Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
27/02/2012 11:02 # 1
minhgiaki
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 6/10 (60%)
Kĩ năng: 18/20 (90%)
Ngày gia nhập: 02/06/2010
Bài gởi: 6
Được cảm ơn: 28
Thảo luận một tí: Xin việc - các yếu tố để góp nên thành công, một góc nhìn khác.


 Rõ ràng, khi đi tìm việc, ngoài một “mớ” kiến thức kĩ năng chuyên môn “gần như hoàn chỉnh”, một bộ dáng bề ngoài thật là oách thì còn có rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng đến.

Bài viết dưới đây là tổng hợp những ý kiến, quan điểm cá nhân của mình, sẽ không thiếu những sơ hở, hạn thế và thiếu sót, vì thế nên “Xin hãy nhẹ tay ^^!”

Điều thứ nhất: Đi câu phải tìm nơi có cá. Muốn câu được cá thì ngoài mồi ngon, cần câu tốt, thời tiết đẹp bạn còn phải chọn 1 nơi CÓ CÁ. Nếu sở hữu tất cả những điều kiện tuyệt vào mà bạn lại chui vào bể bơi mà câu cá thì cũng đánh chịu K Không có bất kì 1 ngoại lệ nào cho các trường hợp này

Điều thứ hai: Đâu là công việc phù hợp cho mình ? Để biết được đâu là công việc phù hợp với mình, có nhiều bước. Bước đầu tiên: Bạn phải nắm được mình học cái gì ? Sau này làm cái gì ? Bây giờ có thể làm được cái gì ? Điều này là bắt buộc !

Ví dụ: Mình học quản trị kinh doanh, do đặc điểm về tính cách và sở thích nên mình có thể chọn làm sales, nhân sự và marketing. Điểm chung của 3 ngành này là gì ? – Là tâm lý. Mình nghĩ, ngoài những kiến thức, kĩ năng “gần như hoàn chỉnh” mà bạn học được thì việc sở hữu những lý luận, kĩ xảo về tâm lý là một sự lựa chọn bổ trợ vô cùng hữu ích.

Trong ngành sales, bạn có thể áp dụng vô số kĩ xảo về tâm lý để hoàn thành tốt công việc của mình. Một nhân viên sales tốt có nhiều cách để bán hàng, tận dụng kĩ năng tấn công vào tâm lý là 1 trong số đó. Cái này không khuyến khích, tận dụng một chút cũng không sao ^^!

Trong ngành nhân sự, hiểu biết về kĩ xảo tâm lý có thể giúp bạn rất nhiều trong việc xử lý các vấn đề nhân sự của công ty. Một khía cạnh khác, trong bất kì 1 tổ chức nào cũng tồn tại việc “minh tranh ám đấu”, thế nên, bạn cần phải hiểu biết một số “kĩ xảo” cần thiết. Các thủ đoạn là hằng hà sa số, người ta cứ xử dụng “hoa chiêu”, “ám chiêu” ầm ầm ra đấy. Cái này cũng không khuyến khích. Nhưng bạn bắt buộc phải hiểu biết một chút thủ đoạn, để mà người ta có dùng thủ đoạn với mình, cũng biết để mà né ^^! Nhớ rõ, chính nhân dùng thủ đoạn, thủ đoạn thành chính ! Nên biết 1 chút cũng không có hại đâu.

Trong marketing, thông qua việc sử dụng các kĩ năng tâm lý, bạn có thể đặt mình vào vị trí khách hàng mà cảm thụ, từ đó đưa ra các biện pháp hữu ích hơn. Ví dụ: Tại 1 ngã tư đường, ví dụ Lê Lợi và Lý Tự Trọng, khi người đi đường rẽ từ Lê Lợi sang lý tự trọng về phía Trần Phú, căn cứ theo góc nhìn họ sẽ nhìn vào khoảng cách nhất định, dựa vào vị trí đó mà đặt standing thì tuyệt ^^!

Việc thứ 2 mà bạn có thể làm, là sử dụng các bài test về tâm lý hoàn chỉnh, nó có thể gợi ý cho bạn nghề nào là phù hợp. Thao khảo tư vấn của các bậc “cao nhân”, “tiền bối”, sẽ rất có ý. Chú ý: Cảnh giác với các lời khuyên kiểu như: Con chọn ngân hàng đi, mẹ thấy ngành đó “hot” lắm, dễ mà xin việc !

Tiếp theo, muốn biết mình hợp với ngành gì, thì phải thử. Đúng, đơn giản thôi, phải thử. Có thử mới biết ! Thử, thử và thử liên tiếp, đừng ngại, bạn cũng có thể thử trong thời gian còn đi học bằng các việc làm thêm, partime job. Hạn chế những việc như dạy kèm, phục vụ bàn, những việc như thế thu hoạch cũng không được nhiều. Mức độ lĩnh ngộ của bạn đối với nghề nghiệp thì còn tùy, ví dụ như làm phục vụ, bạn có thể quan sát về khách hàng, bổ sung kiến thức về phục vụ, kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh để sau này bạn có thể điều hành 1 quán, đâu có vô ích ? Kiến thức, kinh nghiệm bạn có thể thu được từ việc tự trải nghiệm – tức là phải làm thử, cách thứ 2 là quan sát. Qua quan sát mà nắm được những điều khác nhau về công việc. Khi xác nhận được những khó khăn hạn chế cùa mình đối với 1 công việc, bạn có thể lựa chọn từ bỏ hoặc tiếp tục. Thay đổi để thích nghi, thích nghi để mà tồn tại. Câu này của Charles Darwin đấy, mình thấy áp dụng trong cuộc sống cũng hợp lý phết. Cuộc sống là một cuộc chọn lọc tự nhiên đầy khắc nghiệt, để lựa chọn ra ai là người thành công, ai là người xếp xó.

Điều thứ ba: Không có thứ gì là hoàn hảo, bạn phải luôn cố gắng. Lỳ lợm vào ! Quan trọng nhất trong tìm việc là sự kiên nhẫn, sự lỳ lợm mà bạn có. Mình có vài người bạn, ra trường một thời gian rồi mà vẫn chưa có được việc làm vừa ý, thời gian kéo dài, tâm lý càng căng thẳng, nếu có thêm áp lực về tài chính, tiền tiêu nữa thì tuyệt. Bạn sẽ dần rơi vào thế bị động, giống như dưa chuột ngâm muối, càng ngày tương lai càng ảm đạm. Muốn thành công ư ? Dễ thôi, cứ thong thả mà đi xin việc. “Rải bom” một tí cũng tốt, lâu lâu soạn ra cỡ 2 chục cái hồ sơ xin việc mà đi rải khắp các công ty mà bạn đang ngắm đến. Chẳng lẽ trong hàng trăm, hàng nghìn các công ty ở Đà Nẵng không có một vị trí nào cho mình J.

Một số bạn rất sợ phỏng vấn, vì sao ? Họ ngại, họ sợ mình sẽ thất bại, người ta sẽ không nhận mình ..vâng vâng..vâng và vâng...rất nhiều thứ. Nhưng mà, có gì đáng để sợ cơ chứ ? Cứ thử thất bại khoảng vài lần đi, rồi nỗi sợ sẽ rơi vào quá khứ. Cứ đi phỏng vấn vài lần, rồi bạn sẽ trở nên chai lỳ, bạn sẽ ngày càng tự tin. Mất gì đâu chứ ? Coi như lâu lâu đi café ngồi nói chuyện tán nhảm ấy mà, chẳng có mà căng thẳng cả.

Một số công ty sử dụng thủ đoạn tâm lý, bắt người phỏng vấn chờ đợi trong 1 thời gian dài, làm cho họ trải nghiệm sự căng thẳng, gây khó khăn một tí để thử thách họ. Bạn có thể mang theo 1 cuốn sách bỏ túi, trong thời gian chờ đợi lấy ra đọc chơi. Cũng có thể lấy ra 1 cuốn sách chuyên môn để nghiên cứu, “hình ảnh chỉ mang tính chất lừa tình”. Có lần mình còn mang theo 1 bình xi đánh giày, trong thời gian chờ đợi ngồi đánh giày cho vui ^^!

Một số bạn thì sợ phải nghỉ việc nơi này để đi làm ở 1 nơi khác. Làm lại từ đầu ? Khó khăn ư ? Nhiều lắm ^^!. Thông thường, khi người ta đã có được thành công nhất định ở một lĩnh vực, rất khó để họ có thể làm lại từ đầu, từ bỏ tất cả. Mấy ai dám từ bỏ tất cả để làm lại từ đầu ? Giả sử, khi bạn leo lên được 1 vị trí nhất định, bạn có thể bị ngủ quên trong chiến thắng, xa rời hiện thực, xa rời thực tế. Làm lại từ đầu cũng có rất nhiều cái lợi, bạn có thể nắm bắt kĩ càng hơn về khách hàng, về thị trường...Nhiều người nói, làm lại từ đầu rất khó ? Thế kinh nghiệm bạn tích lũy được vất đi đâu ? Tích lũy kinh nghiệm càng nhiều thì càng có ích.

Người ta thường nói, đến 30 tuổi mà chưa làm được gì, cơ hội thành công của bạn sẽ chỉ còn 1 nửa, chẳng biết còn lại bao nhiểu, chỉ biết sẽ còn lại 1 nửa ^^! Thế nên mình đặt ra mục tiêu, 2 năm đầu khi ra trường sẽ là giai đoạn nhảy việc cự ly ngắn (3 tháng đến 6 tháng em nhảy 1 lần), 6 năm để nhảy việc cự ly dài. Mục đích của giai đoạn này là tích lũy, tích lũy thật nhiều, càng nhiều càng có lợi.

Điều thứ 4: Tốc độ phản ứng. Tốc độ phản hay sự nhanh nhạy trong xử lý các tình huống đối với các phỏng vấn viên là một trò đùa đầy hứng thú trong công tác phỏng vấn. Có thể chia làm 2 lĩnh vực, về tốc độ phản ứng nhanh hay chậm, và kết quả phán đoán chính xác hay sai lầm. Thông thường người ta sẽ thích các cá nhân có tốc độ phản ứng chậm nhưng mà chính xác, cẩn thận và tỉ mỉ. Phản ứng nhanh mà kém chính xác thì người ta sẽ cho là ẩu, làm việc không tốt. Nhưng dù sao đi nữa, tốc độ phản ứng nhanh cũng có thể mang lại sự chú ý, hứng thú riêng của phỏng vấn viên dành cho bạn, kết hợp với bộ dáng thật bảnh thì tuyệt !

Hôm nay dừng ở đây, để xem có bị ném đá không rồi mới dám nói tiếp ^^! Nếu có cơ hội thì lần sau sẽ nói về Sự may mắn, vận khí – để xem may mắn là cố hữu hay là chính bạn có thể tạo ra cơ hội cho chính mình J !



......Hỏi trăng ai bán mua một nửa
Ghép lại cho tròn thỏa ước mơ..

VMT a.k.a MGK
Ta thấy hoa cười mê mải ngắm

                   Thế là từ đấy biết nàng thơ.

 


 
Các thành viên đã Thank minhgiaki vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024