Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/12/2013 14:12 # 1
anhtaicit
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 23

Kinh nghiệm: 137/250 (55%)
Kĩ năng: 210/230 (91%)
Ngày gia nhập: 13/01/2010
Bài gởi: 3137
Được cảm ơn: 2740
Ống kính: Tiêu cự nào? Chụp gì?


Tiêu cự của ống kính được biểu diễn bàng giá trị mi-li-mét (mm) trên thân mỗi ống kính. Mỗi ống kính đều nằm trong một dải tiêu cự nhất định phục vụ các mục đích chụp ảnh nhất định, và khác nhau. Để giúp người chơi ảnh hình dung được nên sử dụng hoặc mua sắm ống kính thuộc dải tiêu cự nào, VinaCamera.com có bảng tổng hợp dải tiêu cự và các mục đích sử dụng để độc giả biết được những điều này.

Bài viết cũng nhằm trả lời rất rất nhiều câu hỏi mà độc giả đã gửi tới VinaCamera.com với nội dung phổ biến là: “Tôi muốn chụp ảnh loại này, loại kia… thì nên mua ống kính tiêu cự nào?”

 

ĐÔI ĐIỀU VỀ TIÊU CỰ ỐNG KÍNH

  • Tiêu cự ngắn cho góc ảnh rộng hơn, thu được “nhiều thứ” vào hình ảnh hơn. Ngược lại, tiêu cự càng dài thì góc ảnh càng hẹp, thu được “ít thứ” vào khuôn hình hơn. Tuy nhiên, tiêu cự dài lại giúp người chụp đứng từ xa – và rất xa với tiêu cự rất dài – chụp cận cảnh (phóng to) chủ thể muốn chụp mà không phải tiến lại gần chủ thể (hoặc không thể tiến lại gần chủ thể do một lý do nào đó).
  • Sử dụng tiêu cự dài ngắn thế nào không những ảnh hưởng tới việc “lấy được bao nhiêu thứ” vào khuôn hình, mà còn đóng vai trò quan trọng trong tính nghệ thuật của bức ảnh, đặc biệt trong việc “quản lý” hậu cảnh đằng sau chủ thể chính cửa bức ảnh. Với dân chuyên nghiệp hay người chơi ảnh ở đẳng cấp cao, quản lý hậu cảnh chính là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra bố cục – tính nghệ thuật – của một bức ảnh.
  • Một bức ảnh có hậu cảnh rộng lớn (sử dụng ống kính tiêu cự ngắn) có thể nói cho người xem biết nhiều điều về môi trường, cảnh quan và hoàn cảnh của chủ thể chính, nhưng ngược lại, nếu sử dụng không khéo, có thể làm người xem mất tập trung vào chủ thể chính bởi các chi tiết thừa, khiến chủ thể chính bị lu mờ và không đem lại ấn tượng mạnh cho chủ thể.
  • Tiêu cự dài – với góc ảnh hẹp – giúp tập trung sự chú ý của người xem vào chủ thể chính bằng cách loại bỏ bớt chi tiết xung quanh chủ thể ở hậu cảnh, nhưng cũng có thể làm mất đi yếu tố hoàn cảnh xung quanh của chủ thể, khiến chủ thể “cô độc” và mất đi ý nghĩa liên kết giữa các yếu tố có thể cần thiết trong bức ảnh.
  • Với chụp chân dung, người chụp sẽ cần lựa chọn tiêu cự phù hợp cho thể loại chân dung của mình như chân dung đặc tả, hay chân dung “môi trường” – tức thể loại chân dung chụp người trong bối cảnh môi trường sinh sống, làm việc hay đơn giản là môi trường xung quanh người đó vào thời điểm chụp ảnh. Chọn đúng tiêu cự cũng giúp tạo ra các điểm thú vị của bức ảnh như phóng đại một yếu tố nào đó của chủ thể (ví dụ: chân dài), hay làm giảm các đặc điểm không mong muốn (ví dụ: mặt quá béo, múi quá cao, v.v…)

Mặc dù trong thực tế, sáng tạo là hoàn toàn không có giới hạn, và trên lý thuyết người chơi ảnh có thể sử dụng bất kỳ tiêu cự nào để chụp bất cứ thể loại ảnh nào tùy vào sáng tạo riêng của từng “tay máy”, có những dải tiêu cự được phục vụ mục đích này nhiều hơn mục đích khác, ví dụ các ống kính góc siêu rộng thường được sử dụng để chụp phong cảnh rộng lớn hay các công trình kiến trúc, cũng như các ống kính tiêu cự trong khoảng 85-135mm thường được sử dụng để chụp chân dung cận cảnh. Bảng sau sẽ cho biết mục đích sử dụng chung nhất, phổ biến nhất của các dải tiêu cự.

DẢI TIÊU CỰ FX TOÀN KHỔ DX CROP (CÚP NHỎ)
10-14mm (1), (3) (1), (3)
14-18mm (1), (3), (4) (1), (3), (4)
18-24mm (1), (3), (4), (5) (3), (4), (7)
24-35mm (5), (6), (7) (5), (6), (8)
35-50mm (6), (7), (8) (6), (8), (*), (***)
50-70mm (6), (8), (*), (***) (2), (8), (**), (***)
70-85mm (2), (8), (9), (*), (**), (***) (2), (9), (**), (***)
85-135mm (2), (9), (**), (***) (2), (9), (**)
135-200mm (2), (9) (2), (9)
200-300mm (2), (9) (2), (9), (10)
300-400mm (9), (10) (10)
Trên 400mm (10) (10)
Ghi chúDải tiêu cự tính theo chỉ số ghi trên ống kính.

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG THÔNG THƯỜNG CỦA CÁC DẢI TIÊU CỰ

(1) Phong cảnh rộng
(2) Phong cảnh hẹp, cận cảnh
(3) Nội thất, kiến trúc
(4) Nhóm đông người
(5) Nhóm ít người
(6) Du lịch, Tổng hợp
(7) Chân dung môi trường
(8) Chân dung toàn thân, bán thân
(9) Chân dung cận cảnh, đăc tả khuôn mặt
(10) Chim, thú, động vật hoang dã

(*) Vi vật, hoa lá
(**) Côn trùng, ong bướm
(***) Sản phẩm, thực phẩm

Khi tính toán dải tiêu cự phù hợp, người chơi ảnh cũng nên đưa vào tính toán định dạng cảm biến của máy ảnh cụ thể đang sử dụng: Định dạng cảm biến toàn khổ FX (tương đương với bản phim 35mm) và định dạng cảm biến crop (cúp nhỏ) DX theo từng hãng, ví dụ DX Nikon có hệ số 1.5x, Crop Canon có hệ số 1.6x – bằng cách nhân tiêu cự được ghi trên ống kính (dù là ống sản xuất dành cho cảm biến toàn khổ hay cảm biến cúp nhỏ đều được tính như nhau) để biết được tiêu cự qui đổi tương đương toàn khổ (tức tương đương bản phim 35mm).

vinacamera.com



Contact me : 
anhtaicit

Mail : anhtai.cit@gmail.com
Yahoo / Skype : newstars_19889


Không nghe phò kể chuyện
Không nghe nghiện trình bày
Không nghe say chém gió
Không nghe chó sủa linh tinh

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024