Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/03/2010 08:03 # 1
dawn_break
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 10/70 (14%)
Kĩ năng: 27/70 (39%)
Ngày gia nhập: 08/12/2009
Bài gởi: 220
Được cảm ơn: 237
Đôi nét về chương trình IT của Carnegie Mellon


Đôi nét về chương trình IT của Carnegie Mellon

 

 Việc Đại học Carnegie Mellon (CMU) hợp tác đào tạo Công nghệ Thông tin với các đối tác Việt Nam thực sự gây nên sự chú ý lớn vì Carnegie Mellon luôn được xem là một trong bốn đại học mạnh nhất về Công nghệ Thông tin ở Mỹ, có tiếng trên thế giới. Sức mạnh này được thể hiện cụ thể ra sao? Ngoài yếu tố giảng viên và sinh viên đạt chuẩn quốc tế, có thể nói chương trình học là cầu nối gắn kết và tạo ra chất lượng của chính những giảng viên và sinh viên đó ở Carnegie Mellon. Đôi nét về cấu trúc và nội dung của chương trình Công nghệ Phần mềm và Hệ thống Thông tin của CMU sẽ làm rõ hơn nữa vấn đề này.

Về cơ bản, chương trình Công nghệ Phần mềm của CMU được xây dựng trên chuẩn SE 2004, trong khi chương trình Hệ thống Thông tin dựa trên chuẩn IS 2002. Cả hai chuẩn SE 2004 và IS 2002 đều được phát triển qua sự phối hợp của Hiệp hội Máy tính thế giới (ACM) và Viện Công trình Điện - Điện tử quốc tế (IEEE) nên tính chất hướng nghiệp và thực dụng của hai chương trình này khá rõ nét. Trên thực tế đã có hàng ngàn các kỹ sư của Boeing, Samsung, LG,… được đào tạo qua Chương trình Công nghệ Phần mềm của CMU, và nhờ đó đã rất thành công trong việc triển khai các dự án có tầm cỡ ở công ty của họ.

Cụ thể, tính chất thực dụng của chương trình CMU được thể hiện qua việc tích hợp nội dung của bốn nhóm Kỹ năng, bao gồm:

-    Kỹ thuật cơ bản (Foundational Technical Skills);

-    Quản trị kinh doanh (Bussiness Management Skills);

-    Chuyên ngành kỹ thuật (Technical Speciality Skills);

-    Tính chuyên nghiệp (Profesional Skills).

Có thể nói những kiến thức và kỹ năng về Kỹ thuật cơ bản cũng không khác nhiều so với những gì được giảng dạy trong các chương trình Công nghệ Thông tin truyền thống, cũng lập trình và kiểm thử, cũng cấu trúc dữ liệu và cơ sở dữ liệu, cũng hệ điều hành và mạng,… Nhưng điểm khác biệt là CMU cho sinh viên học và làm với toàn bộ khối kiến thức này từ rất sớm, chỉ trong năm 1 và năm 2, thay vì trải ra đến năm 3 hay năm 4 như nhiều chương trình đào tạo Công nghệ Thông tin ở Việt Nam hay các nước khác. Đồng thời, yếu tố thực hành được đặc biệt chú trọng: cả ở những môn mang đậm tính lý thuyết như Mạng máy tính hay các Mô hình Phát triển Phần mềm, sinh viên cũng sẽ có những đồ án hay bài tập nhóm rất thực tế. Bên cạnh đó, mỗi sinh viên ở Carnegie Mellon đều bắt buộc phải có một máy tính xách tay để hỗ trợ tối đa yếu tố thực hành và cơ động trong học tập. Điều này dĩ nhiên sẽ nảy sinh yêu cầu đầu tư lớn cho cả con người và cơ sở vật chất của các đối tác trong Liên hiệp tham gia đào tạo ở Việt Nam. Chẳng hạn, liên hiệp cần có một hệ thống E-Learning thống nhất và một chương bán máy tính xách tay rẻ cho mọi sinh viên tham gia hai chương trình nói trên của CMU.

Trên nền tảng Kỹ thuật cơ bản ban đầu, ở những năm cuối của đại học, sinh viên sẽ được tiếp cận với khối kiến thức và kỹ năng  chuyên ngành kỹ thuật của CMU. Khối kiến thức này tập trung vào kiến trúc phần mềm và hệ thống, các công cụ cũng như phương pháp thiết kế phần mềm, và các vấn đề trong tích hợp những hệ thống lớn. Có thể nói rất nhiều kiến thức, kỹ năng và công cụ phát triển phần mềm được giảng dạy ở đây là những thứ đang được sử dụng trong ngành phần mềm ở Mỹ, là những tài nguyên mà sinh viên Việt Nam thường ít có cơ hội được tiếp cận. Đồng thời, theo tinh thần của Carnegie Mellon, sinh viên trong những năm cuối nên được khuyến khích theo đuổi các mảng chuyên sâu hơn để định hướng cho bản thân trong việc sử dụng các công nghệ phần mềm đã tiếp thu được. Ví dụ, sinh viên có thể đi về ứng dụng tài chính, hệ thống nhúng, viễn thông, điện tử y sinh, game, v.v. Đối với Liên hiệp đào tạo Việt Nam, ở giai đoạn này, nhằm đáp ứng yêu cầu bùng nổ về phát triển nhân lực làm phần mềm cho “outsourcing”, các mảng như lập trình hệ thống, lập trình ứng dụng, phát triển game, và điện tử nhúng sẽ là những điểm nhấn quan trọng.

Bên cạnh những yếu tố kỹ thuật cơ bản và Chuyên ngành Kỹ thuật, chương trình đào tạo của CMU còn lồng ghép những yếu tố về Kỹ năng Quản  trị kinh doanh và Tính  Chuyên nghiệp. Cách tổ chức chương trình như vậy thể hiện vân hóa “học rộng” (“Generalist Culture”), vốn là truyền thống lâu đời ở Carnegie Mellon. Các kỹ năng quản lý và chuyên nghiệp hóa trong công việc chắc chắn sẽ tạo ra những kỹ sư Tin học hoàn thiện hơn, đa năng hơn và vui tính hơn. Đây là bước đột phá rõ nét so với các chương tình Công nghệ Thông tin truyền thống, thường chỉ tập trung vào kỹ thuật mà quên rằng các kỹ năng xã hội và chuyên nghiệp hóa vẫn là thiết yếu cho việc có sử dụng được những kỹ năng kỹ thuật đó vào thị trường lao động hay không.

Cụ thể hơn đối với các Kỹ năng Quản lý, sẽ liên quan nhiều đến việc quản lý dự án, quản lý yêu cầu của khách hàng và quản lý quan hệ với khách hàng trong khi Tính Chuyên nghiệp trong chương trình sẽ được thể hiện qua việc tập trung vào các kỹ năng giao tiếp cũng như tối ưu hóa các quy trình sản xuất và phát triển phần mềm cho điều kiện của từng hình thức doanh nghiệp hay tổ chức cụ thể. Cần phải nói thêm rằng, bên cạnh Công nghệ Thông tin, Carnegie Mellon còn là một trong ba trường mạnh nhất của Mỹ về Quản lý Hoạt động & Sản xuất.

Những kiến thức và kỹ năng về quản lý và tính chuyên nghiệp kể trên còn có thể giúp tạo ra định hướng mới cho thị trường phát triển phần mềm Việt Nam. Trong những năm gần đây, một vấn nạn lớn đối với thị trường phần mềm Việt Nam là sự thiếu hụt những nhà quản lý dự án hay lãnh đạo kỹ thuật giỏi trong các dự án phần mềm. Nhiều công ty phần mềm ở Việt Nam đã phải đi thuê nhân công nước ngoài đảm nhận các vị trí này. Một số người đã cho rằng Việt Nam không có được một sản phẩm phần mềm thương mại hoàn chỉnh hay có thương hiệu quốc tế vì chúng ta không đào tạo được các nhà quản lý hay lãnh đạo giỏi cho lĩnh vực phát triển phần mềm. Liên hiệp đào tạo Công nghệ Phần mềm Việt Nam chính vì vậy hy vọng sẽ bù đắp được hạn chế này qua chương trình học của CMU và những sinh viên sẽ tốt nghiệp từ các chương trình này.

Có thể thấy qua 4 khối kiến thức và kỹ năng nói trên, chương trình học của Carnegie Mellon về Công nghệ Phần mềm và Hệ thống Thông tin thật sự sẽ giúp xây dựng các kỹ năng thiết yếu cho sinh viên. Tuy nhiên sẽ là thiếu nếu không kể đến vai trò của kinh nghiệm trong quản lý - phát triển phần mềm; vì vậy, Liên hiệp đào tạo Công nghệ Phần mềm Việt Nam đặc biệt chú trọng vai trò của đồ án Capstone trong chương trình. Đây là những đồ án (phần mềm) thực tế, với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp thực tế mà sinh viên sẽ có cơ hội làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Cả công ty DTT và ITTI đều thường xuyên có những dự án phần mềm lớn từ nước ngoài mà sinh viên có thể tham gia ở một góc độ nào đó. Còn các đại học như Duy Tân, Cần Thơ và Văn Lang thì đều có những xưởng phần mềm trong trường, phục vụ ít nhiều cho nhu cầu của doanh nghiệp địa phương. Vì vậy việc triển khai các đồ án Capstone sẽ không khó đối với Liên hiệp. Đó là chưa kể đến nhiều công ty phần mềm đang đăng ký hỗ trợ tổ chức các đồ án Capstone của Liên hiệp.

Những mô tả trên là cho toàn bộ chương trình học về Công nghệ Phần mềm và Hệ thống Thông tin của Carnegie Mellon. Đáng chú ý là CMU đã phối hợp giúp tổ chức lại các môn học kể trên thành những module môn học hoàn chỉnh để giảng dạy cho những đối tượng đã đi làm rồi. Dự kiến sẽ có các module như: Quản trị Dự án Phần mềm, Kiểm thử & Đảm bảo Chất lượng Phần mềm, Kỹ năng Lập trình, … Như đã nói, những module đào tạo ngắn hạn trên cơ sở chương trình của Carnegie Mellon cho những người đã đi làm rồi cũng đã rất thành công ở Boeing, Samsung, LG, v.v.


ThS. NCS. Lê Ngyên Bảo



Ngồi nhìn đời nơi cuối phố vắng...

 
Các thành viên đã Thank dawn_break vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024