TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
XÂY CẦU Ô THƯỚC
SỐ…………... /KH DHDT Đà Nẵng, Ngày 18 tháng 02 năm 2012
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI “XÂY CẦU Ô THƯỚC”
1. MỤC ĐÍCH
Tạo sân chơi lành mạnh cho sinh viên, học sinh phổ thông đam mê các lĩnh vực xây dựng, kiến trúc. Nhằm tạo điều kiện cho học sinh và sinh viên Đại học Duy Tân có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau.
2. NỘI DUNG
2.1. Đối tượng tham gia, địa điểm tổ chức, thời gian tổ chức
a. Đối tượng tham gia:
Học sinh các trường Phổ thông Trung học trên địa bàn TP Đà Nẵng: mỗi trường PH TH chỉ được đăng kí tối đa 03 đội tham gia (theo mẫu đính kèm)
Sinh viên thuộc trường Đại học Duy Tân: Mỗi lớp đăng kí tối đa 02 đội (theo mẫu đính kèm)
b. Địa điểm tổ chức:
Khoa Xây dựng - Trường Đại học Duy Tân
Địa chỉ: P.202 K7/25 Quang Trung – TP. Đà Nẵng
Email: Khoaxaydung@duytan.edu.vn; điện thoại: 0511.3827111 (202)
Website: http://xaycauothuoc.duytan.edu.vn
http://kxaydung.duytan.edu.vn
c. Thời gian tổ chức cuộc thi:
- Phát động cuộc thi: ngày 20/02/2012
- Nhận đăng kí và giao nhận vật liệu: từ ngày 20/02/2012 đến 26/3/2012
- Họp các đội: phổ biến nội dung cuộc thi, giải đáp thắc mắc và hướng dẫn kĩ thuật 27/3/2012
- Đăng kí thi đấu: 8h00 đến 16h00 Ngày 07/4/2012
- Thi đấu: từ 8h00 Ngày 08/4/2012
- Công bố kết quả và trao giải: Ban tổ chức sẽ thông báo vào sáng ngày 08/4/2012
2.2. Thành phần Ban Tổ chức và Ban giám khảo
2.2.1. Thành phần ban tổ chức:
Họ Và Tên Đơn vị Chức danh
1. TS Nguyễn Chiến Thắng TT Nghiên cứu & phát triển (R&D) Trưởng ban
2. NCS.ThS. Huỳnh Ngọc Hào Phó Hiệu trưởng Phó ban
3. ThS Đặng Ngọc Trung Ban Tuyển Sinh Phó ban
4. ThS Dương Minh Châu Phó Trưởng khoa Xây dựng Phó ban
5. NCS.ThS Lê Công Duy Giảng viên khoa Xây dựng Thành viên
6. ThS Lê Thị Thanh Bình Giảng viên khoa Xây dựng Thành viên
7. KS Nguyễn Đức Hoàng Giảng viên khoa Xây dựng Thành viên
8. KS Phạm Viết Hiếu Giảng viên khoa Xây dựng Thành viên
9. KS Nguyễn Cửu Nhị Giảng viên Khoa Xây dựng Thành viên
10. Các Trưởng khoa có sinh viên tham gia Thành viên
2.2.2. Thành phần Ban giám khảo:
1. TS Nguyễn Chiến Thắng Trung tâm N.cứu và phát triển (R&D) Chủ Tịch
2. NCS.ThS Huỳnh Ngọc Hào Phó Hiệu trưởng Thành viên
3. ThS Nguyễn Quốc Lâm Trưởng khoa Xây dựng Thành viên
4. ThS.KTS Lê Thị Thu Hà Phó Trưởng khoa Kiến Trúc Thành viên
5. NCS.ThS Trần Văn Đức Trưởng bộ môn CSU – Khoa Đào tạo quốc tế Thành viên
6. ThS.KTS Vũ Thị Thuý Hải Trưởng Bộ môn Kiến trúc – Khoa Kiến Trúc Thành viên
7. ThS Nguyễn Đình Khanh P. Trưởng BM Cầu đường – Khoa Xây dựng Thành viên
8. NCS.ThS Lê Công Duy Giảng viên khoa Xây dựng Thành viên
2.3. Cơ cấu giải thưởng:
- Ban tổ chức trao 02 bộ giải thưởng; một bộ dành cho các đội thuộc các trường PT TH và một bộ dành cho các đội là sinh viên trường đại học Duy Tân.
TT
|
Bộ giải thưởng dành cho sinh viên
|
Bộ giải thưởng dành cho học sinh
|
1
|
01 Giải Nhất: 7.000.000 VNĐ
|
01 Giải Nhất: 7.000.000 VNĐ
|
2
|
01Giải Nhì: 5.000.000 VNĐ
|
01Giải Nhì: 5.000.000 VNĐ
|
3
|
01 Giải Ba: 3.000.000 VNĐ
|
01 Giải Ba: 3.000.000 VNĐ
|
4
|
01 Giải Khuyến khích: 1.000.000 VNĐ
|
01 Giải Khuyến khích: 1.000.000 VNĐ
|
5
|
01 Giải Dự báo tải trọng: 1.000.000 VNĐ
|
01 Giải Ý tưởng sáng tạo: 1.000.000 VNĐ
|
- Ban Tổ chức xếp hạng các đội dựa trên tổng điểm của đội dự thi (xem phần thể lệ)
3. THỂ LỆ CUỘC THI
3.1. Trình tự thi đấu:
- Các đội dự thi đăng kí thi đấu:
- Triệu tập các đội dự thi; bốc thăm thứ tự dự thi; đội trưởng các đội đưa cầu vào sơ đồ thử tải; Ban giám khảo xác định kích thước; chấm điểm kiến trúc, trừ điểm hoặc truất quyền thi đấu (nếu vi phạm quy định).
- Đại diện các đội thuyết minh về ý tưởng và phương án thiết kế, xây dựng (ưu tiên cộng điểm cho các đội trình chiếu hình ảnh, phim về các giai đoạn thực hiện thiết kế và xây dựng cầu).
- Ban giám khảo xác định khối lượng của cây cầu.
- Thử tải: Sau khi đưa cầu vào vị trí thử tải, Ban giám khảo kiểm tra, chấp nhận thì các đội mới được chất tải.
- Bản thử tải là hai gối kê, nằm ngang, có khoảng cách đúng bằng 500mm.
- Đội trưởng đăng kí mức tải trọng của cây cầu.
- Quy định về chất tải: Mốc xuất phát là 5kG; các cấp tải khác các đội tự chọn.
- Thời gian duy trì cấp tải trọng: 20giây tính từ khi treo tải xong.
Nếu cầu bị phá hỏng trước thời gian 20giây; cấp tải được công nhận là cấp tải trước đó.
Độ võng tại điểm treo tải lớn hơn 100 mm thì cầu cũng coi như bị phá hỏng.
Nếu cầu chưa bị phá hoại trong vòng 20giây, BGK công nhận cấp tải;
Các đội dự thi có quyền dừng việc thử tải và Ban giám khảo sẽ công nhận cấp tải.
3.2. Quy định về cây cầu dự thi và chấm điểm
3.2.1. Các bộ phận bắt buộc và quy định kích thước:
a. Bộ phận tối thiểu là phần dành cho phương tiện lưu thông và tấm gắn móc treo thử tải.
- Kích thước của phương tiện qua cầu: bề rộng x chiều cao: 100mmx60mm. Bộ phận dành cho phương tiện là bộ phận tiếp nối với mố cầu (Bản thử hai mép kê thử tải). (xem hình vẽ)
- Móc treo thử tải bằng gỗ, do ban tổ chức cung cấp, móc treo phải được treo ở vị trí phần dành cho phương tiện giao thông.
b. Chiều cao tối đa: 400mm (tính từ điểm thấp nhất đến điểm cao nhất)
c. Chiều dài tối thiểu: 600mm. (tính theo phương dọc cầu)
d. Bề rộng tối thiểu: 120mm. (tính theo phương ngang của cầu)
Các kích thước được xác định như hình vẽ; kích thước được đo khi đưa cầu vào thử tải.
3.2.2. Vật liệu làm cầu:
a. Các vật liệu do Ban tổ chức cung cấp (không được thay đổi chủng loại)
- Đũa gỗ; Keo dán 502; Tấm gỗ (dùng để làm các bản nối); Chỉ; Tấm gắn móc treo tải.
b. Vật liệu liệu trang trí khác (Ban tổ chức không cấp): giấy và ni lông.
Ngoài các vật liệu quy định, các đội không được sử dụng các loại vật liệu khác.
3.3. Quy định chấm điểm
3.3.1. Điểm kiến trúc (D): tối đa 100điểm
- Thuyết minh về ý tưởng, phương án thiết kế và xây dựng cầu 30điểm
- Thẩm mỹ (hài hoà về hình dáng, sắc nét về chi tiết) 50điểm
- Tính sáng tạo, độc đáo 20điểm
Điểm phần kiến trúc là điểm trung bình của các thành viên Ban giám khảo.
Nếu cây cầu vi phạm kích thước quy định ở mục 3.2.1; mỗi nội dung điểm phần kiến trúc sẽ bị trừ 10 điểm.
Trường hợp vi phạm quy định về vật liệu sử dụng (mục 3.2.2), cây cầu không được thử tải (không có khả năng chịu lực và điểm dự báo mức tải)
3.3.2. Điểm khả năng chịu lực (T): tối đa 200điểm.
Điểm về khả năng chịu lực được tính dựa vào tỷ số giữa Khả năng chịu lực (X) của cây cầy và bình phương khối lượng của cây cầu (G); xác định theo công thức sau:
;
Trong đó: X là khả năng chịu lực của cầu
P: Trọng lượng lớn nhất khi phá hoại (kG)
G: Trọng lượng của cây cầu (kG).
Điểm của khả năng chịu lực của cây cầu (Ti)được xác định dựa vào tỷ số giữa Khả năng chịu lực của cầu (Xi)và khả năng chịu lực của cây cầu có khả năng chịu lực lớn nhất (Xmax), nhân với điểm tối đa.
(điểm)
3.3.3. Điểm dự báo mức tải trọng (U): tối đa 50điểm
- Điểm dự báo mức tải trọng được tính dựa vào độ lệch giữa tải trọng thực tế được công nhận và tải trọng dự báo của đội dự thi.
- Độ lệch tải trọng được tính như sau:
; làm tròn đến phần nguyên.
Trong đó:
Pdb: Tải trọng dự báo của đội dự thi (kG)
P: Tải trọng được Ban giám khảo công nhận (kG)
Điểm dự báo mức tải trọng
Y
|
<10%
|
10%-:-19%
|
20%-:-29%
|
30%-:-39%
|
40%-:-49%
|
>=50%
|
Điểm (U)
|
50điểm
|
40điểm
|
30điểm
|
20điểm
|
10điểm
|
0điểm
|
3.4. Xếp hạng và trao giải
a. Giải chính thức
Kết quả xếp hạng các giải chính thức: dựa vào tiêu chí Điểm tổng kết (từ cao xuống).
Điểm tổng kết = D+T+U
Trường hợp có nhiều hơn 1 đội bằng điểm nhau, Thứ hạng sẽ được quyết định bằng điểm Khả năng chịu lực (T), tiếp thep là kết quả bốc thăm.
b. Giải phụ
Giải phụ dành cho khối sinh viên (Giải dự báo tải trọng chính xác nhất): Căn cứ vào điểm dự báo mức tải trọng ít sai lệch nhất. Trường hợp các đội bằng nhau, xác định đội thắng cuộc dựa vào điểm tổng kết, tiếp theo là kết quả bốc thăm.
Giải phụ dành cho khối học sinh (Ý tưởng sáng tạo): Xếp hạng dựa vào điểm trung bình của Ban giám khảo của phần điểm Tính sáng tạo, độc đáo. Trường hợp các đội bằng điểm, xác định đội thắng dựa vào điểm tổng kết, tiếp theo là kết quả bốc thăm.
TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC
HIỆU TRƯỞNG
(Duyệt)
TS Nguyễn Chiến Thắng