Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
03/06/2011 16:06 # 1
Kem_ngot
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 37/50 (74%)
Kĩ năng: 21/50 (42%)
Ngày gia nhập: 14/08/2010
Bài gởi: 137
Được cảm ơn: 121
Sẻ chia nụ cười


 1.6 năm nay, tuy không còn là thiếu nhi nhưng tôi cùng 50 thành viên của Câu lạc bộ Sinh Viên tình nguyễn Diễn Đàn Đại học Duy Tân đã được đón một cái tết thiếu nhi trọn vẹn và đầy ý nghĩa bên cạnh các em nhỏ và đồng bào xã Dang, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Trải qua một chặng đường dài, xã Dang chào đón chúng tôi bằng những ánh mắt e dè của nhưng em nhỏ và người dân nơi đây, nhưng sau khi trò chuyện thì mọi người đã bắt đầu cởi mở, hòa đồng hơn. Tôi không được trực tiếp đi đến các thôn khác mà ở lại lo công tác hậu cần. Nhưng không vì vậy mà chuyến đi lần này của tôi kém đi ý nghĩa.

 Ngày đầu tiên tham gia đội hậu cần, công việc chính là chuẩn bị đồ ăn tối cho mọi người, trang trí sân khấu cho đêm giao lưu văn nghệ và chuẩn bị quà tặng cho các em nhỏ. Được tự tay đã chuẩn bị những món quà, phân loại những bộ quần áo cũ để làm quà tặng cho các em và người dân, thấy những điều tuởng chừng như nhỏ nhặt này lại có ý nghĩa quá.

Tôi đã được trò chuyện cùng các bà các chị, đã hiểu hơn về cuộc sống thiếu thốn và cơ cực nơi đây, hiểu đựợc mọi người đã phải vất vả như thế nào để “đủ sống qua ngày”. Vừa nghe kể chuyện vừa ngắm nhìn những gương mặt non nớt, những ánh mắt ngây thơ nhưng đã sớm chịu vất vả tôi không khỏi chạnh lòng. Từ bé, các em đã phải gặp nhiều thiếu thốn, khó khăn, cái đói, cái nghèo, sự lạc hậu như đeo bám cuộc đời các em. Để thoát khỏi cái đói, cái nghèo cách duy nhất là học tập thật tốt, nhưng để được đi học là một nỗ lực lớn. Hằng ngày các em nhỏ người K’Tu phải vượt qua một chặng đường khó khăn để tới trường, mùa nắng thì bụi, mùa mưa thì trơn trượt. Một em bé cười hiền nói với tôi: “Được đi học bọn em vui lắm, nhưng không biết được học tới lớp mấy nữa, vì phải nhường cho mấy đứa em nhỏ đi học, mình biết chữ là đủ rồi”. Các em đã không có được một tuổi thơ đúng nghĩa, không có được một cuộc sống đầy đủ dù chỉ là nhu cầu giản đơn nhất là bữa ăn hằng ngày. Hằng ngày các em không được ăn cơm trắng như bình thường mà phải ăn cơm độn sắn, có những em còn phải ăn sắn thay cơm để nhường phần cơm của mình cho những đứa em nhỏ hơn, những người bệnh hay những người già. Các em đã sớm phải lo công việc nương rẫy, chưa hề biết đến những tiện nghi, đến thế giới bên ngoài, với các em cuộc sống chỉ bó gọn trong núi rừng, trong thôn bản.

 

Ngày thứ 2, tôi cùng mọi người dậy từ rất sớm để nhìn ngắm quang cảnh núi rừng buổi bình minh, cùng hít thở bầu không khí trong lành để xua tan những mệt mọi của ngày đầu tiên. Sau đó đội hậu cần chuẩn bị đồ ăn sang cho mọi người. Sau bữa ăn sang, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình đến Ka Tiết để trao quà cho những em nhỏ. Đoạn đường hôm nay chỉ băng 1/3 đoạn đường ngày hôm trước, mọi người đều rất hăng hái và nóng  lòng muốn gặp những em nhỏ ở thôn Ka Tiết. Tới đây, chúng tôi bắt gặp những gương mặt non nớt, những ánh mắt trong sang nhưng ngập ngừng. Sau một hồi làm quen, chúng tôi đã được xem những điệu múa, nghe những câu hát của dân tộc K’Tu. Mọi người như sát lại gần nhau hơn, tình cảm như gắn bó hơn.

Hai ngày dù ngắn nhưng đủ cho tôi biết được thế nào là cho và nhận, biết được cuộc sống này còn nhiều lắm những hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ.

Có một chị đã chia sẻ rằng: “Tám năm rồi mới có một ngày vui như thế này”. Tôi rất vui và tự hào vì đã được đem tới những nụ cười, những niềm vui cho người dân nơi đây. Đã đem đến cho các em nhỏ người K’Tu có một tết thiếu nhi thật vui.

Cảm ơn CLBSVTN FDTU đã cho tôi những bài học cuộc sống, những trải nghiệm mới, những người bạn mới. Đã cho tôi thấy quý trọng những gì mình đang có, cho tôi biết sẻ chia. Tuy đã về với Đà Nẵng, nhưng những đôi mắt ấy, những con người ấy sẽ mãi luôn trong trái tim tôi.



Tuổi Mười Tám Mộng Trong Như Gương ^^


TranVanVi đã cho bài viết: điểm vì Ý nghĩa
 
Các thành viên đã Thank Kem_ngot vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024