Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
06/08/2011 22:08 # 1
Carnation
Cấp độ: 14 - Kỹ năng: 17

Kinh nghiệm: 119/140 (85%)
Kĩ năng: 78/170 (46%)
Ngày gia nhập: 24/12/2009
Bài gởi: 1029
Được cảm ơn: 1438
Định dạng nguyên nhân của chứng “cà lăm”


 

Định dạng nguyên nhân của chứng “cà lăm”

 


kenh14.vn

Nói lắp! Thật là đáng ghét, tớ bị nói lắp rồi!

Hắn là ai thế? 

 

Nói lắp (hay còn gọi là cà lăm) là một chứng tật về khả năng nói khá phổ thông. Teens mắc tật này mặc dù biết rõ mình muốn nói gì nhưng khi phát âm thường bị lặp âm, lặp từ nhiều lần, kéo dài một âm thật lâu trước khi phát ra tiếng kế tiếp hay im lặng hồi lâu trước khi bắt đầu câu nói đúng. Thậm chí, với các teens không mắc phải tật này thường xuyên thì “anh bạn” cũng có thể ghé thăm các ấy khi đang nói nhanh cơ.

Một sự thật ngộ nghĩnh là nói lắp thường gặp ở các XY nhiều hơn là XX, ở người thuận tay trái nhiều hơn người thuận tay phải đó! Ngoài việc khó thốt ra lời khi căng thẳng, gắng sức để nói, bối rối, lo lắng… thì có thể các ấy còn cảm thấy tinh thần mình gấp gáp, trừng mắt, méo miệng, môi run, thậm chí lắc đầu, khoa chân, múa tay loạn xạ í!

Tuy không phải là bệnh nhưng cái tật nói lắp đáng ghét này thường đưa lại nhiều phiền phức cho teens tụi mình lắm luôn. Vì nói năng khó khăn nên có thể ấy sẽ dần trở nên cô độc, co mình lại, xấu hổ và mặc cảm. Rồi thì có teens thấy bạn bè mình đọc lưu loát hoặc ăn nói hùng hồn trong khi bản thân lại lắp ba lắp bắp hoài không thì cảm thấy bị ức chế. Đặc biệt, tệ nhất là khi bị người khác lôi ra làm trò đùa để trêu chọc, teens càng tỏ ra căng thẳng, nói không nên lời nữa chứ!

Tại sao tớ lại dính phải tật này thế? 

Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm ấy bị nói lắp, có thể là do chấn thương khi ấy còn bé tí xíu như mẹ ấy bị sinh khó, ngã… ảnh hưởng đến vùng broca (chính là vùng ngôn ngữ của não chúng mình đó mà!). Cũng có khi tật nói lắp là do di truyền, do di chứng của các bệnh truyền nhiễm như cảm, ho gà... khiến vỏ đại não bị tổn thương đấy!
 
Nguyên nhân khách quan và buồn cười nhất chính là teens có thể bị nói lắp vì cố tình bắt chước người khác hoặc thường tiếp xúc với những người nói lắp nên tiếp thu phải những ám thị không tốt, kết quả dần dần tự biến mình cũng cà lăm theo!!!. Thêm nữa, khả năng cũng có thể do tinh thần các ấy bị tổn thương hay bị quát nạt, o ép khiến dễ bị kích thích, căng thẳng, lo lắng quá mức mà gây nên chứng nói lắp này.


Tớ có thể “cắt đuôi” tật nói lắp đáng ghét này được không? 

Tất nhiên là ấy có thể rồi và việc khắc phục tật này nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Muốn bỏ được nói lắp, trước hết các ấy sẽ cần phải xóa bỏ trở ngại về tâm lý, đừng xem nói lắp là vấn đề quá nghiêm trọng đó nghen! Ngược lại, nếu ấy cho nó cũng chỉ là một tật thường thôi, có thái độ bình thản thì sẽ dễ uốn nắn, thậm chí không chữa cũng khỏi í!

Phương pháp hữu hiệu để chữa bệnh nói lắp là giữ cho tốc độ nói của mình chậm vừa phải. Khi nói, teens cần mạnh dạn hơn một chút, bình tâm, hòa nhã, tự nhiên và cố gắng phát âm chậm, dịu dàng thôi. Ban đầu việc này có vẻ khó khăn nhưng các ấy có thể thủ thỉ học hỏi ngay từ chính bạn bè mình hoặc những người mà ấy ngưỡng mộ xem làm cách nào để giữ được sự tự tin. Ngoài ra, khi nói, ấy hoàn toàn có thể chia lời nói thành các ý đơn giản, mỗi ý nói một lần, những câu nói phải nối với nhau. Chỉ có phát âm chậm và có tiết tấu mới có thể khiến cho ngôn ngữ nhẹ nhàng, liên tục mà không bị đứt đoạn.

Ngoài ra, teens có thể thử bỏ ra một khoảng chừng 50 - 60 phút mỗi ngày cho việc tập đọc to, đọc hồn nhiên như trẻ con tập đọc í! Trước hết các ấy cứ đọc cho mình nghe đã này sau đó dần dần mở rộng phạm vi ra trước những người trong gia đình, bạn bè cùng lớp... Điều này vừa có thể khắc phục trở ngại về ngôn ngữ, vừa khắc phục được trở ngại về tâm lý cho chúng mình đấy! Ấy cứ mạnh dạn thể hiện mình, cố ý nói chuyện ở chỗ đông người thì sự căng thẳng tâm lý sẽ dần giảm bớt thôi. Sự tập trung tinh thần vào tiết tấu và âm luật sẽ khiến các ấy chuyển được sự chú ý đối với động tác phát âm và cứ thế sẽ nói tự nhiên hơn. Thêm vào đó, teens đừng quên kết hợp thêm với việc luyện tập thể dục thể thao và tập thở nữa nha, nó sẽ giúp cho chúng mình tăng khả năng giữ nhịp độ và tiết tấu khi giao tiếp đó mà!

Không gì là không thể và chỉ cần các ấy kiên trì tập luyện một chút thôi, tật nói lắp đáng ghét này sẽ bị chúng mình cho rơi luôn cho xem!



Lương Linh - D17KKT2
 Mail: Carnation.dtu@gmail.com
Yahoo: lily_alanna_1088

 
Các thành viên đã Thank Carnation vì Bài viết có ích:
07/08/2011 07:08 # 2
Romeo_iu_Juliet
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 100/110 (91%)
Kĩ năng: 29/50 (58%)
Ngày gia nhập: 31/03/2011
Bài gởi: 650
Được cảm ơn: 129
Phản hồi: Định dạng nguyên nhân của chứng “cà lăm”


còn anh thì thích nói chuyện với mấy đứa con gái nói lắp nè


Kiến thức là vô tận - Riêng biệt là đẳng cấp - Công nghệ là chia sẻ

Quá khứ là kinh nghiệm - hiện thực là đấu tranh - tương lai là của chúng ta

yahoo:xau_trai_nhat_dtu
email:jimynguyendn@hotmail.co

 
07/08/2011 09:08 # 3
Akuma
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 16

Kinh nghiệm: 53/190 (28%)
Kĩ năng: 72/160 (45%)
Ngày gia nhập: 25/09/2010
Bài gởi: 1763
Được cảm ơn: 1272
Phản hồi: Định dạng nguyên nhân của chứng “cà lăm”


Mình bị nói lắp, mà dân NN bị nói lắp là 1 điều không thể chấp nhận được 8-}

Mỗi ngày sẽ tập đọc thật nhiều để cải thiện chứ năm học mới tới rồi mà còn nói lắp là tiêu mất ;))



I'm Akuma ... And I will teach you the meaning of pain !!!
               


 
07/08/2011 10:08 # 4
valentdn
Cấp độ: 31 - Kỹ năng: 32

Kinh nghiệm: 40/310 (13%)
Kĩ năng: 294/320 (92%)
Ngày gia nhập: 09/12/2009
Bài gởi: 4690
Được cảm ơn: 5254
Phản hồi: Định dạng nguyên nhân của chứng “cà lăm”


Có nhiều người sinh ra đã có căn bệnh cà lăm này rồi mà mãi cho đến bây giờ vẫn không chữa được!


NGUYỄN THANH THANH
Smod "Sinh Viên 360"


Fb: facebook.com/Thanhvalent   Mail: valentdn@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024