Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/02/2014 19:02 # 1
quynhdtu
Cấp độ: 17 - Kỹ năng: 12

Kinh nghiệm: 120/170 (71%)
Kĩ năng: 34/120 (28%)
Ngày gia nhập: 01/04/2011
Bài gởi: 1480
Được cảm ơn: 694
Kĩ năng tư duy phê phán (Critical thinking skills)


Một trong những kĩ năng quan trọng ngày này là “tư duy phê phán” nhưng ít người có khả năng giải thích nó một cách rõ ràng. Có vài cuốn sách viết về tư duy phê phán nhưng hầu hết dành cho học giả triết học hay nhà toán học chuyên sâu hơn là cho người thường. Sinh viên thường nói với tôi là họ hiểu kĩ năng kĩ thuật, kĩ năng mềm nhưng không hiểu về kĩ năng tư duy phê phán. Một sinh viên nói: “Nếu em không biết nó là gì, làm sao em có thể phát triển hay cải tiến nó được?” Cho nên tôi đi tới một hướng dẫn đơn giản, dựa trên trực giác riêng của tôi để chia sẻ với sinh viên như sau:

 
Tư duy phê phán thường bắt đầu với một câu hỏi quan trọng: Tại sao? Câu hỏi này dẫn tới nhiều “cái nhìn sâu” thú vị vì bạn đang thách thức cách thức sự việc thông thường xảy ra và muốn biết nhiều hơn. Nó là tính tò mò của bạn để đi sâu hơn vào trong thông tin hiện thời và những niềm tin để học nhiều hơn và bằng việc hỏi câu hỏi này, bạn đang bắt đầu phát triển “kĩ năng tư duy phê phán” của bạn.
 
Ví dụ đơn giản nhất về tư duy phê phán là câu chuyện Isaac Newton thấy quả táo rơi và hỏi tại sao táo bao giờ cũng rơi xuống đất và suy ra luật hấp dẫn. Vài năm trước đây, Jeff Bezos đã thấy một số sinh viên tới trường với những đống sách nặng và hỏi câu hỏi tương tự: “Tại sao họ phải mang nhiều sách thế tới trường?” điều dẫn ông ấy tới máy đọc sách Kindle của Amazon.
 
Bằng việc bắt đầu với “Tại sao?” và liên tục hỏi cho tới khi bạn tới cốt lõi của vấn đề sẽ cho phép bạn hiểu nhiều điều ở các mức sâu nhất. Kiểu tư duy này sẽ cho bạn sáng suốt để phát triển giải pháp cho vấn đề phức tạp. Xem xét bất kì cái gì nghĩa là đi sâu vào trong vấn đề để hiểu nó một cách toàn bộ. Sau đây là ví dụ đơn giản về thảo luận giữa hai người A và B về việc ghi danh thấp của một đại học.
 
A: Khó có được nhiều sinh viên vào đại học của chúng ta.
 
B: Tại sao?
 
A: Nhiều sinh viên không biết về đại học của chúng ta.
 
B: Sao sinh viên không biết về đại học của chúng ta?
 
A: Có nhiều đại học trong khu vực này và chúng ta không phải là đại học hàng đầu.
 
B: Sao đại học của chúng ta không là đại học hàng đầu?
 
A: Chương trình đào tạo của chúng ta không duy nhất và các thầy cô của chúng ta không nổi tiếng.
 
B: Sao chương trình đào tạo của chúng ta không duy nhất và thầy cô của chúng ta không nổi tiếng?
 
A: Chúng ta có chương trình đào tạo thông thường cũng giống như các đại học khác và các thầy cô giáo trong khoa có cùng phẩm chất như các trường khác.
 
B: Sao chúng ta có chương trình thông thường và thuê các thầy cô với cùng phẩm chất như trường khác?
 
A: Chúng ta tin rằng mọi đại học đều phải có cùng đào tạo và các thầy cô phải có chất lượng tương tự.
 
Đến chỗ này, B biết rằng bằng việc đi sâu hơn, anh ta đã có được “cái nhìn sâu” vào trong niềm tin rằng mọi đại học phải như nhau trong đào tạo và chất lượng của các thầy khoa. Liệu niềm tin này là đúng hay không là không liên quan nhưng bằng việc thách thức niềm tin này, sự việc có thể xảy ra. Nếu B quyết định cải tiên việc ghi danh bằng việc có đào tạo duy nhất mà các đại học khác không có và thuê các thầy cô chất lượng hàng đầu, ông ấy có thể cải thiện tình trạng của đại học như đại học hàng đầu trong khu vực. Giả định rằng điều đó xảy ra; có thể ông ấy có nhiều sinh viên tham dự vào đại học của mình. Bằng việc thay đổi niềm tin chung, ông ấy có thể tìm ra giải pháp cho việc ghi danh thấp vào đại học. Về căn bản tư duy phê phán là cách quyết định liệu một niềm tin là đúng hay không bằng việc đi sâu hơn vào trong nó cho tới khi bạn tìm ra câu trả lời.
Nguồn: Blog thầy John Vũ - CMU


You can if you think you can

Smod "Góc Học Tập"

Skype: mocmummim

Email: phanthiquynh.qnh3@gmail.com

FB: facebook.com/phan.quynh.96


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024