Mắt ông đỏ hoe...Dương như cái ngày mùa đông năm ấy đang tràn về ngập đầy trong tâm khảm của ông.          


Đến ngôi trường cho 15 ngàn sinh viên

Cũng như những ĐH tư thục khác, ĐH Duy tân đã hoạt động suốt 6 năm theo quy chế tạm thời. Cho mãi đến tháng 7-2000, lần đầu tiên Chính phủ mới ban hành quy chế chính thức. Trong bối cảnh mọi điều còn phải rụt rè, thận trọng trong triển khai, ông và các sáng lập viên đã sử dụng những kinh nghiệm có được từ khi liên kết (với các trường ở TP.HCM, Hà Nội) mở các trung tâm đào tạo ngoại ngữ để tổ chức và điều hành, giải quyết từng công việc ở một trường ĐH trong giai đoạn hình thành. Ông và các cộng sự ý thức rất sâu sắc cái tên Duy Tân. Thật ra ban dầu, tên trường là ĐH Miền Trung. Nhưng ý kiến từ cấp trên bảo rằng một trường ở địa phương không nên đại diện cho cả vùng. Mọi người đã nghĩ mãi không ra cái tên gì cho phù hợp. Cho đến một hôm, chính người bạn đời của ông gợi ý : miền Trung nổi tiếng với phong trào Duy Tân, sao không đặt tên đó cho trường. Ông nghĩ thêm: Đảng đang chủ xướng công cuộc đổi mới. Xưa Duy tân. Nay cũng Duy Tân. Vậy là quyết định chọn Duy Tân. Mà đã “Tân” thì mọi điều đều mới mẻ, khó chấp nhận, khó trong cách làm. Trong đó, cái khó nhất là tìm đồng vốn xây trường, xây lớp cho đàng hoàng, để SV vào học trường tư không mặc cảm với cơ ngơi của trường công. Tự thân ông đứng mũi chịu sào đi huy động bạn bè. Tin ông, thương ông bôn ba xoay xở cho chuyện làm giáo dục, có người đưa cho ông mượn đến 3 tỷ đồng ở thời điểm 1 lượng vàng chỉ có 3,5 triệu đồng.

Thấm thoát đã 15 năm.


Ngày đầu thành lập, ĐH Duy Tân được phép tuyển sinh 500 chỉ tiêu (dù lúc đó khả năng đào tạo của trường đáp ứng được cho 1.000 chỉ tiêu). Nhưng đến nay, năm học 2009, trường đang thực hiện đào tạo cho 15.000 SV các bậc-các hệ. Tôi hỏi ông có hay không bí quyết riêng của thương hiệu Duy Tân. Ông chỉ cười: Mình quan niệm làm giáo dục là làm cho cái chung, cho đại sự. Mình nhớ mãi một câu nói nghe được từ lúc còn là học sinh “Một nước có nền giáo dục mạnh-Nước đó là nước mạnh”. Mình gắng góp một chút sức của mình vào nền giáo dục Việt Nam. Chẳng có bí quyết gì đâu. ĐH Duy Tân có được như hôm nay là nhờ toàn trường hành động theo mấy phương châm đơn giản sau : Trí tuệ-Tâm huyết-Nghiêm túc-Đồng cảm-Chia sẻ. Nhưng thật ra “nội lực” của Duy tân cũng chỉ giải quyết được 40% vấn đề mà thôi. Yếu tố ngoại lực, sự hợp tác trợ giúp, sự cảm thông, tin tưởng và ủng hộ từ bên ngoài đã cho 60% nguồn lực còn lại. Tôi nói chân thành, tận đáy lòng mình, không ngoại giao mát lòng đâu !”.

 

Nhớ về một thế hệ “những người đi tới” đã ngã xuống, nhớ về những ngày đầu mở trường, mở lớp với biết bao gian nan, ông bảo ông còn nợ cuộc đời này nhiều lắm. Nhưng món nợ lớn nhất khiến ông day dứt mãi đó là những “sản phẩm con người” từ chính “lò đào tạo” Duy Tân này vẫn chưa như mong đợi của ông và các thế hệ quản lý. Ông bảo, cái thực dụng, sản phẩm chỉ “sử dụng liền” vẫn nhiều hơn những cử nhân, kỹ sư... có trí tuệ và nhân cách. Lắm lúc ông đã nghĩ điều đó đôi khi chỉ dừng lại là một hoài bão mà cuộc đời mình hằng ấp ủ…

 


(Trần Ngọc – Tạp chí Thế giới mới) / 
forum.duytan.edu.vn/sites/index.aspx
     
 
Học phí cao không phải nhằm thu lợi, mà để đầu tư nâng cao chất lượng dạy và học. Thỉnh thoảng mình vẫn đọc lại bài viết này, và thực sự "khâm phục người thầy kính yêu, hết lòng vì sinh viên."



 
Các thành viên đã Thank tanphuong85 vì Bài viết có ích:
29/03/2010 18:03 # 9
vudangbien
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 3/20 (15%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 22/01/2010
Bài gởi: 13
Được cảm ơn: 15
Phản hồi: Ngất ngưởng học phí đại học


Ai nói học phí không tăng là sai.Mình đang học khóa k14 ngành xây dựng.Kỳ vừa rồi học phí của ngành xây dựng tăng 800k (năm 2009là 7tr200k.Năm nay 2010 là 8tr)mình vừa đóng xong nè.Các ngành khác thì mình cũng chẳng biết,nhưng nghe nói cũng tăng thì phải.Dự kiến của Duy Tân là vẫn sẽ tăng học phí(hình như vì lý do lương của cán bộ giảng viên trong trường  thấp so với nước ngoài, ....) nên các bạn cứ chuẩn bị tâm lý cho vững.Đến khi ra trường thế nào cũng phấn đấu 10tr/năm.Các bạn cứ yên tâm



 
30/03/2010 07:03 # 10
chinabeach2009
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 4/20 (20%)
Kĩ năng: 10/30 (33%)
Ngày gia nhập: 02/12/2009
Bài gởi: 14
Được cảm ơn: 40
Phản hồi: Ngất ngưởng học phí đại học


Học phí kỳ 2 năm 2009 có tăng so với kỳ 1 (bù trượt giá và theo qui định chung). Năm học 2010-2011 này học phí vẫn giữ ở mức đó tức tối đa là 8triệu/1năm. Bạn có thể thấy mức học phí của Duy Tan là không cao so với các trường khác và những gì bạn học tập tại đây.


ĐỜI CHỈ LÀ NHỮNG CÁI LỖ!

 
Các thành viên đã Thank chinabeach2009 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024