Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/11/2015 14:11 # 1
Minhthdtu
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 20/100 (20%)
Kĩ năng: 28/40 (70%)
Ngày gia nhập: 28/08/2012
Bài gởi: 470
Được cảm ơn: 88
Phản hồi: Giải đáp thắc mắc về môn học Nền & Móng và đồ án Môn học Nền & Móng


Một số nội dung ôn tập Nền & Móng lớp CIE232E

Chương 1 - Những vấn đề cơ bản trong công tác thiết kế nền và móng.                                  

- Khái niệm Móng, vai trò, nhiệm vụ của móng

- Khái niệm về Nền, áp lực đáy móng, phản lực nền

- Phân loại móng và phạm vi sử dụng.                                  

- Khái niệm về trạng thái giới hạn và tính toán nền móng theo trạng thái giới hạn.

- Tải trọng và tổ hợp tải trọng để tính toán thiết kế nền móng công trình.                

 - Vai trò của địa chất công trình đối với công tác thiết kế nền móng.                      

- Các tài liệu cần thiết để thiết kế nền móng.



Hãy làm việc hết mình và tin rằng những điều tốt đẹp sẽ đến


 
23/11/2015 14:11 # 2
Minhthdtu
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 20/100 (20%)
Kĩ năng: 28/40 (70%)
Ngày gia nhập: 28/08/2012
Bài gởi: 470
Được cảm ơn: 88
Phản hồi: Giải đáp thắc mắc về môn học Nền & Móng và đồ án Môn học Nền & Móng


Một số nội dung ôn tập Nền & Móng lớp CIE232E (tt)

Chương 2 - Móng nông trên nền thiên nhiên                                             

- Khái niệm về móng nông (phân biệt với móng cọc)

- Phân biệt móng cứng, cứng hữu hạn (móng mềm), móng tuyệt đối mềm

- Cấu tạo các loại móng nông thường gặp                                                       

- Nguyên lý cấu tạo và tính toán thiết kế móng cứng.

- Nguyên lý cấu tạo và tính toán thiết kế móng mềm.

 - Bài tập tính toán xác định kích thước đáy móng, kiểm tra kích thước đáy móng

- Bài tập tính toán xác định chiều cao móng, kiểm tra chiều cao móng

- Bài tập tính toán và bố trí cốt thép cho móng đơn              



Hãy làm việc hết mình và tin rằng những điều tốt đẹp sẽ đến


 
23/11/2015 16:11 # 3
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Giải đáp thắc mắc về môn học Nền & Móng và đồ án Môn học Nền & Móng


Thầy/Cô Minhthdtu vui lòng không phân nhỏ nội dung các bài viết ra vì như thế bị coi là Spam và có thể bị Ban quản trị xóa mà không cần báo trước.

 

Cảm ơn!



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
Các thành viên đã Thank anh2bmw vì Bài viết có ích:
25/11/2015 15:11 # 4
Minhthdtu
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 20/100 (20%)
Kĩ năng: 28/40 (70%)
Ngày gia nhập: 28/08/2012
Bài gởi: 470
Được cảm ơn: 88
Phản hồi: Giải đáp thắc mắc về môn học Nền & Móng và đồ án Môn học Nền & Móng


Một số câu hỏi đồ án Nền và Móng hay

Câu hỏi: Kiểm tra chọc thủng móng với góc 450 lấy cơ sở ở đâu? sao không lấy nhỏ hơn hay lớn hơn?

Góc 450 là góc xuất hiện ứng suất kéo lớn nhất (ứng suất kéo chính) trong cấu kiện chịu ép mặt cục bộ (xem Sức bền vật liệu) do đó là nới nguy hiểm nhất đối với các loại vật liệu có khả năng chịu nén tốt hơn chịu kéo rất nhiều như bê tông. Đảm bảo khả năng an toàn dưới tác dụng của ứng suất kéo lớn nhất cũng có nghĩa là đảm bảo được an toàn của móng do đó tính toán phải thực hiện trên tiết diện đó. Nếu không thể đảm bảo được chỉ nhờ vào bê tông người ta phải bố trí thêm thép xiên chịu kéo vuông góc với tiết diện đó.

Câu hỏi: Khi so sánh p ≤ [p] và pmax ≤ 1.2 [p] để kiểm tra kích thước đáy móng với sai số >10% có được không? bao nhiêu là thỏa mãn.

Kích thước đáy móng được xác định/lựa chọn theo nhiều yêu cầu khác nhau của các trạng thái giới hạn và hiệu quả kinh tế. Các nọi dung liên quan đến p và pmax chỉ là một phần nhỏ; sai số 5 hay 10% chỉ có tính chất ước định vì bản thân bài toán hiệu quả kinh tế còn liên quan đến nhiều yếu tố khác, chẳng hạn khả năng thi công; khả năng tận dụng thời tiết...Về kỹ thuật, sai số cần hạn chế trước hết để thể hiện tư tưởng tiết kiệm ngay từ thiết kế và trong số nhiều yếu tố ảnh hưởng (có thể gọi đó là một bài toán hàm nhiều biến) thì việc lựa chọn yêu tố ưu tiên là khâu quan trọng nhất, các yếu tố khác không cần mà cũng không thể quá ngặt nghèo.

Trong Đồ án môn học, thống nhất hạn chế dưới 10% .



Hãy làm việc hết mình và tin rằng những điều tốt đẹp sẽ đến


 
29/11/2015 14:11 # 5
Minhthdtu
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 20/100 (20%)
Kĩ năng: 28/40 (70%)
Ngày gia nhập: 28/08/2012
Bài gởi: 470
Được cảm ơn: 88
Phản hồi: Giải đáp thắc mắc về môn học Nền & Móng và đồ án Môn học Nền & Móng


Các sinh viên đi bảo vệ lần 2 lưu ý:

- Theo thông báo của Phòng đào tạo, các lớp CIE324A,C,E,I,G sẽ bảo vệ đồ án lần 2 vào 18h ( Thứ 4, 9/12) tại Văn Phòng Khoa Xây dựng.

- In lại bản vẽ mới nhất đã chỉnh sửa.

- Mang theo bản vẽ cũ đã đem đi thông qua hoặc bản vẽ đã bảo vệ lần 1 (có bút tích của Giảng viên).

- Thuyết minh mới nhất đã chỉnh sửa.

 



Hãy làm việc hết mình và tin rằng những điều tốt đẹp sẽ đến


 
30/11/2015 15:11 # 6
43ChiPheo
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 3/10 (30%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 09/08/2015
Bài gởi: 3
Được cảm ơn: 1
Giải đáp thắc mắc về môn học Nền & Móng và đồ án Môn học Nền & Móng


Trích:

Các bạn sinh viên có thắc mắc gì về môn học Nền & Móng và đồ án Nền & Móng thì đặt câu hỏi ở đây nhé

thầy ơi. cho e hỏi về trị số kháng xuyên qc được tra ở bảng nào vậy ạ.
 



 
01/12/2015 16:12 # 7
Minhthdtu
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 20/100 (20%)
Kĩ năng: 28/40 (70%)
Ngày gia nhập: 28/08/2012
Bài gởi: 470
Được cảm ơn: 88
Giải đáp thắc mắc về môn học Nền & Móng và đồ án Môn học Nền & Móng


Trích:
Trích:

Các bạn sinh viên có thắc mắc gì về môn học Nền & Móng và đồ án Nền & Móng thì đặt câu hỏi ở đây nhé

thầy ơi. cho e hỏi về trị số kháng xuyên qc được tra ở bảng nào vậy ạ.
 
Câu hỏi của bạn không rõ ràng, nên thầy chỉ có thể gợi ý thế nào: thông thường kí hiệu qc là trị số sức kháng xuyên của đất thu được từ kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh (thí nghiệm hiện trường CPT). Bạn đặt cấu hỏi rõ hơn nhé


Hãy làm việc hết mình và tin rằng những điều tốt đẹp sẽ đến


 
Các thành viên đã Thank Minhthdtu vì Bài viết có ích:
24/12/2015 13:12 # 8
Minhthdtu
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 20/100 (20%)
Kĩ năng: 28/40 (70%)
Ngày gia nhập: 28/08/2012
Bài gởi: 470
Được cảm ơn: 88
Phản hồi: Giải đáp thắc mắc về môn học Nền & Móng và đồ án Môn học Nền & Móng


Đường dẫn tải tài liệu cọc chịu tải trọng ngang

https://mail-attachment.googleusercontent.com/attachment/u/0/?ui=2&ik=21d8775ac2&view=att&th=14be959966736bb0&attid=0.1&disp=safe&realattid=f_i6vx9h2d0&zw&saduie=AG9B_P-IZNmHEDuNgEdE4AteFdhF&sadet=1425626791134&sads=MWPQjSUH2DNY95ErkgVrw5Nc5do



Hãy làm việc hết mình và tin rằng những điều tốt đẹp sẽ đến


 
24/12/2015 13:12 # 9
Minhthdtu
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 20/100 (20%)
Kĩ năng: 28/40 (70%)
Ngày gia nhập: 28/08/2012
Bài gởi: 470
Được cảm ơn: 88
Phản hồi: Giải đáp thắc mắc về môn học Nền & Móng và đồ án Môn học Nền & Móng


Điều kiện kết thúc công việc ép cọc

Cọc được coi là ép xong khi thoả mãn 2 điều kiện:

  • Chiều dài cọc đã ép vào đất nền trong khoảng Lmin  £  Lc  £  Lmax

Trong đó:

  • Lmin , Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu vực
  • Lc là chiều dài cọc đã hạ vào trong đất so với cốt thiết kế;
  • Lực ép trước khi dừng trong khoảng (Pep) min  £  (Pep)KT  £  (Pep)max

Trong đó :

  • (Pep) min  là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định;
  • (Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;
  • (Pep)KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc xuyên không quá 1cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính ( hoặc cạnh) cọc.
  • Trường hợp không đạt 2 điều kiện trên người thi công phải báo cho chủ công trình và thiết kế để sử lý kịp thời khi cần thiết, làm khảo sát đất bổ sung, làm thí nghiệm kiểm tra để có cơ sở lý luận sử lý.


Hãy làm việc hết mình và tin rằng những điều tốt đẹp sẽ đến


 
28/12/2015 20:12 # 10
Minhthdtu
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 20/100 (20%)
Kĩ năng: 28/40 (70%)
Ngày gia nhập: 28/08/2012
Bài gởi: 470
Được cảm ơn: 88
Phản hồi: Giải đáp thắc mắc về môn học Nền & Móng và đồ án Môn học Nền & Móng


Có bạn đặt câu hỏi thế này:

"Mong thầy cô và các bạn trả lời giúp mình câu hỏi này ạ:

Đối với móng cọc cột biên, thường thì người ta bố trí 6 cọc, có thể chọn 4 cọc được không?
Dựa vào điều kiện gì để chọn cho thích hợp?
Cảm ơn mọi người nhiều ạ"

Trả lời:

Số lượng cọc bao nhiêu là tùy vào giá trị, đặc tính tải trọng do công trình truyền xuống và sức chịu tải thiết kế của một cọc (chứ không nhất thiết là 4 hay 6). Quan trọng là với số lượng cọc như vậy có đảm bảo chịu được tải trọng do công trình truyền xuống hay không (xem nội dung tính toán kiểm tra cọc chịu tải trọng thẳng đứng trong tài liệu nền móng).

Nói chung số cọc còn ít thì đài cọc càng nhỏ, hiệu ứng nhóm càng giảm



Hãy làm việc hết mình và tin rằng những điều tốt đẹp sẽ đến


 
28/12/2015 20:12 # 11
Minhthdtu
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 20/100 (20%)
Kĩ năng: 28/40 (70%)
Ngày gia nhập: 28/08/2012
Bài gởi: 470
Được cảm ơn: 88
Phản hồi: Giải đáp thắc mắc về môn học Nền & Móng và đồ án Môn học Nền & Móng


Câu hỏi:

"Mong thầy cô và các bạn trả lời giúp mình câu hỏi này ạ:
Trình bày trình tự kiểm tra theo điều kiện chống chọc thủng của móng cọc?
Cảm ơn mọi người nhiều ạ"ả 

Trả lời:

Tùy vào sơ đồ chịu lực mà đài cọc có thể bị phá hoại theo các dạng khác nhau (xem tài liệu Nền Móng)

Để tránh phá hoại do chọc thủng thì : Lực chọc thủng phải nhỏ hơn hoặc bằng lực chống chọc thủng
Từ đó triển khai xây dựng công thức tính toán
Trong thực hành có thể dựa vào kinh nghiệm chọn trước chiều cao đài cọc rồi đi kiểm tra điều kiện: Lực chọc thủng phải nhỏ hơn hoặc bằng lực chống chọc thủng


Hãy làm việc hết mình và tin rằng những điều tốt đẹp sẽ đến


 
04/01/2016 21:01 # 12
Minhthdtu
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 20/100 (20%)
Kĩ năng: 28/40 (70%)
Ngày gia nhập: 28/08/2012
Bài gởi: 470
Được cảm ơn: 88
Phản hồi: Giải đáp thắc mắc về môn học Nền & Móng và đồ án Môn học Nền & Móng


Link tải tài liệu nền móng hay: Principles of Foundation Engineering.pdf

ftp://doc.nit.ac.ir/civil/r.nourzad/Principles of Foundation Engineering.pdf



Hãy làm việc hết mình và tin rằng những điều tốt đẹp sẽ đến


 
11/01/2016 15:01 # 13
Minhthdtu
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 20/100 (20%)
Kĩ năng: 28/40 (70%)
Ngày gia nhập: 28/08/2012
Bài gởi: 470
Được cảm ơn: 88
Phản hồi: Giải đáp thắc mắc về môn học Nền & Móng và đồ án Môn học Nền & Móng


 Tính toán và thiết kế móng đơn

            1.1 Thiết kế móng móng đơn cột giữa.
                        1.1.1. Chọn vật liệu làm móng
                                    - Bê tông Mác ≥ 200 (B15)

                                    - Cốt thép CI(AI) :đối với cốt đai; và CII(AII) :đối với cốt chịu lực

                        1.1.2. Chọn chiều sâu chôn móng:

- Dựa vào tính năng xây dựng của các lớp đất + tải trọng công trình + cao độ mực nước ngầm…để chọn lớp đất đặt đáy móng và sơ bộ chọn chiều sâu chôn móng.

- Kinh nghiệm: sơ bộ chọn h = (1,4 ÷ 2,0)m tùy vào tính chất lớp đất và đặc tính tải trọng, mực nước ngầm.

                        1.1.3. Sơ bộ xác định kích thước đáy móng theo điều kiện áp lực tiêu chuẩn

                        - Kinh nghiệm: sơ bộ b = (1,4 ÷ 2,0)m

                        1.1.4. Kiểm tra nền đất theo điều kiện áp lực tiêu chuẩn

                        1.1.5. Kiểm tra độ lún của nền đất

( Các bước 1.1.3 – 1.1.5 dùng tải trọng tiêu chuẩn, tổ hợp cơ bản 1)

                        1.1.6. Kiểm tra nền theo TTGH1(nếu nền là đá, cát rất chặt, sét rất cứng)

                                    1.1.6.1. Kiểm tra sức chịu tải của nền (nếu cần).

                                    1.1.6.2. Kiểm tra ổn định lật.

                                    1.1.6.3. Kiểm tra ổn định trượt.

1.1.7. Tính toán chiều cao móng

- Dựa theo điều kiện chống chọc thủng trên mặt phẳng nghiêng.

1.1.8. Tính toán và bố trí cốt thép cho móng

            - Tính momen tại các tiết diện tính toán.

            - Tính lượng cốt thép chịu lực cần thiết.

            - Chọn đường kính (θ ≥12), tính số thanh cốt thép, và khoảng cách các thanh thép

            - Vẽ hình bố trí và thống kê cốt thép trong móng.

            ( Các bước 1.1.6 – 1.1.8 dùng tải trọng tính toán, tổ hợp cơ bản 2)



Hãy làm việc hết mình và tin rằng những điều tốt đẹp sẽ đến


 
14/02/2016 20:02 # 14
Minhthdtu
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 20/100 (20%)
Kĩ năng: 28/40 (70%)
Ngày gia nhập: 28/08/2012
Bài gởi: 470
Được cảm ơn: 88
Phản hồi: Giải đáp thắc mắc về môn học Nền & Móng và đồ án Môn học Nền & Móng


Bảng chỉ tiêu cơ lý các lớp đất (đồ án Nền Móng năm học 2015-2016)

BẢNG 1: CHỈ TIÊU CƠ LÝ CÁC LỚP ĐẤT
Số
hiệu
 lớp
 đất
Tên đất Chiều dày
 h (m)
Tỷ
trọng
Δ
Dung trọng
γ (g/cm3)
Độ ẩm
tự nhiên
W(%)
Giới hạn nhão
Wnh(%)
Giới hạn dẻo
Wd(%)
Góc
nội ma sát
φ(độ)
Lực dính
đơn vị
c (kG/cm2)
Ntb
(Búa/30cm)
Sức kháng xuyên
qc(kG/cm2)
1 Cát
hạt
vừa
3.1 2.69 1.85 14.99 - - 28 0.08 25 -
2 3.2 2.70 1.86 12.22 - - 30 0.06 27 -
3 3.3 2.71 1.87 14.68 - - 29 0.08 25 -
4 3.4 2.72 1.90 12.04 - - 31 0.05 29 -
5 3.5 2.68 1.86 15.49 - - 30 0.06 28 -
6 3.6 2.69 1.83 13.27 - - 28 0.07 24 -
7 3.7 2.71 1.88 17.03 - - 28 0.06 23 -
8 3.8 2.70 1.85 13.60 - - 30 0.05 27 -
9 3.9 2.72 1.86 13.17 - - 27 0.06 22 -
10 3.3 2.69 1.82 8.73 - - 29 0.07 25 -
11 4.0 2.68 1.88 17.71 - - 26 0.08 23 -
12 Á Cát 3.1 2.61 1.92 22.11 25 20 22 0.19 - 25.00
13 3.0 2.62 1.92 23.77 26 20 22 0.18 - 12.00
14 3.3 2.63 1.94 25.99 27 24 21 0.20 - 16.00
15 3.4 2.64 1.95 21.51 26 20 21 0.22 - 50.00
16 3.5 2.65 1.94 19.99 24 18 23 0.20 - 30.00
17 3.6 2.66 1.96 18.19 21 15 22 0.18 - 19.00
18 3.7 2.67 1.94 19.38 23 18 22 0.18 - 46.00
19 3.8 2.68 1.93 16.09 20 15 23 0.21 - 80.00
20 3.9 2.65 1.95 19.21 22 17 22 0.18 - 23.00
21 4.0 2.63 1.93 23.87 28 22 21 0.19 - 40.00
22 Á sét
 
3.3 2.62 1.94 27.73 34 20 19 0.24 - 18.00
23 3.0 2.63 1.93 24.83 30 20 18 0.25 - 13.00
24 3.4 2.64 1.92 22.25 28 20 19 0.24 - 14.00
25 3.5 2.65 1.91 17.70 24 16 18 0.25 - 12.00
26 3.6 2.66 1.92 18.81 28 16 19 0.24 - 82.00
27 3.7 2.67 1.93 19.27 28 14 18 0.25 - 37.00
28 3.8 2.68 1.94 21.61 30 18 19 0.24 - 42.00
29 3.2 2.69 1.95 20.77 32 12 17 0.26 - 23.00
30 4.1 2.70 1.92 17.26 33 16 17 0.26 - 80.00
31 4.2 2.64 1.95 24.83 31 23 17 0.26 - 38.00
32 4.3 2.61 1.90 16.84 28 15 18 0.26 - 89.00
33 4.4 2.60 1.91 18.86 31 17 19 0.26 - 90.00
34 Sét
 
4.5 2.63 1.94 21.78 36 18 18 0.29 - 82.00
35 4.0 2.66 1.93 19.14 34 12 16 0.31 - 40.00
36 4.1 2.67 1.95 23.57 33 12 18 0.28 - 18.00
37 4.2 2.62 1.90 18.79 35 14 17 0.28 - 79.00
38 4.3 2.64 1.95 27.64 35 15 17 0.29 - 12.00
39 4.4 2.65 1.94 23.94 38 18 18 0.30 - 39.00
40 4.5 2.64 1.93 23.70 38 20 16 0.30 - 80.00
41 4.1 2.65 1.95 24.21 35 17 17 0.29 - 37.00
42 4.2 2.67 1.93 25.78 38 15 15 0.33 - 18.00
43 4.3 2.64 1.94 21.62 37 19 15 0.32 - 86.00
44 4.1 2.63 1.91 21.14 38 18 16 0.34 - 82.00
45 4.2 2.63 1.92 23.38 36 15 15 0.35 - 27.00
Các lớp đất ở bảng 2 tương ứng với các lớp đất ở bảng 1          
Nền gồm 3 lớp đất. Riêng lớp thứ 3 có chiều dày ∞. Mực nước ngầm nằm cách mặt đất 2,5m  

 



Hãy làm việc hết mình và tin rằng những điều tốt đẹp sẽ đến


 
14/02/2016 21:02 # 15
Minhthdtu
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 20/100 (20%)
Kĩ năng: 28/40 (70%)
Ngày gia nhập: 28/08/2012
Bài gởi: 470
Được cảm ơn: 88
Phản hồi: Giải đáp thắc mắc về môn học Nền & Móng và đồ án Môn học Nền & Móng


Ví dụ vẽ đường cong nén lún và tìm phương trình hồi qui bằng Excel

 file:///C:/Users/PC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.png



Hãy làm việc hết mình và tin rằng những điều tốt đẹp sẽ đến


 
20/02/2016 15:02 # 16
Minhthdtu
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 20/100 (20%)
Kĩ năng: 28/40 (70%)
Ngày gia nhập: 28/08/2012
Bài gởi: 470
Được cảm ơn: 88
Phản hồi: Giải đáp thắc mắc về môn học Nền & Móng và đồ án Môn học Nền & Móng


Yêu cầu nội dung bản vẽ đồ án Nền & Móng

- Một bản vẽ trên khố giấy A1(vẽ máy) gồm các nội dung sau:

+ Thể hiện mặt bằng móng TL 1/200

+ Thể hiện móng nông cột giữa, và cột biên TL 1/25

+ Cấu tạo cọc BTCT tỷ lệ 1/10; các chi tiết cọc 1/5

+ Bảng thống kê vật liệu cho các cấu kiện móng và ghi chú

+ Khung tên theo qui đinh.

- Hoặc có thể vẽ mỗi nội dung như trên vào khổ giấy A3



Hãy làm việc hết mình và tin rằng những điều tốt đẹp sẽ đến


 
20/02/2016 15:02 # 17
Minhthdtu
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 20/100 (20%)
Kĩ năng: 28/40 (70%)
Ngày gia nhập: 28/08/2012
Bài gởi: 470
Được cảm ơn: 88
Phản hồi: Giải đáp thắc mắc về môn học Nền & Móng và đồ án Môn học Nền & Móng


Đây là các thuật ngữ chuyên ngành thường được sử dụng trong tiếng anh 

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

PRELIMINARY WORKS

Công tác chuẩn bị

Preliminary works

Dọn dẹp mặt bằngPhá dỡ kết cấu bê tông cốt thép

Clearing and grubbingDemolition of reinforced concrete structures

Đường tránh, cầu, phà tạm…

Detour, temporary bridge and ferry boat…

Khảo sát, lập bản vẽ thi công

Surveying, working drawing prepararion

Khảo sát địa chấtKhảo sát địa hình, lập BVTC

Geological investigation (Test drilling)Topographic survey and WD preparation

 

CÔNG TÁC ĐẤT

EARTHWORKS

Đào đất thông thường

Common excavation

Đào đất không thích hợp

Unsuitable excavation

Đánh cấp

Bench-cut

Đào đá

Rock excavation

Đào đất kết cấu

Slope cutting

Đào cấp

Structure excavation

Đào đất kết cấu dưới sông

Structure excavation in the river

Đắp bù kết cấu

Structure backfill

Đào rãnh dọc

Excavation for longitudinal drainage

Sét bao

Cohesive soil

Cọc cát

Sand drains

Vải địa kỹ thuật

Geotextile fabric

 



Hãy làm việc hết mình và tin rằng những điều tốt đẹp sẽ đến


 
22/02/2016 16:02 # 18
Minhthdtu
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 20/100 (20%)
Kĩ năng: 28/40 (70%)
Ngày gia nhập: 28/08/2012
Bài gởi: 470
Được cảm ơn: 88
Phản hồi: Giải đáp thắc mắc về môn học Nền & Móng và đồ án Môn học Nền & Móng


Vai trò của giằng móng:

Trả lời: Giằng móng là một kết cấu được dùng để liên kết các móng lại nhằm tăng cường độ cứng của toàn hệ móng. Ngoài ra giằng có thể sử dụng như dầm dỡ phần tường bên trên. Tùy ý đồ thiết kế của Kỹ sư mà cần phải có móng/nền gia cường dưới giằng hoặc không. Ngoại trừ trường hợp trên giằng có tường bắt buộc phải tính toán cần thận, giằng móng có thể đặt theo cầu tạo hoặc tính toán sự làm việc của nó trong tổng thể hệ kết cấu. Nói chung có thể lựa chọn kích thước tiết diện giằng theo nhiệm vụ của nó và các yêu cầu cấu tạo sau đó kiểm tra lại như các cấu kiện BTCT bình thường khác (chẳng hạn, chiều cao chọn theo chiều dài nhịp; bề rộng chọn theo chiều cao hoặc bề rộng tường bên trên...)



Hãy làm việc hết mình và tin rằng những điều tốt đẹp sẽ đến


 
24/02/2016 20:02 # 19
Minhthdtu
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 20/100 (20%)
Kĩ năng: 28/40 (70%)
Ngày gia nhập: 28/08/2012
Bài gởi: 470
Được cảm ơn: 88
Phản hồi: Giải đáp thắc mắc về môn học Nền & Móng và đồ án Môn học Nền & Móng


Tham khảo bố trí cốt thép cho đài cọc

Lưu ý: khi đài cọc có bề dày lớn (thường từ 1m trở lên) người ta bố trí thêm các thanh thép cấu tạo xung quanh đài (thanh số 3,4,5)



Hãy làm việc hết mình và tin rằng những điều tốt đẹp sẽ đến


 
25/02/2016 15:02 # 20
Minhthdtu
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 20/100 (20%)
Kĩ năng: 28/40 (70%)
Ngày gia nhập: 28/08/2012
Bài gởi: 470
Được cảm ơn: 88
Phản hồi: Giải đáp thắc mắc về môn học Nền & Móng và đồ án Môn học Nền & Móng


Mô đun đàn hồi của bê tông ( bê tông dùng làm móng thuộc loại bê tông nặng, đóng rắn tự nhiên)



Hãy làm việc hết mình và tin rằng những điều tốt đẹp sẽ đến


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024