Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/01/2014 16:01 # 1
sat_thu_nikita
Cấp độ: 9 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 88/90 (98%)
Kĩ năng: 29/50 (58%)
Ngày gia nhập: 27/09/2011
Bài gởi: 448
Được cảm ơn: 129
Nguy cơ mất báo chí văn nghệ


Nguy cơ mất báo chí văn nghệ

Ngày 21 – 4, tại Thừa Thiên – Huế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội đồng lý luận phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương phối hợp tổ chức Hội nghị Báo chí văn nghệ toàn quốc năm 2012. Tham dự có hơn 200 đại biểu đại diện cho các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương.  

Ông Hoàng Hữu Lượng – Cục trưởng Cục Báo chí khẳng định: “Hiện nay, cả nước có 61 tạp chí VHNT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Hội VHNT Điện Biên và Kon Tum chưa có tạp chí văn nghệ). Có 3 bộ, ngành có tạp chí văn nghệ là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.”

 

Tại Hội nghị, nhiều đại biểu thẳng thắn chỉ ra sự yếu kém và nguy cơ biến mất báo chí văn nghệ: văn hóa đọc ngày càng bị thu hẹp nhất là đọc văn hóa nghệ thuật; báo điện tử và hàng loạt trang mạng xã hội ra đời không chỉ giành thị phần báo viết nói chung mà còn lấn đất các sáng tác văn học nghệ thuật;  bạn đọc ít, số lượng in sụt giảm, nhuận bút thấp, nhiều tờ báo và tạp chí chưa thực sự coi trọng công tác lý luận phê bình văn học nghệ thuật, để xảy ra tình trạng lệch chuẩn trong việc tuyên truyền như khen chê tùy tiện, thiếu cân nhắc khi giới thiệu những tác phẩm có nội dung nhạy cảm; bộc lộ khuynh hướng thương mại hóa, câu khách, giật gân ở nhiều bài viết; người làm báo văn nghệ không chuyên tâm làm nghề, cộng tác viên cũng không dành bài tốt, bài chất lượng cao cho chính những tờ báo văn nghệ mà in ở những tờ báo thuộc chuyên ngành khác vì nhuận bút cao. Ông Nguyễn Trí Huân, Tổng Biên tập báo Văn nghệ cho rằng: Thông tin nguội, thiếu cập nhật; đội ngũ mỏng, chất lượng bài vở thấp, không đáp ứng định hướng thẩm mỹ đối với công chúng; tài chính khó khăn, nhuận bút quá thấp… là các nguyên nhân chính khiến độc giả quay lưng với báo chí văn nghệ.

Kết luận hội nghị, PGS.TS.  Nguyễn Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình VHNT Trung ương khẳng định báo chí văn nghệ trong thời gian đến cần tập trung vào 6 nhiệm vụ trọng tâm, đó là: 1/Cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ khối báo chí, tạp chí văn nghệ, đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới; 2/Tăng cường những bài viết, tác phẩm nghiên cứu, tuyên truyền về đạo đức Hồ Chí Minh; 3/ Đấu tranh chống những quan điểm lệch lạc sai trái về Đảng và Bác Hồ trong sáng tác và trong phê bình văn học nghệ thuật; 4/Rà soát, sắp xếp lại hệ thống báo chí để phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của đất nước ta, trong đó cần có những hội thảo chuyên sâu về báo chí văn nghệ; 5/ Đa dạng hóa công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ làm công tác báo chí văn nghệ; 6/ Phải cụ thể hóa cơ chế chính sách mang tính đặc thù để các báo, đài văn nghệ vượt qua khó khăn tiếp tục phát triển, xây dựng mô hình tạp chí văn nghệ địa phương…

(Nguồn: phebinhvanhoc.com.vn)



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024