Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/03/2010 15:03 # 1
tyanh79
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 20/30 (67%)
Kĩ năng: 5/40 (12%)
Ngày gia nhập: 25/01/2010
Bài gởi: 50
Được cảm ơn: 65
chủ đầu tư 101 dự án, đồ án vẫn “bặt vô âm tín”…


UBND TP Hà Nội khẳng định “chủ đầu tư không nộp hồ sơ coi như từ chối thực hiện dự án” - song 5 tháng trôi qua, chủ đầu tư 101 dự án, đồ án vẫn “bặt vô âm tín”…

Sau đợt rà soát các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư tại Hà Nội đợt I, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc cho phép 244/785 đồ án, dự án được phép triển khai. UBND TP Hà Nội đã thông báo từ đầu tháng 10/2009 tới tất cả chủ đầu tư của 244 đồ án, dự án kể trên phải nộp ngay 3 bộ hồ sơ về Sở QH-KT để khớp nối.

“Bất biết”…

Ngày 1/3, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình cho biết, đối với 101 dự án, đồ án đã được Thủ tướng cho phép triển khai đợt I mà chưa nộp hồ sơ cho tổ công tác rà soát, khớp nối hạ tầng kỹ thuật, UBND TP sẽ chỉ đạo các sở, ngành tiếp tục thông báo lên nhiều phương tiện thông tin đại chúng cũng như gửi văn bản trực tiếp đến các chủ đầu tư.

Với 785 đồ án, dự án “ôm” 59.078ha đất vàng Thủ đô, sau 1 năm rưỡi tạm dừng để “rà”, nay mới chỉ chắc chắn 50 đồ án, dự án được tiếp tục triển khai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh quy hoạch, khớp nối…

“Nếu sau 30 ngày chủ đầu tư nào vẫn không nộp hồ sơ, UBND TP sẽ tổ chức thu hồi dự án, giao chủ đầu tư khác đủ năng lực thực hiện theo trình tự quy định, không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Hà Nội” – Phó Chủ tịch nhấn mạnh.

Đầu tháng 10/2009, đồng thời với văn bản yêu cầu các chủ đầu tư thuộc danh mục 244 đồ án, dự án được tiếp tục triển khai nộp hồ sơ quy hoạch chi tiết 1/2000 hoặc 1/500 đã được phê duyệt về Sở QH-KT, lãnh đạo Hà Nội còn đề nghị các chủ đầu tư này triển khai các dự án, đồ án đúng tiến độ, thời gian quy định.

Đáng chú ý, UBND TP Hà Nội đã không quên lưu ý việc “thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính và các trách nhiệm của chủ đầu tư theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố”.

Thế nhưng, suốt vài tháng qua, dù nhiều văn bản đã được gửi đi, nhiều cơ quan báo chí cũng như website một số cơ quan chức năng Thủ đô đã đăng tải công khai các thông báo, danh mục này… vẫn chỉ có 143 hồ sơ đồ án, dự án đã được tổng hợp. Trong đó 112 hồ sơ do chủ đầu tư cung cấp, còn lại là một số hồ sơ sẵn có đang được thẩm định, lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị Thủ đô.

Đợt 1 chủ yếu rà soát các dự án trong khu vực từ vành đai III đến sông Đáy, thêm huyện Mê Linh, xem xét sự ảnh hưởng bởi hành lang sông Nhuệ và vành đai xanh (từ vành đai 4 đến sông Đáy)… nên trong 143 đồ án, dự án vừa được “tái rà soát” nhiều nhất là tại huyện Từ Liêm - một huyện Hà Nội cũ - với 35 đồ án, dự án;

Xếp thứ nhì là quận Hà Đông với 34 đồ án, dự án; đứng thứ ba là huyện Mê Linh 26 đồ án, dự án. Quận Hoàng Mai và thị xã Sơn Tây là hai địa bàn ít đồ án, dự án “lọt vào chung kết” đợt này nhất, mỗi nơi chỉ có 1 đồ án vừa được hoàn tất rà soát, khớp nối.

Theo Phó Chủ tịch Phí Thái Bình, các đồ án, dự án đã được Thủ tướng cho phép triển khai tiếp tục được phân thành 3 loại:

Dự án, đồ án được tiếp tục triển khai không phải làm thủ tục điều chỉnh quy hoạch, khớp nối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội;

Dự án, đồ án phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch, khớp nối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trước khi thực hiện các thủ tục tiếp theo;

Các đồ án, dự án không nằm trong phạm vi phát triển đô thị và phát triển công nghiệp, hoặc bị ảnh hưởng bởi trục Thăng Long và trong phạm vi vành đai xanh theo Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Căn cứ phân loại này, trong 143 hồ sơ đồ án, dự án vừa được “tái rà soát”, có 50 hồ sơ loại 1 (nhiều nhất “tọa lạc” tại Từ Liêm), 87 hồ sơ loại 2 (nhiều nhất tại Hà Đông) và chỉ có 6 hồ sơ loại 3 (3 đồ án tại Thường Tín, 2 tại Phú Xuyên và 1 tại Hoài Đức).

… hay “bất ổn”?

Nhận định của giới đầu tư bất động sản, giữa một đô thị tràn ngập thông tin, và thông tin thông suốt như Hà Nội hiện nay, không thể có chuyện chủ đầu tư của 101 đồ án, dự án kia suốt nhiều tháng không hay biết “con cưng” của mình được phép tiếp tục “sống và tồn tại”, đến mức không nộp hồ sơ như yêu cầu của lãnh đạo thành phố!

Theo giới thạo tin, đây có thể là một “tín hiệu” nói lên sự phân vân, băn khoăn hay trục trặc từ phía các nhà đầu tư mà rất nhiều trong số đó đã khá vội vã khi “ôm” các đồ án, dự án này trên giấy, nay đứng trước thực tế phải triển khai đúng quy định hoặc thực hiện nghĩa vụ tài chính (nói nôm na là “rơi tiền”).

Một giám đốc kinh doanh bất động sản tại Hà Nội cho biết, khi vừa hay tin đồ án, dự án đợt I được phép triển khai, rất nhiều chủ đầu tư ở “Hà Nội 2” đã rao bán dự án cho ông.

“Trong xe ô tô tôi lúc nào chẳng có mấy bộ hồ sơ họ chuyển cho mình nghiên cứu, trong phòng làm việc cũng đang xếp một chồng nữa nhưng tôi chưa… máu lắm” – ông này nói.

Người khác lại “khái quát hóa” tình hình lên, cho rằng đây là dấu hiệu bất ổn trong tâm lý đầu tư vào Hà Nội: “Nhà đầu tư cũng vỡ kế hoạch nhiều chứ, vì đang được giao thì lại dừng hơn 1 năm để rà soát đi, rà soát lại. Nay nếu có tiếp tục cũng khối ông chập chững lấy lại phong độ. Nói chung đầu tư ở Hà Nội, chúng tôi rất ngại sự thay đổi của cơ chế, chính sách xảy ra thường xuyên!”…

Vừa qua, có nhiều dự án đã xong hầu hết thủ tục, thỏa thuận đầy đủ cả với Sở QH-KT Hà Nội, chỉ còn chờ nhận nốt thủ tục cuối cùng là “giấy phép xây dựng” để triển khai, thì “đùng một cái” Sở Xây dựng Hà Nội thông báo “tạm dừng việc trả giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) trong khu vực trung tâm thuộc các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình”. Thế là, nhiều chủ đầu tư “đi thì cũng dở, ở không xong”, bài toán đầu tư đương nhiên tính lại từ đầu!

Lại nữa, các nhà đầu tư ngại ngần đưa ra ví dụ: Vừa qua, theo Quyết định 108 mới ra của Hà Nội, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ các dự án sẽ được bồi thường, hỗ trợ gấp 5 lần so với chính sách trước đó.

Nhiều nhà đầu tư đang giải phóng mặt bằng đã nhận thấy sự mâu thuẫn trong cùng một dự án khi áp dụng 2 chính sách. Những người dân chấp hành di dời sớm, nhận tiền đền bù ít hơn những người chậm trễ, chây ì tiến độ - bởi không hiếm dự án trên đất Hà Nội việc giải phóng mặt bằng “vắt qua” vài năm ròng chưa xong…

Với 785 đồ án, dự án “ôm” 59.078ha đất vàng Thủ đô, sau 1 năm rưỡi tạm dừng để “rà”, nay mới chỉ chắc chắn 50 đồ án, dự án được tiếp tục triển khai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh quy hoạch, khớp nối…

Lãnh đạo Hà Nội cho biết sẽ thông báo ngay để chủ đầu tư những đồ án, dự án này triển khai theo quy định. Không rõ sẽ có bao nhiêu dự án, đồ án sẽ phải “buông” đất vàng, nhất là khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô sẽ được “chốt” chỉ trong thời gian ngắn nữa?

Theo Bee


Dép xuống giường lên giường vội biệt
Sống ngày nay đâu biết ngày mai.

 
Các thành viên đã Thank tyanh79 vì Bài viết có ích:
10/03/2010 12:03 # 2
qtdcvm
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 29/40 (72%)
Kĩ năng: 21/30 (70%)
Ngày gia nhập: 09/03/2010
Bài gởi: 89
Được cảm ơn: 51
Phản hồi: chủ đầu tư 101 dự án, đồ án vẫn “bặt vô âm tín”…


Trích:
UBND TP Hà Nội khẳng định “chủ đầu tư không nộp hồ sơ coi như từ chối thực hiện dự án” - song 5 tháng trôi qua, chủ đầu tư 101 dự án, đồ án vẫn “bặt vô âm tín”…

Sau đợt rà soát các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư tại Hà Nội đợt I, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc cho phép 244/785 đồ án, dự án được phép triển khai. UBND TP Hà Nội đã thông báo từ đầu tháng 10/2009 tới tất cả chủ đầu tư của 244 đồ án, dự án kể trên phải nộp ngay 3 bộ hồ sơ về Sở QH-KT để khớp nối.

“Bất biết”…

Ngày 1/3, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình cho biết, đối với 101 dự án, đồ án đã được Thủ tướng cho phép triển khai đợt I mà chưa nộp hồ sơ cho tổ công tác rà soát, khớp nối hạ tầng kỹ thuật, UBND TP sẽ chỉ đạo các sở, ngành tiếp tục thông báo lên nhiều phương tiện thông tin đại chúng cũng như gửi văn bản trực tiếp đến các chủ đầu tư.

Với 785 đồ án, dự án “ôm” 59.078ha đất vàng Thủ đô, sau 1 năm rưỡi tạm dừng để “rà”, nay mới chỉ chắc chắn 50 đồ án, dự án được tiếp tục triển khai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh quy hoạch, khớp nối…

“Nếu sau 30 ngày chủ đầu tư nào vẫn không nộp hồ sơ, UBND TP sẽ tổ chức thu hồi dự án, giao chủ đầu tư khác đủ năng lực thực hiện theo trình tự quy định, không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Hà Nội” – Phó Chủ tịch nhấn mạnh.

Đầu tháng 10/2009, đồng thời với văn bản yêu cầu các chủ đầu tư thuộc danh mục 244 đồ án, dự án được tiếp tục triển khai nộp hồ sơ quy hoạch chi tiết 1/2000 hoặc 1/500 đã được phê duyệt về Sở QH-KT, lãnh đạo Hà Nội còn đề nghị các chủ đầu tư này triển khai các dự án, đồ án đúng tiến độ, thời gian quy định.

Đáng chú ý, UBND TP Hà Nội đã không quên lưu ý việc “thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính và các trách nhiệm của chủ đầu tư theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố”.

Thế nhưng, suốt vài tháng qua, dù nhiều văn bản đã được gửi đi, nhiều cơ quan báo chí cũng như website một số cơ quan chức năng Thủ đô đã đăng tải công khai các thông báo, danh mục này… vẫn chỉ có 143 hồ sơ đồ án, dự án đã được tổng hợp. Trong đó 112 hồ sơ do chủ đầu tư cung cấp, còn lại là một số hồ sơ sẵn có đang được thẩm định, lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị Thủ đô.

Đợt 1 chủ yếu rà soát các dự án trong khu vực từ vành đai III đến sông Đáy, thêm huyện Mê Linh, xem xét sự ảnh hưởng bởi hành lang sông Nhuệ và vành đai xanh (từ vành đai 4 đến sông Đáy)… nên trong 143 đồ án, dự án vừa được “tái rà soát” nhiều nhất là tại huyện Từ Liêm - một huyện Hà Nội cũ - với 35 đồ án, dự án;

Xếp thứ nhì là quận Hà Đông với 34 đồ án, dự án; đứng thứ ba là huyện Mê Linh 26 đồ án, dự án. Quận Hoàng Mai và thị xã Sơn Tây là hai địa bàn ít đồ án, dự án “lọt vào chung kết” đợt này nhất, mỗi nơi chỉ có 1 đồ án vừa được hoàn tất rà soát, khớp nối.

Theo Phó Chủ tịch Phí Thái Bình, các đồ án, dự án đã được Thủ tướng cho phép triển khai tiếp tục được phân thành 3 loại:

Dự án, đồ án được tiếp tục triển khai không phải làm thủ tục điều chỉnh quy hoạch, khớp nối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội;

Dự án, đồ án phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch, khớp nối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trước khi thực hiện các thủ tục tiếp theo;

Các đồ án, dự án không nằm trong phạm vi phát triển đô thị và phát triển công nghiệp, hoặc bị ảnh hưởng bởi trục Thăng Long và trong phạm vi vành đai xanh theo Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Căn cứ phân loại này, trong 143 hồ sơ đồ án, dự án vừa được “tái rà soát”, có 50 hồ sơ loại 1 (nhiều nhất “tọa lạc” tại Từ Liêm), 87 hồ sơ loại 2 (nhiều nhất tại Hà Đông) và chỉ có 6 hồ sơ loại 3 (3 đồ án tại Thường Tín, 2 tại Phú Xuyên và 1 tại Hoài Đức).

… hay “bất ổn”?

Nhận định của giới đầu tư bất động sản, giữa một đô thị tràn ngập thông tin, và thông tin thông suốt như Hà Nội hiện nay, không thể có chuyện chủ đầu tư của 101 đồ án, dự án kia suốt nhiều tháng không hay biết “con cưng” của mình được phép tiếp tục “sống và tồn tại”, đến mức không nộp hồ sơ như yêu cầu của lãnh đạo thành phố!

Theo giới thạo tin, đây có thể là một “tín hiệu” nói lên sự phân vân, băn khoăn hay trục trặc từ phía các nhà đầu tư mà rất nhiều trong số đó đã khá vội vã khi “ôm” các đồ án, dự án này trên giấy, nay đứng trước thực tế phải triển khai đúng quy định hoặc thực hiện nghĩa vụ tài chính (nói nôm na là “rơi tiền”).

Một giám đốc kinh doanh bất động sản tại Hà Nội cho biết, khi vừa hay tin đồ án, dự án đợt I được phép triển khai, rất nhiều chủ đầu tư ở “Hà Nội 2” đã rao bán dự án cho ông.

“Trong xe ô tô tôi lúc nào chẳng có mấy bộ hồ sơ họ chuyển cho mình nghiên cứu, trong phòng làm việc cũng đang xếp một chồng nữa nhưng tôi chưa… máu lắm” – ông này nói.

Người khác lại “khái quát hóa” tình hình lên, cho rằng đây là dấu hiệu bất ổn trong tâm lý đầu tư vào Hà Nội: “Nhà đầu tư cũng vỡ kế hoạch nhiều chứ, vì đang được giao thì lại dừng hơn 1 năm để rà soát đi, rà soát lại. Nay nếu có tiếp tục cũng khối ông chập chững lấy lại phong độ. Nói chung đầu tư ở Hà Nội, chúng tôi rất ngại sự thay đổi của cơ chế, chính sách xảy ra thường xuyên!”…

Vừa qua, có nhiều dự án đã xong hầu hết thủ tục, thỏa thuận đầy đủ cả với Sở QH-KT Hà Nội, chỉ còn chờ nhận nốt thủ tục cuối cùng là “giấy phép xây dựng” để triển khai, thì “đùng một cái” Sở Xây dựng Hà Nội thông báo “tạm dừng việc trả giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) trong khu vực trung tâm thuộc các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình”. Thế là, nhiều chủ đầu tư “đi thì cũng dở, ở không xong”, bài toán đầu tư đương nhiên tính lại từ đầu!

Lại nữa, các nhà đầu tư ngại ngần đưa ra ví dụ: Vừa qua, theo Quyết định 108 mới ra của Hà Nội, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ các dự án sẽ được bồi thường, hỗ trợ gấp 5 lần so với chính sách trước đó.

Nhiều nhà đầu tư đang giải phóng mặt bằng đã nhận thấy sự mâu thuẫn trong cùng một dự án khi áp dụng 2 chính sách. Những người dân chấp hành di dời sớm, nhận tiền đền bù ít hơn những người chậm trễ, chây ì tiến độ - bởi không hiếm dự án trên đất Hà Nội việc giải phóng mặt bằng “vắt qua” vài năm ròng chưa xong…

Với 785 đồ án, dự án “ôm” 59.078ha đất vàng Thủ đô, sau 1 năm rưỡi tạm dừng để “rà”, nay mới chỉ chắc chắn 50 đồ án, dự án được tiếp tục triển khai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh quy hoạch, khớp nối…

Lãnh đạo Hà Nội cho biết sẽ thông báo ngay để chủ đầu tư những đồ án, dự án này triển khai theo quy định. Không rõ sẽ có bao nhiêu dự án, đồ án sẽ phải “buông” đất vàng, nhất là khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô sẽ được “chốt” chỉ trong thời gian ngắn nữa?

Theo Bee
Mấy cái này cao cấp quá,ông anh cho mấy đề tài phù hợp hơn trong box thảo luận nha.


Dong lai

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024