Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
30/11/2011 11:11 # 1
devil1987
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 5/20 (25%)
Kĩ năng: 2/10 (20%)
Ngày gia nhập: 30/11/2011
Bài gởi: 15
Được cảm ơn: 2
Dự án âm nhạc BHV - Dự án của những sáng tạo


Được bắt đầu từ năm 2010 nhưng phải tới năm 2011, Dự án âm nhạc của BHV mới thực sự định hình trong lòng khán giả…

 

Dự án âm nhạc BHV - Dự án của những sáng tạo
(Ảnh: Minh Huy)

 

 

Bài hát Việt đã có cuộc hành trình dài 7 năm và trong thời gian này, chương trình đã có nhiều sự thay đổi về format, một trong số những thay đổi đó chính là Dự án âm nhạc. Dự án âm nhạc chính thức xuất hiện trong format của Bài hát Việt từ năm 2010, tuy nhiên, với 3 tháng/1 liveshow, phần này đã chưa thực sự phát huy được tác dụng. Trong năm 2011, với cách làm mới cùng sự trở lại của mỗi tháng một liveshow, Dự án âm nhạc đã trở thành một phần rất được khán giả mong đợi - nơi họ có thể được thưởng thức những dự án mới nhất của các nhạc sĩ, ca sĩ với nhứng sáng tạo mới. Dự án âm nhạc đã trở thành một phần quan trọng của Bài hát Việt - bên cạnh 9 ca khúc mới của các tác giả.

 
Vậy, ê-kíp của chương trình đã làm việc như thế nào để đưa những dự án này đến với khán giả? Hãy cùng VTV.Vn tìm hiểu qua cuộc trò chuyện với biên tập âm nhạc Hoàng Anh Minh và đạo diễn Nguyễn Anh Dũng - những người phụ trách thực hiện Dự án âm nhạc của BHV.
 
 
Chào Hoàng Anh Minh và Nguyễn Anh Dũng! Thường thì mình căn cứ những điều kiện như thế nào để chọn dự án trình diễn trên BHV? Có một tiêu chuẩn cụ thể nào không?
 
-  Không có tiêu chuẩn cụ thể nào nhưng cũng có một số những yêu cầu như dự án thường là những dự án về âm nhạc tốt, có tính sáng tạo cao, dòng nhạc rõ ràng hoặc phải đặc trưng cho dòng nhạc ấy. Nói chung càng sáng tạo càng tốt kể cả bắt trước Tây nhưng ở Việt Nam nó đang là lạ...
 
Vậy ê-kíp của chương trình tìm kiếm những dự án đó như thế nào?
 
-  Do quan hệ của mình với các nhà sản xuất, các nghệ sĩ thôi. Từ quan hệ của mình, mình sẽ biết ở thời điểm hiện tại ai đang làm việc gì, ai đang có dự án nào khả thi, dự án đấy chạy đến đâu rồi. Ví dụ dự án “Vòng tròn” của Hồng Nhung vừa được giới thiệu trong liveshow tháng 11 lẽ ra được đưa lên sân khấu BHV từ năm ngoái, nhưng do thời gian hoàn thành chậm hơn dự định nên phải đến năm nay mình mới làm được.
 
Hai bạn có thể nói rõ hơn những bước để dự án lên đưa lên BHV như thế nào không?
 
-  Tùy từng dự án ê-kíp sẽ có những cách thức trình diễn hoặc kết cấu khác nhau. Ví dụ như Dự án Thân thiện, nghệ sĩ có thể nói tốt thì để họ giãi bày trực tiếp trên sân khấu nhưng dự án nào nghệ sĩ nói không tốt hoặc cần một không gian cho họ tự sự, thời gian cho họ thay đổi trang phục thì dùng tới clip. Và khi đó clip là để giải thích cho khán giả hiểu thêm về dòng nhạc của dự án đó: Dự án được bắt nguồn, khởi đầu ra sao, làm như thế nào, khó khăn thuận lợi gì và có thêm ý kiến của các nhà chuyên môn về dòng nhạc ấy, gu âm nhạc ấy và công việc của người nghệ sĩ ấy. Tuy nhiên mình phải làm sao để không bị quá lê thê mà khán giả vẫn hiểu được tính chất dự án, hiểu được dòng nhạc nghệ sĩ đang theo đuổi, hiểu được tính chất công việc của nghệ sĩ đó.
 
Cái khó nhất khi mình làm kịch bản cho một dự án chỉ gói gọn trong 30' là gì?
 
-  Quan trọng là với 4 ca khúc có thể cho khán giả hình dung toàn bộ dự án. Nó phải là những thứ tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất. Hình ảnh của nghệ sĩ đó cũng phải ăn khớp với âm nhạc để khi nhìn, khi nghe khán giả có thể hình dung không gian âm nhạc sáng tạo của những người làm dự án đó.
 
Có thể nhận thấy là so với năm 2010, Dự án âm nhạc năm nay có một sự thay đổi lớn trong cách giới thiệu (những video). Sự thay đổi này bắt nguồn từ đâu?
 
-  Bắt nguồn từ tư duy của người sản xuất. Tới một thời điểm mình cảm thấy cần sự thay đổi để chương trình mới và phong phú hơn.
 
Từ 2010, đã có nhiều dự án được giới thiệu tại BHV, với tư cách người làm chương trình,

dự án nào ấn tượng với các bạn nhất, dự án nào thích nhất và dự án nào khó làm nhất? 
-  Ấn tượng nhất chắc là Đại Lâm Linh - Âm nhạc ấn tượng, cách thức tiếp cận với nghệ sĩ cũng khác biệt. Họ đều cá tính, làm việc rất khó vì họ có những yêu cầu khác người. Ví dụ họ chỉ thích đi chân đất, đầu cạo trọc, họ chỉ thích ngồi xuống, thậm chí nằm xuống sân khấu để hát.
 
Nhưng đó cũng là dự án mà tính cho tới thời điêm này gặp phản ứng mạnh nhất từ khán giả?
 
-  Thì nó ấn tượng và đặc biệt mà. Thường thì cái gì quá ấn tượng, cái gì quá đặc biệt sẽ gặp những phản ứng. Âm nhạc của họ là âm nhạc thể nghiệm, mọi thứ đều nằm ở dạng thức thể nghiệm, thậm chí thể nghiệm cả khán giả truyền hình. Thông thường những dự án kiểu đó chỉ được biểu diễn ở những không gian nhỏ, ít khán giả và khán giả cũng rất kén chọn. Thậm chí đầu óc họ suy nghĩ hơi khác thường.
 
Đó có phải dự án khó nhất?
 
-  Tụi mình nghĩ khó nhất phải nói là dự án của Trần Mạnh Tuấn, vì phải đưa cả một ê-kíp nhạc Jazz lên sân khấu, setup âm thanh rất khó khăn. Ánh sáng cũng là một thách thức, ánh sáng phải vừa đủ, không được quá sáng, vẫn tạo ra được những mảng màu sắc trên sân khấu, vẫn có điểm nhấn của người solo nhạc cụ mà vẫn phải đáp ứng được những tiêu chuẩn truyền hình. Trong khi đó từ sân khấu thực lên truyền hình là một bước dài vì  truyền hình của ta không phải HD, những màu sắc mà nhìn trực tiếp tại sân khấu rất thích mắt như xanh đậm, tím là hầu như không sử dụng được. Lên truyền hình ánh sáng thường bị bết lại một khối, vô cùng khủng khiếp… Bên cạnh đó, dự án đó lại toàn nhạc cụ, thưởng thức rất khó. Khán giả Việt Nam mà cụ thể khán giả BHV chưa quen với kiểu thưởng thức một dự án chỉ có độc nhất các loại nhạc cụ.
 
Điều gì trong những dự án âm nhạc khiến bạn cảm thấy thích và hứng thú nhất khi làm?
 
-  Tính sáng tạo từ chính dự án và nghệ sĩ, vì tiêu chí lớn nhất của dự án BHV là sáng tạo mà.
 
Cảm ơn hai bạn về cuộc trò chuyện!


Tác giả : Oải Hương



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024