Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
07/02/2014 10:02 # 1
vnttqb
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 5/130 (4%)
Kĩ năng: 39/80 (49%)
Ngày gia nhập: 21/03/2011
Bài gởi: 785
Được cảm ơn: 319
Tính toán đám mây


Bạn đã nghe nói về tính toán đám mây, đây là một lĩnh vực quá lớn, có nhiều đề xướng về “tính toán đám mây” hay “tính toán mây” từ các nhà tư vấn hay nhà cung cấp. Nhiều hội thảo về vấn đề này được tổ chức ở nhiều quốc gia khác nhau. Vậy “tính toán mây” là gì?.

Bạn đã nghe nói về tính toán đám mây, đây là một lĩnh vực quá lớn, có nhiều đề xướng về “tính toán đám mây” hay “tính toán mây” từ các nhà tư vấn hay nhà cung cấp. Nhiều hội thảo về vấn đề này được tổ chức ở nhiều quốc gia khác nhau. Vậy “tính toán mây” là gì?.

Bạn đã nghe nói về tính toán đám mây, đây là một lĩnh vực quá lớn, có nhiều đề xướng về “tính toán đám mây” hay “tính toán mây” từ các nhà tư vấn hay nhà cung cấp. Nhiều hội thảo về vấn đề này được tổ chức ở nhiều quốc gia khác nhau. Vậy “tính toán mây” là gì?.

Về cơ bản “tính toán  mây” là mô hình kinh doanh mà mọi hệ thống tính toán-máy phục vụ, mạng, ứng dụng và những thứ khác là sẵn có cho người dùng qua Internet. Thay vì mua phần cứng, phần mềm, trang bị mạng, và thuê nhóm người kĩ thuật để quản lí chúng, công ti có thể “cắm” vào “mây” (Internet hay ứng dụng vận hành cục bộ) để có thứ khách hàng cần.

Khách hàng có thể thương lượng với nhà cung cấp về khối lượng lưu giữ, năng lực tính toán, an ninh và các chức năng công nghệ khác mà họ cần dựa trên giá họ có thể đảm đương được.

Có ba kiểu tính toán mây:

1)     Kết cấu nền như dịch vụ – Infrastructure as a Service: Mô hình này cung cấp kết cấu nền công nghệ thông tin (IT) cho khách hàng như máy phục vụ, mạng, và phần mềm hệ thống.

2)     Nền như dịch vụ – Platform as a Service: Mô hình này cung cấp mọi “nhu cầu nền” cho khách hàng để cho họ có thể chạy ứng dụng hiện có hay phát triển ứng dụng mới mà không phải lo nghĩ về việc bảo trì hệ điều hành, phần cứng máy phục vụ, cân bằng tải hay năng lực tính toán.

3)     Phần mềm như dịch vụ – Software as a Service (SaaS): Mô hình này là dạng sử dụng rộng rãi nhất của tính toán mây bởi vì nó cung cấp gần như mọi thứ mà công ti sẽ cần tới qua trình duyệt Web, KHÔNG phải là ứng dụng được cài đặt cục bộ. Nó hỗ trợ phần cứng, phần mềm, ứng dụng, mạng, lưu giữ, viễn thông và nhiều điều nữa như một tổ chức công nghệ thông tin truyền thống.

Ưu điểm của tính toán mây là đơn giản: Khách hàng có thể có được mọi dịch vụ công nghệ thông tin (phần cứng, phần mềm, lưu giữ, mạng v.v.) khi họ muốn, với khối lượng họ cần, với giá họ có thể trả được, với mức dịch vụ họ đặt ra cho nhà cung cấp.

Nhược điểm của tính toán mây là: Khách hàng không có kiểm soát trên dữ liệu riêng của họ và ứng dụng “được chuyên biệt hoá” mà họ có thể cần. Họ không thể thay đổi được qui trình và chính sách khi họ muốn vì họ phải tuân theo các hợp đồng với nhà cung cấp. Từng nhà cung cấp có thể thiết lập phần cứng của họ và cấu hình khác nhau, cho nên lưu giữ dữ liệu và sử dụng có thể tuỳ thuộc vào qui trình và hiệu năng của họ. Điều này có thể là vấn đề cho các qui trình nghiệp vụ của khách hàng nào đó. Khách hàng có thể mất dữ liệu nào đó bởi vì chúng được lưu theo dạng thức của nhà cung cấp nào đó. Họ có thể mất kiểm soát trên dữ liệu bởi vì các công cụ họ dùng có thể là không thích hợp, và họ không có ý tưởng gì nếu dữ liệu của họ có bị tổn hại hay không vì an ninh do nhà cung cấp kiểm soát.

Vì vậy có nhiều vấn đề mà các nhà cung cấp ‘tính toán mây’ phải giải quyết trước khi nó có thể được công nghiệp chấp nhận như an ninh dữ liệu, lưu giữ và truyền dữ liệu (tính di động dữ liệu), tích hợp giữa các ứng dụng tự làm và ứng dụng của nhà cung cấp (tính liên tác) cũng như hiệu năng, chuyên biệt hoá và mức dịch vụ.

 

< Nguồn: Khoa CNTT >



======================================================================================================

Cuộc đời là một dòng sông. Ai không bơi thì chết. 
 

Name: Tien (Tory) TRAN
Email: TranTien29@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024