Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/03/2012 14:03 # 1
Hyo_Bin
Cấp độ: 14 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 22/140 (16%)
Kĩ năng: 168/210 (80%)
Ngày gia nhập: 08/04/2010
Bài gởi: 932
Được cảm ơn: 2268
[Ebook] Thép đã tôi thế đấy – Nikolai Alexeevich Ostrovsky


 



- Tựa sách: Thép đã tôi thế đấy
- Tác giả: Nikolai Ostrovski
- Ngôn ngữ: Tiếng Việt
- Số trang: 635
- Dịch giả: Thép Mới và Huy Vân
- Size : 796KB
- Định dạng: PRC (Ebook)




Chắc hẳn những ai yêu văn học Nga đều biết đến tác phẩm nổi tiếng "Thép đã tôi thế đấy" của Nikolai Ostrovski. Một tác phẩm tuyệt vời nói về chàng thanh nên Pavel Korchagin, cũng chính là hóa thân của tác giả. Là một chiến sĩ cách mạng, ông đã sống một cách nồng cháy và nóng bỏng nhất như nhân vật Pavel của ông. Tác giả đã sống qua những cảnh đời của cuốn tiểu thuyết rồi mới viết nó, ông viết nó trong những điều kiện vô cùng gian khổ: bị bại liệt và mù, bệnh tật tàn phá cơ thể. Hẳn là tác giả phải có một sức mạnh tinh thần rất to lớn, đó là sức mạnh của người chiến sĩ cách mạng không chịu khuất phục trước khó khăn thử thách của cuộc đời. Cho dù bị tàn phế, đau đớn thân thể đến cùng cực, ông vẫn vươn lên phấn đấu để viết nên cuốn tiểu thuyết này. Ông đúng là một con người, một chiến sĩ vĩ đại.


"Thép đã tôi thế đấy" đã một thời được coi là cuốn sách gối đầu giường của bao thế hệ thanh niên Việt Nam. Nhân vật Paven là một hình ảnh điển hình sâu sắc và là sự thể hiện trong sáng bằng nghệ thuật lịch sử của người thanh niên Xô Viết, sự thể hiện những phẩm chất chính trị, tinh thần cao quý, lòng trung thành sâu sắc của người thanh niên Xô Viết đối với Đảng, Tổ quốc, nhân dân. Sức mạnh và tính hấp dẫn của hình ảnh Paven chính là ở chỗ trong con người Paven đã tổng hợp được những phẩm chất tốt đẹp nhất và điển hình nhất của thanh niên Xô Viết thời ấy. Pavel là một thanh niên, được tôi luyện, được nung rèn trong lò lửa của cách mạng và đã vượt qua được nhiều khó khăn, cực khổ. Tác phẩm lột tả được niềm tự hào đã vượt qua những thử thách cam go, sức mạnh của niềm tin và khát khao được sống, được cống hiến, được bùng cháy trọn vẹn ngọn lửa đời mình cho tố quốc, cho cách mạng. Tác phẩm đã truyền lại được cho những độc giả là thanh niên ngọn lửa và chất thép hào hùng, một thứ rất cần thiết trong hành trang vào đời các bạn trẻ để họ có thể sống một cuộc sống có ý nghĩa. Đây là tác phẩm được coi là đặt nền móng cho văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.


“Thép đã tôi thế đấy” là cuốn tiểu thuyết do Nicolai Ostrovsky (1904 - 1936 ) viết trong thời kỳ Stalin. Pavel Korchagin là nhân vật chính của tác phẩm. Ostrovsky đã xây dựng thành công nhân vật này (chính là hóa thân của tác giả), khiến cho độc giả nhiều nơi trên thế giới yêu quí nhân vật Pavel và phương châm sống của Pavel cũng đã trở thành phương châm sống của nhiều thanh niên thế hệ Pavel: "Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người...". Ngày nay, khi đọc tác phẩm theo quan điểm mới, rộng rãi hơn, nhiều người cho rằng, cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại chính là cuộc đấu tranh với đói nghèo và bệnh tật, với dốt nát và vô chính phủ, với chuyên quyền và độc tài... Cuốn tiểu thuyết đã được dịch được dịch ra hơn 70 thứ tiếng và in ra ở hơn 80 nước, trong đó có Việt Nam.


Năm 1954, lần đầu tiên ở Việt Nam, tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Xô Viết Nicôlai Ôxtrovxki “Thép đã tôi thế đấy” được dịch sang tiếng Việt. Thời gian ấy, trong các chiến hào Điện Biên Phủ mù mịt đạn bom, khói lửa, các chiến sĩ của chúng ta đã chuyền tay nhau bản dịch tóm lược tác phẩm này với cái tên “Luyện thành gang thép”. Và trong suốt 50 năm qua, tác phẩm này đã trở thành cuốn sách gối đầu của nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam...


Pavel Korchagin (thường được gọi là Pavơlusa) là một thanh niên lớn lên trong khi điều kiện đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Cũng như bao thanh niên Liên Xô khác, anh cũng có người bạn gái chơi thân, cô tên là Tônhia và sau này trở thành người yêu. Tônhia là một cô gái xinh xắn, yêu Pavel với tất cả tình cảm ban đầu trong trắng ngây thơ của một thiếu nữ mới lớn. Tình cảm của hai người có lẽ sẽ rất đẹp và trọn vẹn nếu như không có chuyện Pavel đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp lúc đó, lý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng, theo tiếng gọi của Đảng Cộng Sản. Anh trai Pavel cũng theo con đường này. Tônhia rất yêu Pavel nhưng không thể đợi anh và theo anh, không dám yêu một lý tưởng. Nhà Tônhia lại thuộc giai cấp tư sản. Pavel nói : ""Anh trước hết là người của Đảng - sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng"...


Pavel đã chia tay Tônhia mà theo lý tưởng mình đã xác định. Anh hăng hái, hồ hởi cống hiến sức trẻ thanh niên của mình cho nhưng công việc phục vụ cho nhân dân, cho Tổ quốc. Trong thời gian xây dựng con đường sắt nhỏ nối khu rừng với thành phố, tình cờ Pavel đã gặp lại Tônhia. Công việc ở đây rất cực nhọc, ngày đêm chịu đói rét, gian khổ để gấp rút hoàn thành cho kỳ được con đường sắt cho kịp trước khi mùa đông tới. Nếu không kịp thì tất cả mọi người trong thành phố này sẽ chết cóng vì không đủ gỗ để sưởi ấm. Do vậy, Tônhia đã suýt không nhận ra anh vì trông anh đã hoàn toàn khác, rách rưới, tím tái vì giá lạnh, gầy gò như một người ăn xin và đang xúc tuyết, tuy có đôi mắt thì vẫn là Pavơlusa ngày nào. Tuy nhiên, cô đã không dám bắt tay anh khi anh đưa tay ra và anh hiểu rằng, tình cảm cũ giữa hai người vĩnh viễn không còn nữa. Cô giờ đây đã có chồng và "sặc mùi băng phiến"...


Sau này, trong quá trình lao động và sinh hoạt trong tổ chức Đảng, Pavel đã gặp Rita và được cô quý mến. Nhưng tình cảm giữa hai người chỉ giữ ở tình đồng chí... Về sau, có lúc Pavel bị bệnh sốt thương hàn và bị bại liệt, vôi hóa cột sống, phải ngồi xe lăn, có một y tá chăm sóc và động viên, dồn hết tình thương cho anh. Anh cảm thấy mình không được quyền lùi bước trước khó khăn, tin tưởng vào tình yêu mới và chuyển sang viết sách vẫn với ngọn lửa và chất thép đã được tôi luyện ngày nào...


Iuri Belichenco - nhà văn Nga, đã viết: "... Ngày nay, đọc lại "Thép đã tôi thế đấy", tôi càng thấy rõ hơn bao giờ hết: đó là một cuốn sách độc nhất vô nhị và đầy sức thuyết phục. Trong tất cả những điều mà ngày hôm nay một số người thì đe dọa chúng ta, còn số khác thì tỏ ra khâm phục cuộc đấu tranh giai cấp, nội chiến và đặc biệt là khâm phục sự lao động vô cùng cực nhọc nhưng tự nguyện của tác giả. Bị vôi hóa cột sống, bị bại liệt cả hai chân, bị mù hẳn vì vết thương, cuộc sống vật chất quá thiếu thốn sau nội chiến, thế mà ông vẫn đêm ngày làm việc bằng hết cả phần cuộc đời còn lại của mình...".


Thép đã tôi thế đấy được sáng tác trong thời kì của những cuộc đấu tranh giai cấp đang dễn ra hết sức dữ dội trên thế giới, thời kì mà lý tưởng là nguồn sống, là sức mạnh đối với rất nhiều thanh niên trẻ trong xã hội (thật tiếc giờ đã khác), cả Liên Xô, Việt Nam, hay tất cả những thanh niên tiến bộ trên toàn tế giới. Thời thế thay đổi, con người đổi thay, vậy Pavel có còn trong lòng thanh niên?


Nhờ vào sự đấu tranh tích cực của dư luận xã hội, của những người hoạt động văn học nghệ thuật và giáo dục ở Nga, tác phẩm nổi tiếng “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Cộng sản Nikolai Ostrovski đã dần dần được phục hồi và chiếm lại vị trí xứng đáng trên văn đàn cũng như trong đời sống tinh thần của nhân dân Nga hiện nay.


Download:
Ebook dạng PRC

Phần mềm đọc file *.prc:
Mobipocket Reader


Nguyễn Hoàng Bình - K14 -QTM

Mail: hyobin2146@gmail.com
Yahoo: bin_cmo









 

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024