Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/12/2013 22:12 # 1
QuinNguyen
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 41/70 (59%)
Kĩ năng: 27/40 (68%)
Ngày gia nhập: 25/08/2013
Bài gởi: 251
Được cảm ơn: 87
Recommendation Letter khi xin học bổng


CHỌN AI ĐỂ VIẾT THƯ GIỚI THIỆU (LETTER OF RECOMMENDATION)?

Trong bộ hồ sơ nộp để ứng tuyển cho các chương trình học bổng của chính phủ, họ thường yêu cầu ứng viên phải nộp các lá thư giới thiệu (Letter of Recommendation), thường thì họ yêu cầu 3 lá thư như chương trình học bổng Fulbright của Chính phủ Hoa Kỳ. Các lá thư giới thiệu đóng 1 vai trò rất quan trọng trong việc thành bại của việc “săn” học bổng, và cũng là 1 trong các việc “đau đầu” nhất cho ứng viên khi nộp hồ sơ! Thầy muốn chia sẽ kinh nghiệm của bản thân trong việc tìm ra ai là người có thể giúp mình trong công việc này, và quan trọng là giúp bộ hồ sơ của mình vượt qua ải khó nhất trong vòng tuyển chọn để có thể đi vào vòng bán kết (semi final).

Việc này có 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Những người viết thư giới thiệu nên là những ai?

Tiêu chí quan trọng nhất, đó là người đó phải hiểu rất rõ về bản thân các bạn. Các bạn không nên chọn đại khái 1 ai đó để viết thư giới thiệu trong khi họ chẳng biết gì về bạn. Tại sao? Người đọc hồ sơ sẽ nhận ra ngay điều này vì họ đều là dân pro trong việc này. Thậm chí, nếu các bạn may mắn vượt qua vòng này thì tới vòng semi final tức là vòng phỏng vấn thì các bạn cũng dễ bị lộ và out ngay. Thế thì tiêu chí tìm kiếm và chọn những người viết thư giới thiệu như thế nào? Họ có thể là:
1. Sếp trực tiếp hay các sếp trong cơ quan bạn đang công tác, chức vụ công tác càng lớn càng tốt.
2. Giáo sư, giảng viên hay “sư phụ” về học thuật đã và đang trực tiếp giảng dạy bạn, chức danh học thuật càng cao càng tốt.
3. Lãnh đạo của các tổ chức hay đoàn thể mà bạn là thành viên.
4. Nếu có quen được các đối tượng kể trên mà là người nước ngoài thì sẽ nặng ký hơn rất nhiều. Đây là trải nghiệm của chính thầy.
5. Những người này không được là người thân hay bạn bè của bạn, vì tiêu chí tuyển chọn của các chương trình học bổng chính phủ không chấp nhận những đối tượng như vậy.

Giai đoạn 2: Làm sao để có mối quan hệ với những người như vậy?

Câu hỏi ngay lập tức xuất hiện trong đầu các bạn: Vậy thưa thầy, em phải tìm kiếm họ ở đâu? Điều này đòi hỏi 1 quá trình quan hệ lâu dài:
1. Tìm kiếm trong quá trình học tập và công tác của bạn.
2. Kế đó, tìm cách tiếp cận và làm quen với họ.
3. Thiết lập mối quan hệ cá nhân với họ.
4. Tiếp theo là cố gắng phát triển mối quan hệ càng thân càng tốt.
5. Củng cố được lòng tin và sự hiểu biết của họ về bản thân của bạn, để họ có thể b
ằng lòng viết thư giới thiệu cho bạn.

Quá trình này tùy thuộc vào rất nhiều vào khả năng giao tiếp và ngoại giao của mỗi cá nhân. Hoàn toàn không có 1 công thức nào cho việc này cả! Một khi bạn có được đủ và quan trọng là đúng người bằng lòng viết thư giới thiệu giúp bạn, thì xem như khả năng vào tiếp vòng trong của bạn rất cao.
 
Nguồn: Thầy Vĩnh Huy


The more you learn, the more you realize how little you know

Nguyễn Thị Hương Quỳnh (Quin Nguyen)

Email: huongquynh93nthq@gmail.com/nthquynh93@gmail.com


 
Các thành viên đã Thank QuinNguyen vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024