Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
07/10/2011 18:10 # 1
Hyo_Bin
Cấp độ: 14 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 22/140 (16%)
Kĩ năng: 168/210 (80%)
Ngày gia nhập: 08/04/2010
Bài gởi: 932
Được cảm ơn: 2268
Bí mật của loài chậm nhất hành tinh


Nguồn : http://sgtt.vn/Khoa-giao/153778/Bi-mat-cua-loai-cham-nhat-hanh-tinh.html

 Bí mật của loài chậm nhất hành tinh

SGTT.VN - Ốc cạn là một trong những tạo vật tuyệt vời nhất mà thiên nhiên ban tặng chúng ta. Nhưng dường như chúng đang bị quên lãng vì hầu như không mang lại giá trị kinh tế gì, trong khi thế giới của ốc cạn chứa bao điều kỳ diệu...

 

 
Hai chú ốc cạn đang ve vãn nhau.

 

Bò chậm nhất, leo giỏi nhất

Tốc độ bò tối đa được ghi nhận của ốc là 1m trong vòng... năm phút. Di chuyển chậm như thế nên để tránh sự truy đuổi của kẻ thù, ốc cạn thường ẩn mình ở các chỗ ẩm thấp vào ban ngày và kiếm ăn vào đêm.

Nếu những vận động viên leo núi gần đây đã chinh phục hầu hết các vách núi dựng đứng trên thế giới thì gần 600 triệu năm trước, các loài ốc cạn cũng đã chinh phục hầu hết các vách núi dựng đứng trên thế giới mà không cần găng tay hay dây bảo hiểm. Thậm chí, ốc cạn còn có khả năng leo lên những vách núi có độ dốc gần 180 độ, điều mà con người không thể nào mơ tới. Theo thử nghiệm của các nhà khoa học, ốc còn có thể leo núi với “hành lý” nặng gấp mười lần trọng lượng cơ thể, còn khi bò trên mặt phẳng ngang thì có thể mang được vật nặng gấp 50 lần trọng lượng cơ thể.

 

 
Chú ốc này đang ăn nấm ly hồng (Cookeina sp).

 

Ốc cũng ngủ đông

Nếu như điều kiện môi trường sống không được thích hợp, đặc biệt là trong những ngày đông giá rét hay biến động thời tiết không thuận lợi xảy đến bất ngờ, ốc tìm một hang hốc nào đó, lấp đầy lá khô ấm áp rồi chuyển sang trạng thái ngủ đông, giảm tất cả các hoạt động hô hấp và trao đổi chất. Thân nhiệt ốc lúc này hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường và ốc hầu như bất động. Khi thời cơ thích hợp, ốc sẽ chuyển sang trạng thái bình thường.

Câu chuyện tình không lời

Để bước vào chu trình sinh sản, một chú ốc sên ít nhất phải vượt qua hai năm thử thách và may mắn thoát khỏi các tay thợ săn kỳ cựu trong rừng, gần 90% số ốc con sinh ra đã không đi được đến đích. Đến tuổi sinh sản, loài ốc tự tìm đến với nhau. Chuyện yêu đương của loài ốc cạn khá đặc biệt: cách thu hút bạn tình của ốc không ồn ào như cách các loài chim gọi nhau, không đuổi bắt như các loài thú hay nhảy những điệu valse tuyệt vời như loài cá. Trái tim loài ốc chỉ có thể rung động bởi những cái chạm nhẹ vào nhau, cảm nhận hương thơm của nhau, mơn trớn và trượt lên người nhau trong mớ chất nhầy hỗn độn… quá trình cứ thế tiếp diễn từ một giờ đến nửa ngày!

 

 
Ốc cạn đang thưởng thức món ăn khoái khẩu là các loại nấm.

 

Ốc là loài lưỡng tính, nghĩa là mang đồng thời cơ quan sinh dục cái và đực trên cơ thể. Khi giao phối, hai ốc tiến lại gần nhau, cơ quan giao phối thụ tinh chéo cho nhau, sau cuộc giao hoan cả hai đều mang thai. Trứng thường được ốc đẻ ra ở những nơi ẩm ướt. Sau khi đẻ trứng, ốc bỏ đi và không hề chăm sóc. Sau 10 – 30 ngày tuỳ loài thì ốc con nở ra và chúng liền ăn ngay những cái trứng không được nở gần đó, điều này được các nhà khoa học giải thích như là một biện pháp bổ sung canxi giúp cho cái vỏ mềm non nớt của ốc con nhanh chóng cứng cáp để chống lại kẻ thù.

Thú cưng kiểu mới

Nếu bạn muốn có một con vật cưng mà không bao giờ gây ồn ào, không lớn quá nhanh, không tốn nhiều thức ăn, không chạy nhảy lung tung và dễ dàng chăm sóc thì nên sắm cho mình một chú ốc cạn. Việc nuôi ốc cạn khá dễ dàng: chỉ cần một cái hồ kiếng to hay nhỏ tuỳ thuộc kích thước và số lượng của từng loài ốc, dưới đáy lót một lớp đất và lá khô, bên trên đậy lưới để ốc khỏi bò ra ngoài. Thức ăn cho ốc thường là các loại rau quả tươi. Nấm là loại thực phẩm ưa thích nhất của ốc cạn.

BÀI VÀ ẢNH: NGUYỄN HÀO QUANG 
(VIỆN SINH HỌC NHIỆT ĐỚI TP.HCM)

 

 

 
Loại ốc cạn này là thực phẩm yêu thích của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Biển Lạc – Núi Ông (Bình Thuận).

 

Tất cả ốc cạn đều thuộc ngành thân mềm Mollusca và được phân thành hai lớp phụ là ốc mang trước Prosobranchia và ốc có phổi Pulmonata. Prosobranchia có nắp miệng (mài ốc), còn Pulmonata không có nắp miệng. Ốc cạn được các nhà khoa học xem như một dấu hiệu nhận biết tình trạng môi trường: khu vực nào càng có nhiều ốc cạn thì càng ít bị ô nhiễm. Ốc cạn giữ vai trò quan trọng giúp cân bằng hệ sinh thái, đồng thời là mắt xích không thể thiếu trong chuỗi thức ăn, là nguồn thực phẩm của nhiều sinh vật khác như ếch, kỳ đà, sa giông, rùa, chuột, sóc, chim…

 

Hiện nay các nhà khoa học đã thống kê được khoảng 35.000 loài ốc cạn. Riêng Bắc Việt Nam có hơn 1.000 loài, phía Nam nước ta thì chưa được nghiên cứu kỹ.

 

 

 
Hầu hết các loài ốc cạn đều có lớp vỏ bảo vệ cơ thể nhưng chú ốc này lại có lớp da bọc ngoài vỏ.

 

 

 
Một loài ốc cạn khá kỳ lạ với kích thước bằng hai hạt đậu phộng.

 


 






Nguyễn Hoàng Bình - K14 -QTM

Mail: hyobin2146@gmail.com
Yahoo: bin_cmo









 

 
Các thành viên đã Thank Hyo_Bin vì Bài viết có ích:
07/10/2011 18:10 # 2
JAC1993
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 27/50 (54%)
Kĩ năng: 25/30 (83%)
Ngày gia nhập: 26/09/2011
Bài gởi: 127
Được cảm ơn: 55
Phản hồi: Bí mật của loài chậm nhất hành tinh


nhìn thèm ăn ốc quá .....................



 
02/11/2011 11:11 # 3
quynhdtu
Cấp độ: 17 - Kỹ năng: 12

Kinh nghiệm: 120/170 (71%)
Kĩ năng: 34/120 (28%)
Ngày gia nhập: 01/04/2011
Bài gởi: 1480
Được cảm ơn: 694
Phản hồi: Bí mật của loài chậm nhất hành tinh


 giống anh Bin gê


You can if you think you can

Smod "Góc Học Tập"

Skype: mocmummim

Email: phanthiquynh.qnh3@gmail.com

FB: facebook.com/phan.quynh.96


 
02/11/2011 12:11 # 4
nguyenthang_ktr
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 180/300 (60%)
Kĩ năng: 148/210 (70%)
Ngày gia nhập: 06/10/2011
Bài gởi: 4530
Được cảm ơn: 2248
Phản hồi: Bí mật của loài chậm nhất hành tinh


nhìn nó bò mà nổi gai ốc


Nguyễn Anh Minh Thắng- K17 KTR3
Gmail: nguyenthang1593@gmail.com

...

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm 1 ngày sống để yêu thương!!!

 
Các thành viên đã Thank nguyenthang_ktr vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024