Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
25/03/2012 01:03 # 1
Shuryn
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 2/60 (3%)
Kĩ năng: 104/110 (95%)
Ngày gia nhập: 30/10/2010
Bài gởi: 152
Được cảm ơn: 654
Ký ức đau thương


  Câu chuyện có thật của một cô bé 13 tuổi phải ra làm chứng trong phiên tòa xử vụ bố bạo hành dẫn đến cái chết của mẹ khiến bất cứ người nào có lương tâm cũng phải đau xót, và hơn nữa, đặt ra câu hỏi về quyền của trẻ em khi ra tòa với cương vị người làm chứng hay người bị hại.

Trước khi ra tòa ly hôn, người chồng gọi hai em ruột đến để “tẩu tán” chiếc sập gỗ trong nhà. Bị vợ phản đối, anh ta hò hai người em và cùng lao vào đánh đập vợ, khiến người vợ bị ngã đập đầu gây chấn thương sọ não. Chị qua đời sau khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu… Vụ án xét xử chồng bạo hành vợ dã man ở Hà Nam cách đây vài năm đã từng làm dậy sóng dư luận. Nhưng đằng sau những phẫn nộ, cảm thương, ít ai hiểu được nỗi đau của hai đứa trẻ vừa mất mẹ, lại phải ra tòa làm chứng chống lại bố mình.

Đã ba năm kể từ sau phiên tòa xử bố bạo hành mẹ đến chết, cô bé Nguyễn Thu Hằng (Phủ Lý – Hà Nam) vẫn không sao nguôi được những ám ảnh. Đối với em, quãng thời gian đó là quãng thời gian đen tối nhất trong đời. 


Dáng người nhỏ nhắn, sớm già dặn trước tuổi, song cô bé Hằng vẫn không sao nén được nỗi đau xót. Đã ba năm sau sự việc đau lòng trôi qua, nhưng cuộc sống của em mới chỉ trở lại bình thường khoảng 1 năm trở lại đây. Để có thể bình thản kể lại quá khứ của mình, với em là cả một nỗ lực, cố gắng vượt lên đầy cam go.

 

Điều khiến em đau đáu mãi đến giờ, khi tất cả đau thương và thù hận đã nguôi ngoai, là vì sao một đứa trẻ vô tội như em lại bị đối xử tàn nhẫn đến thế khi ra tòa làm nhân chứng?

 

 

 

“Những phiên tòa ấy, đời em không bao giờ quên được. Thật sự, em không muốn ra tòa một chút nào, không muốn nhìn thấy tờ triệu tập của tòa, nhưng vẫn phải ra vì áp lực từ tòa án và từ mọi người thân thích. Em trai em khi ấy mới 6 tuổi, nó còn quá nhỏ để hiểu mọi chuyện, nên mọi áp lực đều dồn lên em” – Hằng ngậm ngùi nhớ lại.

 

Em kể: “Phiên tòa đầu tiên em rất sốc và sợ hãi. Bước vào phòng xử án là bao nhiêu cảnh đau lòng lại hiện ra trước mắt khiến em vô cùng đau khổ, đau khổ và cảm thấy thẹn với tất cả mọi người. Mọi người càng hỏi han, càng quan tâm, càng khiến em thấy như bị thương hại. Em ấm ức chịu đựng, không cách nào vùng đẩy tất cả ra được. Em chỉ mong được ai đó ở bên nắm lấy tay em, để em có một điểm tựa… thế nhưng tất cả người thân đều đang bận hướng vào phiên tòa. Em thấy mình hoàn toàn bị bỏ mặc.

 

Ngay khi nhìn thấy bố em, thì nỗi căm phẫn trong lòng em dâng lên đỉnh điểm. Em cảm tưởng thậm chí mình có thể xông ra đấm hoặc đánh bố em được luôn vậy. Lúc ấy, em chỉ muốn được chạy ra chỗ khác, từ cái bàn, cái ghế vô tri em cũng không muốn nhìn. Thế nhưng em vẫn phải ở lại.

 

Vào phần xét hỏi, em bị bị tra vấn như kẻ mang tội. Ông thẩm phán lạnh lùng đưa ra câu hỏi, những câu hỏi khô khốc, hỏi mà như quát... khiến em cuống lên ngay từ những câu đầu tiên.

Hoảng sợ, em ôm mặt khóc, không biết và không dám nói gì thêm nữa. Mọi sự tự tin đều biến mất, em chỉ sợ mình nói sai, sợ mình sẽ lại bị quát… Không có ai ở bên động viên em. Mọi người chỉ chăm chắm nghĩ đến kết quả phán xét, còn em, em mong mình được thoát khỏi đó ngay lập tức”.

 

 

Em đã nghĩ đến việc tử tử...

Hai phiên tòa sau đó, em đã quen dần hơn với những thủ tục và áp lực. Nhưng những nỗi sợ hãi, hoảng loạn thì vẫn không thay đổi. Trong phiên tòa cuối cùng khi nghe tòa tuyên phạt bố, cảm xúc của em vô cùng lẫn lộn. Em vừa thương, vừa giận bố, những hình ảnh kinh hoàng tái hiện, nhưng đồng thời những hình ảnh tốt đẹp về bố cũng trở lại trong đầu em.

 

Em phải đưa tay lên ngực để có thêm can đảm đứng lên xin giảm án cho bố… Khi em nói xong, thì bị rất nhiều người mắng thế này thế khác, áp lực rất nặng nhưng em cũng thấy thanh thản hơn…”.

Hằng cho biết, ngoài ba phiên tòa nặng nề như thế, em còn phải qua rất nhiều cuộc “thẩm vấn lấy lời khai” từ phía cơ quan điều tra.

“Điều em rất sợ nữa là những lần em bị gọi lên lấy lời khai. Người ta không về nhà, không gọi em lên tòa, không cho em vào phòng riêng mà đến thẳng trường em học, rồi gọi gọi em lên phòng hội đồng của trường để thẩm vấn. Ngay cả khi đang làm bài kiểm tra em cũng bị kéo xuống. Em bị chất vấn một cách lạnh lùng, giữa bao nhiêu thầy cô, bạn bè đi qua đi lại…

 

Thực sự em không hiểu vì sao người ta lại có thể đối xử với mình như thế!”

 

Hằng ý thức rất rõ, vụ án đã khép lại, những phiên tòa đã đi qua nhưng hậu quá mà nó để lại đối với em quá kinh khủng – “mỗi lần nhớ lại là một lần đau”.

 

“Những phiên tòa khơi dậy cảm xúc căm thù, tiêu cực của em với tất cả mọi người. Em đã bị trầm cảm một thời gian dài sau đó. Sức khỏe của em cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Em bị đau dạ dày, bị đau đầu liên miên do “rối loạn tiền đình” vì lo lắng, căng thẳng kéo dài. Những cơn đau có khi kéo dài đến một tuần khiến em phải nghỉ học, suýt phải vào viện.

 

Từ một đứa cao lớn thuộc loại nhất nhì trong lớp, em gần như không thể lớn hơn được nữa... Em thường xuyên sống trong trạng thái lo sợ, thiếu tự tin, thiếu an toàn, không dám có chính kiến. Chỉ cần nghĩ thoáng qua về chuyện cũ cũng khiến em khóc lóc, đau khổ. Hay mọi người khóc thương mẹ trước mặt cũng khiến em cảm thấy như có dao nhọn xoáy vào lồng ngực… Em sống như một người hoàn toàn khác”.

 

Sợ nước mắt, sợ những lời an ủi, sợ sự quan tâm thái quá của mọi người, cô bé thậm chí còn nghĩ đến cái chết để được giải thoát mọi áp lực: “Luôn thường trực trong đầu em là suy nghĩ mình thật bất hạnh, cuộc đời còn gì đáng sống nữa? Em đã nghĩ đến mua thuốc uống tự tử…

                                                                  Tên nhân vật đã được thay đổi.
                                                                                           -st



KHI NÓI RA, là bạn có thể giải tỏa được.Hãy trung thực.Hãy rõ ràng. Nhưng,hãy có lý.

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024