Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
28/10/2011 13:10 # 1
hoanghac
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 9/10 (90%)
Kĩ năng: 5/10 (50%)
Ngày gia nhập: 25/10/2011
Bài gởi: 9
Được cảm ơn: 5
Tự học khoá Kỹ thuật viên mạng máy tính


LỜI MỞ ĐẦU


Nhằm chia sẻ cùng các bạn kỹ năng triển khai và quản trị hệ thống mạng Windows trong chương trình của khoá học Kỹ thuật viên mạng máy tính, trong chủ đề này, tôi sẽ hướng dẫn một cách chi tiết và đầy đủ các kiến thức và kỹ năng nhằm giúp các bạn tự thực hành và quản trị được các hệ thống mạng Windows phổ biến hiện nay.

Mục tiêu của loạt bài chia sẻ tại chủ đề này là giúp các bạn triển khai và quản trị được một hệ thống mạng có dạng như sau:

Sau khi tự mình hoàn thành khoá học, bạn có thể triển khai và quản trị được các hệ thống mạng với số nút mạng khoảng 100 nút, trong đó gồm khoảng 10 máy chủ.

Tô Thanh Hải
System Administrator, Huesoft
 
 
 



 
Các thành viên đã Thank hoanghac vì Bài viết có ích:
28/10/2011 13:10 # 2
hoanghac
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 9/10 (90%)
Kĩ năng: 5/10 (50%)
Ngày gia nhập: 25/10/2011
Bài gởi: 9
Được cảm ơn: 5
Tự học khoá Kỹ thuật viên mạng máy tính


Bài 1: BẤM DÂY CÁP MẠNG

 

I. Mục đích

Bài thực hành này hướng dẫn các bạn các phương pháp bấm dây mạng để kết nối các máy tính trong mạng LAN.

II. Định nghĩa

Cáp xoắn đôi là loại cáp gồm nhiều cặp dây đồng xoắn lại với nhau nhằm chống phát xạ nhiễu điện từ. Do giá thành thấp nên cáp xoắn được dùng rất rộng rãi. Cáp xoắn đôi thường có 8 sợi, chia thành 4 đôi và các đôi thường có màu qui ước là:

·        Trắng xanh cây/Xanh cây (Pin 1- 2),

·        Trắng cam/Cam (Pin 3 - 6),

·        Trắng xanh trời/Xanh trời (Pin 4 - 5),

·        Trắng nâu/nâu (Pin 7 - 8).

Thông thường, các card mạng UTP tốc độ 10 – 10/100 và 100Mbps chỉ sử dụng 2 đôi dành cho việc “Truyền” và “Nhận” tín hiệu - đó là đôi Trắng cam/CamTrắng xanh câp/Xanh cây.

III.  Thực hành

Trong phần này, các học viên sẽ được bấm hai UTP Connector.

 
Đối với cáp thẳng (Straight-Through Cable) ta bấm 2 đầu giống nhau theo 1 trong 2 chuẩn sau:

·        Chuẩn A: dây 1 2 3 4 5 6 7 8

Màu sắc

1

2

3

4

5

6

7

8

STT

Trắng

xanh cây

Xanh

cây

Trắng

cam

Xanh

trời

Trắng xanh trời

Cam

Trắng

nâu

Nâu

·        Chuẩn B: dây 1 2 3 4 5 6 7 8

Màu sắc

1

2

3

4

5

6

7

8

STT

Trắng

cam

Cam

Trắng

xanh

cây

Xanh

trời

Trắng xanh trời

Xanh

cây

Trắng

nâu

Nâu

Đối với cáp chéo (Crossover Cable) ta bấm 2 đầu khác nhau theo 2 chuẩn A và B như trên, mỗi đầu 1 chuẩn. Nghĩa là đầu này bấm chuẩn A thì đầu còn lại sẽ bấm theo chuẩn B. Dưới đây là hình ảnh minh họa cách bấm cáp thẳng và cáp chéo.

Các bước tiến hành bấm cáp như sau:
   1. Xác định khoảng cách thực cần thiết cho đoạn cáp, sau đó cộng thêm 20-25 cm.

   2. Bóc vỏ một đầu cáp từ 2,5-4 cm tính từ đầu sợi cáp

   3. Sắp xếp các đôi theo chuẩn T568A hoặc T568B

   4. Dùng dụng cụ cắt các sợi cáp tại vị trí cách mép vỏ từ 1,5-2 cm

   5. Kiểm tra lại vị trí các đôi cáp. Đưa các đôi cáp vào RJ45 Connector

   6. Bấm bằng dụng cụ bấm cáp

 




 
Các thành viên đã Thank hoanghac vì Bài viết có ích:
30/10/2011 13:10 # 3
hoanghac
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 9/10 (90%)
Kĩ năng: 5/10 (50%)
Ngày gia nhập: 25/10/2011
Bài gởi: 9
Được cảm ơn: 5
Tự học khoá Kỹ thuật viên mạng máy tính


Bài 2: HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT WINDOWS SERVER 2003

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của người kỹ thuật viên là cài đặt hệ điều hành, đặc biệt là các hệ điều hành máy chủ. Trong bài này, chúng ta sẽ thực hành cài đặt Windows Server 2003 từ đĩa CD-ROM. Các bước thực hiện như sau:

1.    Sau khi nhấn nút Power để khởi động hệ thống, đưa đĩa CD-ROM cài đặt Window Server 2003 vào ổ CD-ROM, chúng ta nhấn một phím bất kỳ để khởi động từ CD-ROM.
2.    Màn hình dò tìm một số thông số cấu hình trong quá trình cài đặt xuất hiện:
3.    Đợi một vài giây, chúng ta đến màn hình giới thiệu của quá trình cài đặt:

 
4.    Nhấn Enter (continue) để tiếp tục, chúng ta đến màn hình thông tin về bản quyền của hệ điều hành này:

 
5.    Nhấn phím F8 (I agree) để đồng ý, chúng ta đến màn hình lựa chọn phân vùng đĩa dùng để cài đặt:

 
6.    Nhấn phím C (Create Partition) để tạo phân vùng đĩa cài đặt từ phân vùng chưa xác định, chúng ta đến màn hình xác định dung lượng đĩa dùng để cài đặt:

 
7.    Ta có thể thay đổi kích thước của partition cần tạo, trong hình trên là 4087MB, hoặc nhấn phím Enter (Create) để tạo phân vùng đĩa cài đặt theo kích thước mặc định:
8.    Chọn phân vùng cài đặt và nhấn phím Enter (Install) để bắt đầu quá trình cài đặt Windows Server 2003 lên phân vùng đã lựa chọn:

 
9.    Chọn hệ thống file định dạng cho phân vùng đã chọn, trong trường hợp này ta chọn hệ thống file NTFS, sau đó nhấn phím Enter (Continue) để định dạng phân vùng theo hệ thống file NTFS đã chọn, màn hình sau đây sẽ xuất hiện.

 

10.     Đợi một vài giây, chúng ta bắt gặp màn hình sao chép các file cài đặt hệ điều hành sẽ xuất hiện.


 
11.     Sau khi hoàn thành việc sao chép các file cài đặt, hệ thống bắt đầu tiến trình cấu hình.
12.     Sau khi cấu hình xong, hệ thống tự động khởi động lại và kết thúc tiến trình cấu hình.
13.     Đợi một vài giây, tiến trình cài đặt thực sự bắt đầu:

 
 
14.     Sau một vài giây, hệ thống yêu cầu chúng ta chọn Ngôn ngữ và Vùng miền, giữ nguyên các thiết lập mặc định như hình sau và nhấn nút Next:
15.    Màn hình yêu cầu chúng ta nhập thông tin về Họ tên (Name) và Đơn vị công tác (Organization). Trong màn hình này, chúng ta nhập thông tin thích hợp, sau đó nhấn nút Next để tiếp tục, chẳng hạn như:

 
16.     Màn hình yêu cầu nhập Product key của sản phẩm, chúng ta thực hiện như sau và nhấn nút Next:

 
17.     Màn hình yêu cầu lựa chọn chế độ license muốn sử dụng, chúng ta nên chọn “Per Device or Per User” để không bị giới hạn về người dùng và thiết bị truy cập, nhấn nút Next:

 
18.     Màn hình yêu cầu nhập tên máy (computer name), mật khẩu (adminitrator password & Comfirm password) người quản trị, chúng ta nhập và nhấn nút Next:
 
19.    Màn hình yêu cầu thiết lập ngày giờ phù hợp xuất hiện, chúng ta điều chỉnh ngày giờ hệ thống cho phù hợp và nhấn nút Next:

 
20.     Màn hình thiết lập thông số mạng xuất hiện, chúng ta chọn “Typical settings” và nhấn nút Next.

 

21.    Chúng ta đến màn hình xác định xem máy tính đang cài đặt Windows Server 2003 có thuộc vào domain hay không:
a.    Nếu mạng của chúng ta đã có domain, và chúng ta muốn máy đang cài đặt sẽ là thành viên của domain này, thì ta chọn “Yes, make this computer a member of the following domain”, và nhập vào tên domain trước khi nhấn Next để tiếp tục.

b.
    Nếu máy tính đang cài đặt là một máy Windows Server 2003 độc lập, hoặc mạng của chúng không có domain, hoặc mạng có domain nhưng chúng ta chưa muốn kết nối máy cài đặt vào domain đó vào lúc này, thì ta chọn “No, this computer is not on a network, or on a network without a domain. Make this computer a member of the following domain” (đây là trường hợp mặc định), và nhấn nút Next để tiếp tục:
   
22.    Sau một vài phút, hệ thống khởi động lại. Khi xuất hiện màn hình chào mừng:

 
23.    Chúng ta nhập mật khẩu của người quản trị (Administrator) và bắt đầu sử dụng hệ thống (đăng nhập hệ thống với quyền của người quản trị mạng):

Đến đây, chúng ta đã hoàn thành các bước cài đặt Windows Server 2003, một hệ điều hành máy chủ được sử dụng phổ biến hiện nay trong các doanh nghiệp. Trong các bài sau, chúng ta sẽ thực hành sử dụng và triển khai các dịch vụ trên hệ điều hành này.




 
Các thành viên đã Thank hoanghac vì Bài viết có ích:
08/11/2011 17:11 # 4
hoanghac
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 9/10 (90%)
Kĩ năng: 5/10 (50%)
Ngày gia nhập: 25/10/2011
Bài gởi: 9
Được cảm ơn: 5
Tự học khoá Kỹ thuật viên mạng máy tính


Bài 3: HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ USER/GROUP VÀ CHIA SẺ TÀI NGUYÊN

Sau khi cài đặt hệ điều hành Windows Server 2003, bước tiếp theo, chúng ta sẽ thực hành tạo user/group và chia sẻ tài nguyên trong hệ thống mạng Windows với  máy chủ này.

1.     Thực hành tạo User/Group cục bộ

Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về user/group ở các bài thực hành sau, trong bài thực hành đầu tiên này chúng ta chỉ thực hiện các thao tác cơ bản trên các user/group cục bộ (local). User/Group cục bộ là các user/group được tạo ra và quản lý từ các server Windows Server 2003 độc lập không có chức năng điều khiển vùng (Domain controller). Do đó, các account user/group cục bộ chỉ dùng để đăng nhập (log on) vào server cục bộ, đó chính là server tạo ra các account này.    

Mọi người sử dụng (user) muốn đăng nhập vào mạng đều phải có account hợp lệ. Account bao gồm user name, password và những thông tin về quyền thao tác hệ thống và quyền sử dụng tài nguyên hệ thống của người sở hữa account đó.

Chú ý: Muốn tạo user/group thì phải đăng nhập hệ thống với các account có quyền này, tốt nhất là đăng nhập hệ thống với account user thuộc nhóm Adminitrators.

Để tạo một user mới, chúng ta thực hiện các bước như sau:

1.            Nhấn chuột phải vào biểu tượng My Computer trên desktop, chọn Manage. Màn hình Computer Management xuất hiện:


2.            Chọn mục Users như hình sau:


3.            Nhấn chuột phải tại panel bên phải và chọn mục  New User…, như hình sau:


4.            Trong hộp thoại New User, nhập các thông tin về user cần tạo mới (User Name, Password, …), như hình sau:


5.            Nhấn nút Create để tạo user mới. Nếu muốn tiếp tục tạo thêm user mới, chúng ta nhập thông tin vào hộp thoại New User tương tự như bước 5. Nếu không, nhấn Close để kết thúc thao tác tạo user.                 


   





 
13/10/2012 12:10 # 5
nguyenlongquan
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 1/10 (10%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 13/10/2012
Bài gởi: 1
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Tự học khoá Kỹ thuật viên mạng máy tính


sao đến đây thì hết rồi?

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024