Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
01/10/2013 23:10 # 1
anhtaicit
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 23

Kinh nghiệm: 137/250 (55%)
Kĩ năng: 210/230 (91%)
Ngày gia nhập: 13/01/2010
Bài gởi: 3137
Được cảm ơn: 2740
“Khát” nguồn nhân lực ngành du lịch tại Đà Nẵng


Thông tin từ Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng, ước tính đến năm 2015, khách du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 4 triệu lượt nên ngành du lịch cần thêm hơn 20.000 lao động. Trong khi đó, số sinh viên tốt nghiệp mỗi năm chỉ đáp ứng 1/10 nhu cầu.

"Khát" nguồn nhân lực ngành du lịch tại Đà Nẵng
Hạ tầng chưa đi đôi với nhân lực

Năm 2011, Đà Nẵng đón hơn 2,3 triệu lượt khách, tổng doanh thu khoảng 1.800 tỷ đồng, tăng 45% so với năm trước. Riêng thu nhập xã hội từ du lịch đạt 4.500 tỷ đồng. Với 55 dự án du lịch đã đầu tư, tổng vốn 54.000 tỷ đồng, trong đó một loạt dự án đã đưa vào sử dụng như Fusion Maia Resort, Vinpearl Luxury, Fantasy Park tại Bà Nà, Hyatt Regency… đã tạo thương hiệu mạnh cho du lịch Đà Nẵng. Bên cạnh đó, cảng hàng không mới Đà Nẵng vừa khánh thành, nhiều tuyến bay thẳng tới các nước như Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… được mở đã tạo xung lực mạnh mẽ để ngành du lịch cất cánh. Song, điều nghịch lý đã xảy ra, đó là hạ tầng chưa đi đôi với nhân lực.

Theo thống kê từ Sở VH-TT-DL Đà Nẵng, trong 2 năm trở lại đây đã có hơn 2.000 phòng tại các khách sạn và khu nghỉ mát mới ở Đà Nẵng được đưa vào sử dụng. Tính đến giữa năm 2011, thành phố này đã có hơn 203 khách sạn từ một đến năm sao, 10 nhà khách và 172 nhà nghỉ với tổng cộng hơn 11.000 phòng. Ông Huỳnh Tấn Vinh – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, cho biết: Sự phát triển quá nhanh về phần cứng của các cơ sở lưu trú trong thời gian gần đây đã dẫn đến một hệ quả là các khách sạn, khu nghỉ mát mới đi vào hoạt động thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, vì các trường dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học có đào tạo chuyên ngành du lịch tại Đà Nẵng hiện chỉ đáp ứng khoảng 1/10 yêu cầu về nguồn nhân lực và từ đây đã nảy sinh tiếp hệ lụy là các đơn vị tìm đủ mọi cách lôi kéo nhân lực có kinh nghiệm của nhau hoặc phải chọn giải pháp tuyển người từ nước ngoài hoặc từ Hà Nội, TPHCM và các tỉnh lân cận với mức lương rất cao.

Thêm một hệ quả nghiêm trọng nữa là để có đủ nhân viên, các đơn vị lưu trú trên địa bàn bắt buộc phải tuyển cả những lao động chưa từng qua đào tạo vào làm việc. Hiện nay, con số này đang chiếm đến 40% tổng lao động trong ngành, điều này sẽ kéo chất lượng phục vụ đi xuống, gây mất điểm đối với du khách.

Nghịch lý: thừa – thiếu

Hiện nay, thị trường khách du lịch Nga đến Đà Nẵng chiếm khá cao và được đánh giá rất tiềm năng. Thời gian lưu trú của khách Nga cũng dài hơn, ít nhất là 15 ngày. Họ rất phóng khoáng trong chi tiêu, mua sắm và ăn uống, miễn sao được phục vụ tốt nhất. Thế nhưng khi khảo sát tại một số khách sạn ven biển nơi khách Nga lưu trú, nhân viên, hướng dẫn viên du lịch đều không biết tiếng Nga. Có chăng cũng chỉ vài người và chỉ trao đổi những câu thông dụng như chào hỏi, tên, tuổi. Vậy nên du khách đã gặp không ít khó khăn trong việc trao đổi, tiếp nhận thông tin liên quan đến các điểm vui chơi, ăn uống hay những nhu cầu khác.

Thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu, đó là nghịch lý đang tồn tại đối với ngành du lịch ở Đà Nẵng. Thiếu trầm trọng nhất là nhân viên buồng phòng, phục vụ bàn, bếp, vệ sinh… Sinh viên cho đó là những lĩnh vực không có giá, không sang trọng nên không chọn học. Nhưng đó là suy nghĩ sai lầm. Ông Huỳnh Tấn Vinh nói: “Tiền bồi dưỡng của khách cho các bộ phận này bằng nửa lương, cao hơn nhiều lễ tân. Thực tế như ở Furama, trưởng các bộ phận này, lương được trả từ 1.700 tới 3.200 USD/tháng”.

Khách Hàn, Đức, Tây Ban Nha… đổ về Đà Nẵng với số lượng tăng lên hàng tháng. Đặc điểm của lượng khách này là ít biết tiếng Anh. Trong khi hướng dẫn viên nói được các ngôn ngữ này ở Đà Nẵng không quá 20 người. Ông Đinh Văn Lộc, Giám đốc Công ty lữ hành Việt Đà, nói: “Mỗi lần có đoàn khách các nước, phải tìm hướng dẫn viên đỏ mắt. Họ tỏ ra chảnh, đòi tiền cao hơn, còn phải thêm tiền boa nữa”.

Nguồn nhân lực thiếu và yếu chính là thách thức không nhỏ của ngành du lịch Đà Nẵng trong cuộc chiến giành thị phần và phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới.

vieclamdanang.org



Contact me : 
anhtaicit

Mail : anhtai.cit@gmail.com
Yahoo / Skype : newstars_19889


Không nghe phò kể chuyện
Không nghe nghiện trình bày
Không nghe say chém gió
Không nghe chó sủa linh tinh

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024