Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/05/2011 22:05 # 1
Bút Tre
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 33/40 (82%)
Kĩ năng: 37/60 (62%)
Ngày gia nhập: 22/08/2010
Bài gởi: 93
Được cảm ơn: 187
Kĩ năng xin việc và quan hệ đồng nghiệp


Chào các bạn! Đã rất lâu rồi mình không tham gia vào diễn đàn do bận tập trung vào việc học tập. Nhận thấy rằng các bài viết của diễn đàn khá " loãng", không thu hút nhiều thành viên truy cập, với mong muốn tạo ra một chủ đề hấp dẫn nhắm thu hút thêm nhiều bạn trẻ tham gia vào diễn đàn hơn nữa. Xuất phát từ mong muốn đó BT xin đóng góp vào diễn đàn bằng loạt  bài viết về chủ đề  " Kĩ năng xin việc và quan hệ với đồng nghiệp". Đây là những tài liệu chưa được công bố do BT và các đồng nghiệp từng nghiêp cứu và chắc lọc từ những nguồn tài liệu do các Giáo sư, các nhà tâm lý học trong và ngoài nước vận dụng thực tế vào văn hóa, phong tục tập quán bản xứ và tác phòng văn phòng tại  các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước cũng như liên doanh đang đóng trụ sở tại Việt Nam. Chủ đề đầu tiên mà BT muốn đem đến là " TRANG PHỤC, TÁC PHONG KHI PHÓNG VẤN XIN VIỆC".  Mới các bạn cùng theo dõi và góp ý giùm BT nhằm hoàn thiện đề tài này :

 

                                                                        --------#####---#####----------

            
I - TRANG PHỤC

                     Năng lực làm việc là yếu tố quan trọng nhất để nhà tuyển dụng đánh giá một ứng viên nhưng bạn cũng có thể bị loại vì không biết cách ăn mặc sao cho  phù hợp, bởi lẽ ấn tượng đầu tiên bạn để lại trong mắt NTD chính là ngoại hình, trong đó trang phục đóng vai trò đặc biệt quan trọng, thường chỉ chớp nhoáng trong 27 giây đầu tiên mà thôi. Nếu bạn mặc quá trang trọng, trông bạn thật cứng nhắc và nghiêm trang. Nếu bạn mặc trang phục quá tuyềnh toàng, vô tình bạn đã gửi tới nhà phòng vấn một thông điệp bạn không coi trọng cuộc phỏng vấn và công việc của mình tí nào.

Bạn nên tìm hiểu quy định về trang phục của công ty trước khi quyết định sẽ mặc như thế nào để tăng mức độ thành công của buổi phỏng vấn tuyển dụng. Nếu có thể, hãy thử tham khảo nhân viên của công ty đó xem kiểu cách ăn mặc thế nào cho phù hợp và xem “gu” của sếp. Nếu không thu được thông tin nào, bạn hãy chọn trang phục sao cho trông thật chuyên nghiệp.

Bạn  cũng  nên tìm hiểu và nắm bắt được nơi hẹn phỏng vấn . Điều này giúp bạn chủ động trong cách ăn mặc sao cho phù hợp với hoàn cảnh và công việc của mình.

Cân nhắc  kỹ vị trí công việc của mình đang định xin vào, ví dụ như: công nhân, nhân viên văn phòng, thư ký, hay vị trí cao hơn nữa là giám đốc… Nếu ở vị trí công nhân và không gian phỏng vấn là tại phân xưởng hay những nơi chứa máy móc thiết bị... , bạn nên mặc quần áo bình thường, thậm chí nên chọn những đồ bảo hộ là tốt nhất. Nếu bạn hoạt động nghệ thuật, quảng cáo thì có thể mặc phủi bụi, phong cách một chút, nhưng không quá ấn tượng và lập dị. Nếu là vị trí nhân viên văn phòng hay thư ký, giám đốc thì trang phục của bạn cần phải nhã nhặn và thanh lịch tạo phong cách năng động và hiện đại.

Nếu chưa có bộ cánh nào phù hợp cho cuộc phỏng vấn, hãy ra các cửa hàng và tham khảo ý kiến của người bán. Đôi khi bạn phải sửa sang đôi chút để vừa vặn với mình hơn và làm nổi bật những điểm nhấn của bạn.

Hãy mặc những trang phục đem đến cho bạn sự thoải mái. Những bộ đồ không quá chật, không khiến bạn phải mất thời gian đưa tay chỉnh sửa mỗi lần đứng lên ngồi xuống sẽ đem đến cho bạn sự tự tin hơn.

GỢI Ý CHUNG

Đối với nam giới, bạn nên lựa chọn cho mình một bộ vest bằng chất liệu dạ trơn, mỏng bởi chất liệu này có khả năng thấm hút mồ hôi và không bị nhăn. Sơ mi sáng màu bằng chất liệu sợi bông là một lựa chọn rất thích hợp với bộ vest trên. Đảm bảo là chúng phải vừa vặn với bạn và không nên cởi áo khoác trong suốt buổi phỏng vấn.

Nếu bạn không mặc vest, mà chọn kiểu quần áo ít trịnh trọng hơn, thì ít nhất cũng nên chọn áo sơ mi dài tay

Hãy chọn áo sơ-mi có màu sắc cổ điển như xanh đậm, xám nhạt, ghi... để tạo cho mình một vẻ ngoài chững chạc. Nếu tham gia buổi phỏng vấn chọn nhân viên cao cấp (giám đốc, trưởng phòng...), bạn nên thắt cà vạt. Màu cà vạt phải hài hòa với màu áo sơ mi. Không nên chọn cà vạt có màu sắc sặc sỡ.

Khi xin vào những vị trí đơn giản như nhân viên bình thường, bạn cũng phải chú ý cách ăn mặc của mình. Bạn vẫn có thể mặc áo sơ-mi trắng và quần tây, giày sandal, nhưng chú ý, mọi thứ phải trông sạch sẽ và gọn gàng.

Đừng quên mang thắt lưng trong trường hợp đóng thùng. Màu thắt lưng phải hợp với màu giày và màu quần tây (ví dụ: đen đi với đen).

Đối với nữ, mặc đầm khi đi phỏng vấn không phải là một ý kiến tốt. Tốt nhất là bạn nên mặc sơ-mi và quần hoặc váy chữ A ngang đầu gối. Nếu phỏng vấn xin vào những vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên chăm sóc khách hàng, bạn sẽ được hoan nghênh nếu mặc vest cùng với áo sơ mi, bạn có thể lựa chọn vest chất liệu lụa pha lanh bởi chất liệu này vừa mát vừa ít bị nhăn.  Sơ mi màu trắng cổ cứng bằng chất liệu sợi bông sẽ mang lại sự thoáng mát và linh động cho chị em trong các ngày hè oi bức.

Một số những màu thích hợp khác như là xanh nước biển, đen, xanh xám, đỏ đậm, đỏ tía hoặc màu xám.

Tránh mặc quần áo quá bó, lộ người, hợp mốt sành điệu. Đó có thể là mốt thời thượng nhưng nó sẽ chả gây ấn tượng gì đối với người phỏng vấn cả.

     1- MÀU SẮC TRANG PHỤC


Màu đen: tượng trưng cho quyền lực và dễ khiến bạn trở nên khó gần. Vì thế cần tránh mặc màu này khi đi phỏng vấn hoặc nếu không thì bạn nên chọn loại có màu pha như kẻ sọc


Màu trắng: thể hiện sự sạch sẽ, gọn gàng và giản dị. Màu trắng là màu trung hòa, dễ dàng kết hợp với mọi thứ. Bạn có thể mặc sơ mi hoặc áo khoác trắng tùy thuộc vào thời điểm trong năm.


Màu xanh: thể hiện sự thanh bình, tin tưởng và trung thành. Đó là màu sắc được ưa chuộng nhất thế giới và là một trong những màu giúp bạn đạt được tỷ lệ thành công cao nhất.


Màu nâu: thể hiện sự ổn định và tín nhiệm. Nó là màu của đất và chúng ta thường xuyên nhìn thấy trong tự nhiên như màu đất, vỏ cây, đá…Màu nâu tạo ra môi trường thoải mái để mở đầu cho cuộc đối thoại

 

 

 

Màu be: gần giống như màu nâu, màu này tạo cảm giác thoải mái, gần gũi cho cuộc phỏng vấn, tuy có phần khiến bạn hơi rụt rè và thụ động.


Màu xám: sau màu xanh da trời thì đây được coi là màu sắc phổ biến nhất cho trang phục đi phỏng vấn. Nếu bạn muốn sự xuất hiện của mình tự tin mà lại không quá lãnh đạm và lạnh lùng như màu đen thì màu xám chính là sự lựa chọn lý tưởng.


Xanh lá: màu của thiên nhiên, thành công, sự giàu có và an ninh. Màu xanh thể hiện sự tự tin, mới mẻ vì thế nó là màu sắc khiến cho mắt người đối diện cảm thấy thư giãn nhất khi nhìn vào. Đây là màu rất phù hợp cho các trang phục của bạn khi chọn mặc đến phỏng vấn

 

Màu đỏ: thể hiện sức nóng, sự nguy hiểm, quyền lực và sức mạnh. Đây được coi là màu thể hiện nhiều sắc thái cảm xúc mạnh nhất. Nó có thể khiến không khí buổi phỏng vấn có phần ngột ngạt, vì thế bạn nên tránh mặc những trang phục mà đỏ là màu chủ đạo.


Màu cam: cũng có phần giống màu đỏ, màu cam thu hút sự chú ý đem lại cảm xúc dữ dội. Vì thế, bạn nên chọn những màu ôn hòa hơn, không quá kích thích; hoặc chọn những trang phục mà màu này chỉ điểm xuyết nhẹ nhàng và không phải là tông màu chính.

 

Màu tím: màu sắc của sự chung thủy, giàu có, quyền lực và cảm xúc. Màu này thường được coi là màu của phái nữ, nhẹ nhàng và nữ tính vì thế bạn nên tránh mặc màu này khi đi phỏng vấn, đặc biệt với nam giới.

 


Màu vàng: thúc đẩy rất nhiều loại cảm xúc nhưng theo chiều hướng từ vui vẻ, thiện chí đến thận trọng và ghen tị. Màu này khiến người đối diện thấy mỏi mắt khi nhìn lâu vì thế không nên chọn những trang phục màu vàng, đặc biệt là vàng đậm.


Màu hồng: màu của sự vui vẻ, hào hứng, nhẹ nhàng tuy nhiên có phần hơi yểu điệu. Giống như màu tím màu này cũng được coi là hợp với phái nữ hơn cả nên đặc biệt phái nam nên tránh mặc màu này khi đi phỏng vấn.

 

2- DÉP

Giày dép có gót quá cao cũng không phù hợp khi đi phỏng vấn. Chúng không chỉ khiến bạn khó khăn khi đi lại - một cú ngã trật mắt cá chân ngay trước buổi phỏng vấn thì chẳng nên chút nào - mà còn thu hút quá nhiều sự chú ý vào đôi giày và đôi chân bạn. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng với chiều cao của mình, hãy chọn những đôi giày cao khoảng 3 đến 5 phân và chắc chắn rằng bạn hoàn toàn thoải mái khi mang chúng để đi lại. Nếu bạn đủ cao, hãy chọn giày đế bằng và cao khoảng 1 hay 2 phân.

Bạn cũng nên tránh những đôi giày quá kiểu cách, lóng lánh, diêm dúa. Một buổi phỏng vấn xin việc không phải là lúc để bạn tỏ ra quá đỏm dáng và sành điệu. Ngay cả khi đã được nhận vào làm việc thì bạn cũng không nên dùng giày dép hoặc trang phục có nhiều thứ quá lấp lánh như kim loại, pha lê... nếu muốn tạo dựng hình ảnh một nhân viên nghiêm túc và có năng lực.

            Ngoài ra, để gây được ấn  tượng tốt đẹp với người đối diện ngay từ phút ban đầu, giày của bạn nên được đánh bóng, làm sạch bụi bẩn và xóa đi những vết trầy xước có thể thấy được bằng mắt thường. Một đôi giày mới có thể giúp bạn loại bỏ những lo ngại này.

3- TÓC, TRANG ĐIỂM, TRANG SỨC

Nữ: Một mái tóc dài sẽ mang lại cho bạn cảm giác nóng bức khi ôm vào mặt và cổ. Hãy lựa chọn một kiểu tóc đơn giản hoặc buộc tóc thấp sẽ cho bạn một dáng vẻ chuyên nghiệp và năng động hơn.

Nếu đang sở hữu một kiểu tóc ngắn, bạn cũng cần lưu ý không để tóc mái lòa xòa xuống mặt, bởi điều đó có thể gây cảm giác nóng bức và không thuận tiện khi bạn vận động.Tránh trường hợp bạn đi xe máy đến và tóc bạn rối bời xõa ngang lưng.

Cắt tỉa móng tay cẩn thận, tránh sơn móng tay với màu sặc sỡ (nếu đang sơn móng tay, tốt nhất là bạn nên chùi sạch màu sơn).

Chỉ trang điểm đơn giản, không dùng những màu nổi bật như: mắt xanh, môi tím. Không nên dùng mỹ phẩm có kim tuyến lấp lánh.

Mang càng ít trang sức càng tốt. Tránh mang những trang sức có kích thước lớn, đong đưa hoặc tạo nên tiếng kêu mỗi khi bạn bước đi. Nếu bạn đeo khuyên ở mũi, lông mày, lưỡi, nhất định bạn phải tháo chúng trước khi đến buổi phỏng vấn.

Tránh xức quá nhiều nước hoa hoặc dùng nước hoa mùi mạnh. Nước hoa có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người phỏng vấn và có rất nhiều người bị dị ứng.

Nam: Nam giới nên cạo râu và cắt tóc trước khi đi phỏng vấn. Một mái tóc gọn gẽ, và (nếu được) hợp thời trang rất cần thiết để tạo dựng hình ảnh cho bạn. Bạn cũng cần chú ý cắt tỉa móng tay sạch sẽ.

Thực tế cho thấy, các ứng viên nam nên tránh đeo bất kì đồ trang sức nào ngoại trừ nhẫn cưới hay đồng hồ. Các bạn cũng nên xoá hoặc che các vết xăm.

 

 Trung Thành (Bút Tre)
(Còn nữa)    

    Phần sau : II   NGÔN NGỮ CỬ CHỈ

 




*******************
Chiến trường thử thách người dũng cảm
          Cơn giận thử thách người khôn ngoan
          Còn khó khăn thử thách bạn bè
*******************

 
Các thành viên đã Thank Bút Tre vì Bài viết có ích:
22/05/2011 07:05 # 2
Bút Tre
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 33/40 (82%)
Kĩ năng: 37/60 (62%)
Ngày gia nhập: 22/08/2010
Bài gởi: 93
Được cảm ơn: 187
Phản hồi: KĨ NĂNG XIN VIỆC VÀ QUAN HỆ ĐỒNG NGHIỆP


II.                   NGÔN NGỮ CỬ CHỈ

1.      Bắt tay

Khi bắt tay, bạn nên đứng cách đối phương khoảng cách khoảng một bước chân, phần thân trước hơi nghiêng về phía trước, hai chân đứng thẳng, đưa tay bên phải ra, bốn ngón tay chập lại với nhau, khoảng giữa ngón cái và ngón trỏ giao nhau, ngón tay cái mở rộng, hướng về người cần bắt tay.

Nếu khi bắt tay lòng bàn tay hướng xuống phía dưới đè tay đối phương, điều này thể hiện rằng đây là người có xu hướng chi phối người khác rất lớn, bằng hành động bắt tay đó anh ta muốn nói cho người khác rằng, khi đó vị trí của anh ta cao hơn hẳn một bậc. Vì vậy trong quá trình giao tiếp bạn nên hạn chế ít nhất cách bắt tay ngạo mạn và thiếu tế nhị này, vì nó sẽ mang lại cảm giác phản cảm cho người đối diện.

Ngược lại, lòng bàn tay hướng vào bên trong bắt tay đối phương lại thể hiện được sự khiêm nhường và trọng lễ tiết của người bắt tay. Còn nếu khi bắt tay hai bàn tay bắt vuông góc với nhau lại thể hiện ra người bắt tay theo kiểu này là một người rất tự nhiên và trọng sự bình đẳng trong giao tiếp. Cách bắt tay vuông góc với tay đối phương cũng là một cách tương đối phổ biến và ổn thoả nhất trong tất cả các kiểu bắt tay kể trên.

Khi bắt tay tốt nhất bạn nên khống chế thời gian bắt tay trong vòng ba đến năm giây là tốt nhất. Nếu bạn muốn thể hiện cho đối tác thấy thành ý và nhiệt tình của mình thì có thể kéo dài thời gian bắt tay ra một chút nhưng khi bắt tay nên lắc tay lên xuống vài lần.

Giữa bậc tiền bối và vãn bối (người nhiều tuổi hơn và người ít tuổi hơn) thì người tuổi tác và vị thế cao hơn đưa tay ra bắt trước thì người ít tuổi hơn và địa vị thấp hơn mới có thể đưa tay ra bắt sau. Tương tự, cấp trên và cấp dưới, cấp trên đưa tay ra trước thì cấp dưới mới được đưa tay ra; giữa nam và nữ thì chỉ khi người nữ giơ tay ra trước thì người nam mới có thể đưa tay ra để bắt tay; nhưng nếu trong trường hợp người nam lại là người lớn tuổi hơn (thuộc bậc trưởng lão) thì trong trường hợp đó đương nhiên sẽ theo quy tắc đã nói ở phía trên.

Nếu cần phải bắt tay với nhiều người cùng một lúc, khi bắt tay phải tính đến thứ tự trước sau, từ bề trên đến bề dưới, từ trưởng lão đến thiếu niên, từ bậc trưởng bối đến bậc vãn bối, từ thầy giáo đến học sinh, nữ rồi mới đến nam, từ người đã kết hôn rồi mới đến người chưa kết hôn, từ cấp trên đến cấp dưới.

Khi giao tiếp nếu số lượng người tương đối lớn, có thể chỉ bắt tay một số người ngay cạnh mình, gật đầu với những người xung quanh thay cái bắt tay chào hỏi, hoặc hơi cúi thấp người đã thể hiện đủ phép lịch sự. Nhằm tránh những trường hợp khó xử xảy ra, trước khi bạn có ý chủ động giơ tay ra bắt tay người khác, bạn phải nghĩ đến việc hành động đó của bạn có được họ chào đón hay không, nếu bạn cảm thấy đối phương không có ý muốn bắt tay với bạn, gật đầu hoặc hơi nghiêng người chào là cách xử sự hợp lý nhất.

Trong môi trường làm việc, khi bắt tay thì thứ tự bắt tay chủ yếu dựa vào chức vụ, thân phận của đối phương. Còn trong xã hội, khi vui chơi giải trí thì chủ yếu dựa vào tuổi tác, giới tính và việc họ đã hay chưa kết hôn để quyết định.

Khi đón tiếp đối tác đến thăm hỏi, thì hơi đặc biệt một chút: sau khi khách đã đến nơi, nên để chủ nhà chủ động giơ tay ra trước bắt tay chào đón khách. Khi khách chào từ biệt ra về thì lại là khách chủ động giơ tay ra trước bắt tay chào chủ nhà. Trước là thể hiện ý “chào đón”, sau lại thể hiện ý “tạm biệt”. Nếu các thứ tự này bị đảo ngược lại thì rất dễ khiến cho người khác hiểu lầm.

Khi bắt tay bạn nên hỏi thăm mấy câu, có thể nắm chặt tay đối phương, đồng thời đưa ánh mắt nhìn chú ý vào đối phương, vội vàng đi lại bắt tay sẽ giúp cho đối phương có ấn tượng sâu sắc hơn về bạn.

 


Tám điều tối kị cần tránh trong khi bắt tay

Khi chúng ta bắt tay một ai đó nên tuân theo một số quy phạm chung, tránh trường hợp phạm phải những trường hợp thất lễ sẽ liệt kê dưới đây:

- Không nên giơ tay trái ra bắt, đặc biệt khi bạn đang giao tiếp với người Ả rập, người Ấn Độ điều này bạn càng cần phải chú ý. Vì theo quan điểm của họ tay trái là bàn tay không được sạch sẽ.

- Khi giao tiếp với người theo đạo thiên chúa giáo cần phải tránh trường hợp ví dụ như hai người này bắt tay và bắt tay chéo với hai người khác, việc đó sẽ tạo ra sự chồng chéo lên nhau, hình thành chữ thập, trong con mắt của họ chữ thập đại diện cho những điều xui xẻo.

- Khi bắt tay không nên đeo găng tay, đội mũ hoặc đeo kính đen, chỉ có phụ nữ khi giao tiếp ngoài xã hội được phép đeo găng tay khi bắt tay.

- Không nên một tay cầm đồ hoặc đút túi còn tay kia giơ ra bắt.

- Khi bắt tay trên mặt không nên giữ thái độ vô cảm, không nói một lời nào hoặc lý luận dài dòng, gật đầu lia lịa hoặc nhún vai, kiểu cách một cách quá đáng.

- Khi bắt tay không nên chỉ bắt hờ hững đầu ngón tay của đối phương, kiểu như muốn giữ khoảng cách nhất định với họ. Cách làm tốt nhất là cần nắm cả bàn tay đối phương. Cho dù trong trường hợp lệch tay thì cũng nên làm như vậy.

- Không nên kéo tay đối phương về phía mình hoặc đẩy tay về phía họ, hoặc gạt lên trên suống dưới, sang trái hoặc sang phải lệch hướng.

- Không nên từ chối cái bắt tay của đối phương, cho dù có bệnh về tay, tay ướt, bẩn thì cũng nên giải thích với đối phương một cách lịch sự: “Xin lỗi, tay tôi không tiện để bắt tay anh (chị) lúc này” để tránh đối phương hiểu lầm.

 

* Lưu ý

- Bảo đảm móng tay của bạn được cắt ngắn và sạch sẽ.

- Bảo đảm bàn tay ấm, không có mồ hôi.

- Bắt tay một cách chuyên nghiệp và lịch sự, với một cái nắm chắc chắn và nụ cười ấm áp.

2.  Sức mạnh của “cửa sổ tâm hồn”

Thông thường, giao tiếp bằng mắt với tỷ lệ 60% là một con số an toàn, vừa đủ để làm NTD có cảm tình với bạn. Nếu nhiều hơn, bạn trông có vẻ căng thẳng; nếu ít hơn, bạn có nguy cơ bị đánh giá là hờ hững với những gì NTD đang nói. Tuy nhiên, điều bạn cần lưu ý nhất khi giao tiếp bằng mắt chính là sự tự nhiên, tùy theo lời nói, cảm xúc mà có nhu cầu giao tiếp bằng mắt hay không. Nếu bạn bị ám ảnh là phải giao tiếp bằng mắt với NTD để rồi cứ nhìn chằm chằm vào họ thì sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu.

Khi gặp người phỏng vấn, bạn hãy nhìn thẳng vào mắt họ và nhủ thầm, “Ôi, thật tuyệt khi cuối cùng cũng được gặp ông (bà)!”. Ý nghĩ này sẽ khiến bạn mỉm cười và NTD sẽ chú ý ngay đến tâm trạng vui vẻ của bạn. Khi chúng ta nhìn một người mình thích, đồng tử của chúng ta thường giãn ra và người đối diện sẽ dễ dàng nhận thấy điều này.

Trong suốt cuộc phỏng vấn, hãy tập trung hướng cái nhìn của bạn vào vùng tam giác ngược với 3 đỉnh là lông mày trái, mũi và lông mày phải trên khuôn mặt của người đối diện.

Lưu ý là bạn đừng nhìn chòng chọc vào môi người đối diện vì như thế sẽ bị xem là quấy rối. Còn nếu bạn nhìn vào trán thì người ta có thể nghĩ là bạn đang xem thường họ.

3.  Đúng tư thế, tăng tự tin

Tư thế là một “vũ khí” quan trọng bạn cần sử dụng thành thạo trong lúc phỏng vấn. Tư thế đúng mực sẽ giúp bạn gia tăng sự tự tin. Nếu bạn cảm thấy hơi mệt mỏi, hãy chú ý cách bạn ngồi hoặc đi đứng. Rất có thể bạn đang ngồi thượt ra hay đi với vai thõng xuống. Dáng đi hoặc ngồi như thế sẽ chèn ép lồng ngực và hơi thở, khiến bạn cảm thấy lo lắng hoặc không thoải mái.

4. Hãy linh hoạt điều khiển đầu của bạn!

Nếu bạn muốn cảm thấy tự tin trong lúc phỏng vấn, hãy giữ đầu của bạn cân bằng. Tư thế này cũng thích hợp khi NTD đang lắng nghe và quan sát bạn. Ngược lại, khi muốn tỏ ra thân thiện và cho người đối thoại thấy bạn đang chú ý tiếp nhận thông tin; hãy hơi nghiêng đầu bạn sang một bên và thi thoảng gật gù.

5. Kiểm soát đôi tay

Đôi tay có thể giúp bạn thể hiện sự cởi mở, vì thế hãy buông hờ cánh tay sát với thân người, đôi tay đặt trên đùi bạn, đừng thả lỏng quá mà cũng đừng gồng - nắm chặt quá. Tư thế tay vừa phải như vậy cho thấy bạn luôn điềm tĩnh và tự tin.

Những người trầm tính thường ít cử động cánh tay ra xa cơ thể hơn những người cởi mở. Bạn đừng vung tay vung chân quá nhiều khi nói, nếu không NTD sẽ nghĩ bạn quá bốc đồng, không thể kiểm soát được hành vi của mình. Tuyệt đối tránh việc khoanh tay trong lúc phỏng vấn.

Sau đây là 2 cách thường dùng để đánh giá về cử chỉ của tay:
- Bàn tay hơi ngửa lên và hướng ra ngoài: tính tình thân thiện và cởi mở
- Bàn tay úp xuống: có khả năng tạo ảnh hưởng và tính tình năng nổ.

6.  Giữ yên đôi chân

Chân chúng ta thường di chuyển nhiều hơn bình thường khi chúng ta bối rối, căng thẳng hoặc có điều gì muốn che giấu. Vì thế, bạn cần cố gắng giữ yên chúng trong lúc phỏng vấn, với khoảng cách vừa phải giữa hai chân, không khép quá (với nam) cũng không giang rộng quá. Bạn không nên bắt chéo chân vì nó sẽ tạo ra một sự ngăn cách giữa bạn và người phỏng vấn và có thể làm bạn khó ngồi yên. Truyệt đối tránh trường hợp vắt mắt cá chân này lên đầu gối chân kia, vì chân bạn sẽ tạo thành hình “số 4” ngông nghênh rất khó coi, dễ tạo phản cảm.

Phân sau :

III.                   NHỮNG YẾU TỐ GIÚP NGƯỜI TUYỂN DUNG ĐÁNH GIÁ CAO

Bút Tre 
(Còn nữa)

 



*******************
Chiến trường thử thách người dũng cảm
          Cơn giận thử thách người khôn ngoan
          Còn khó khăn thử thách bạn bè
*******************

 
Các thành viên đã Thank Bút Tre vì Bài viết có ích:
23/05/2011 08:05 # 3
Bút Tre
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 33/40 (82%)
Kĩ năng: 37/60 (62%)
Ngày gia nhập: 22/08/2010
Bài gởi: 93
Được cảm ơn: 187
Phản hồi: KĨ NĂNG XIN VIỆC VÀ QUAN HỆ ĐỒNG NGHIỆP


 

III.                   NHỮNG YẾU TỐ GIÚP NTD ĐÁNH GIÁ CAO

Điểm chung của những ứng viên thành công là sự tự tin. Họ thoải mái bộc lộ năng lực và tính cách của mình. Do đó, những câu trả lời của họ thường rất thuyết phục các NTD. Nếu bạn có thể cho người phỏng vấn thấy những câu hỏi của họ, dù khó khăn đến đâu, cũng không làm bạn thấy bối rối, bạn sẽ chứng tỏ được bản lĩnh, sự bình tĩnh và tự tin trong mọi tình huống của mình.

Bên cạnh sự tự tin là tính trung thực. Đừng nghĩ đến chuyện nói dối hay đánh lừa NTD. Họ là những người có nhiều kinh nghiệm và sẽ nhanh chóng phát hiện ra ngay sự dối trá. Khi đó kết quả sẽ còn tệ hơn là bạn thú nhận rằng mình chưa biết vấn đề họ đặt ra.

Một người đi phỏng vấn đã được hỏi liệu anh có phải là người thích hợp cho công việc này không đã trả lời: “Tôi muốn tìm hiểu thêm. Tôi tin là tôi có năng lực nhưng tôi cần phải nghiên cứu thêm về công việc này đã.” Anh thú nhận lúc đó đã rất muốn trả lời là có những rồi lại quyết định trả lời một cách trung thực. Anh đã vượt qua vòng phỏng vấn này và trở thành phó phòng marketing cho một công ty sản xuất giày.

Cuối cùng, đó là thái độ tích cực. Câu trả lời đúng hay sai nhiều khi không quan trọng bằng thái độ của bạn trong cách nhìn nhận và xử lý vấn đề.

Không ai muốn làm việc với một người lúc nào cũng cáu kỉnh và phàn nàn. Một NTD tại Hà Nội cho biết ông không chú ý nhiều tới các kỹ năng và kinh nghiệm của một ứng viên bằng thái độ làm việc của người ấy. “Vì chúng tôi luôn có những người có năng lực tốt ứng tuyển, nên mối quan tâm số một của chúng tôi là liệu ứng viên đó có thái độ làm việc phù hợp không. Chúng tôi sẽ phải làm việc với nhau hàng ngày, họp hành rồi thảo luận, nên tôi không muốn mất thời gian với những người có thái độ tiêu cực.”

Như vậy, có thể thấy rằng nếu một NTD phải lựa chọn giữa hai ứng viên có các điều kiện tương đương, người có thái độ tích cực sẽ chiến thắng. Một giám đốc nhân sự của một công ty thực phẩm lớn cho biết anh đã từng bị ấn tượng bởi sự nhiệt tình và say mê của một ứng viên và đã tuyển người đó.

Ông cho biết “Lúc đầu, mọi người hơi ngạc nhiên khi nhân viên đó được tuyển vì cậu ta không có năng lực nổi trội lắm so với một vài ứng viên khác. Tuy nhiên, qua quá trình làm việc, chúng tôi rất hài lòng vì cậu ấy luôn tỏ ra nhiệt tình học hỏi và đã nhanh chóng thích nghi được với công việc và môi trường làm việc mới.”

“Hãy kể tôi nghe đôi điều về bạn”

Bạn có biết: 98% các cuộc phỏng vấn tuyển dụng bắt đầu bằng câu “Hãy kể tôi nghe đôi điều về bạn” và nhiều ứng viên e ngại lời đề nghị này vì không biết cách trả lời sao cho phù hợp. Thật ra, chỉ cần một sự chuẩn bị tốt cùng chút sáng tạo và khéo léo thì đây sẽ là cơ hội để bạn tạo ấn tượng tốt về bản thân trong mắt nhà tuyển dụng (NTD) cũng như làm nổi bật những ưu điểm của bạn.

 

3 bí quyết sau sẽ giúp bạn có câu trả lời tốt cho lời đề nghị này!

Hãy kể những gì nhà tuyển dụng muốn biết

Theo Jane Cranston, một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp ở New York, sai lầm lớn nhất mà ứng viên thường mắc phải là cứ ngỡ NTD muốn biết về cá nhân họ khi nói “Hãy kể tôi nghe đôi điều về bạn.” Vì thế, họ bắt đầu kể “tràng giang đại hải” về tiểu sử bản thân, sở thích và thói quen của mình. Thật ra, điều NTD thật sự muốn biết là liệu bạn có thể làm tốt công việc, hòa hợp được với tập thể hay không, từng đạt những thành tích nào và có thể đóng góp những gì cho công ty.

Ứng viên không nên nói nhiều về bản thân họ mà hãy dành thời gian nói về công việc gần đây nhất của họ và nhấn mạnh kinh nghiệm họ đã có để có thể ứng tuyển vào vị trí này. Đây là mới là vấn đề NTD quan tâm nhất.

Melanie Szlucha, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp của Red Inc, có một sự so sánh rất thú vị. “Hãy hình dung phần trình bày của bạn cho đề nghị này giống như đoạn trailer cho một bộ phim (movie trailer). Những đoạn trailer này tuy không dài nhưng đủ hấp dẫn để người xem theo dõi và khám phá. Vì thế, hãy trả lời một cách sáng tạo và cung cấp nhiều thông tin đáng chú ý nhất về bạn, giúp NTD có cảm hứng tiếp tục đặt những câu hỏi khác nhằm hiểu bạn hơn.”

Đừng liệt kê, hãy kể chuyện!

Theo Greg Maka, giám đốc điều hành của 24/7 Marketing - một công ty chuyên cung cấp các giải pháp về marketing và giao tế nhân sự, nếu bạn có thể giới thiệu những ưu điểm và thành tích của bạn bằng cách kể một câu chuyện thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều. Ví dụ: nếu kiên trì là một trong những ưu điểm của bạn thì hãy kể cho NTD nghe một câu chuyện ngắn về quá trình bạn đã kiên trì thực hiện một dự án do bạn đề xướng trong những công việc trước đây. Như vậy, bạn sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ cho NTD hơn là chỉ nói chung chung: “Sự kiên trì là ưu điểm lớn nhất của tôi”

Thời gian là vàng bạc!

Theo Maureen Anderson, người phụ trách chương trình phát thanh The Career Clinic, đối với câu “Hãy kể tôi nghe đôi điều về bạn”, bạn chỉ cần trả lời ngắn gọn và cô đọng trong chừng 2-3 phút là được. Để phần trình bày của bạn vừa ngắn gọn vừa đủ ý thì trước buổi phỏng vấn, bạn nên viết những ý tưởng của bạn ra giấy, tập trình bày và tính thời gian; sau đó chỉnh sửa nội dung câu trả lời rồi làm lại quy trình. Cứ như thế cho đến khi bạn hài lòng về cả nội dung lẫn thời gian.

Tóm lại, nếu bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng thì không việc gì phải e ngại câu “Hãy kể tôi nghe đôi điều về bạn.” Hãy xem đây là cơ hội “vàng” để bạn tạo ấn tượng tốt với NTD ngay từ đầu cũng như giúp bạn thêm tự tin với những câu hỏi kế tiếp trong buổi phỏng vấn.

Cách thể hiện ưu, nhược điểm

Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí kế toán công nợ, mà bạn thì không được nhanh nhẹn cho lắm. Đây rõ ràng là một nhược điểm. Tuy nhiên một kế toán thì cần phải cẩn thận, do đó bạn có thể chứng minh với NTD rằng bạn “hơi chậm nhưng mà chắc”. Như vậy, bạn đã biến nhược điểm của mình thành ưu điểm rồi đấy!

Điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị đầy đủ thông tin để trình bày khi phỏng vấn. Bạn đừng cố đoán NTD sẽ hỏi gì và chỉ chuẩn bị theo những câu hỏi đó. Bạn sẽ hụt hẫng, lúng túng và thậm chí không biết trả lời như thế nào khi không “trúng tủ”. Bạn cũng nên nhờ người thân và bạn bè chỉ rõ những ưu - nhược điểm của mình, nếu bạn nhờ được những người có kinh nghiệm thì càng hay.

Khi trình bày ưu điểm, bạn nên tập trung nói về những ưu thế nổi bật trong học tập lẫn trong hoạt động xã hội - đoàn thể và nhớ chỉ trình bày những điều có lợi đối với công việc và công ty bạn đang ứng tuyển. Hãy nhấn mạnh ưu điểm nhưng cũng đừng nói quá, vì nếu NTD hỏi sâu vào vấn đề này mà bạn không trả lời được rành mạch thì bạn sẽ bị mất điểm ngay. Bạn có thể trình bày một ưu điểm rõ ràng nào đó để nêu bật thành tích mà bạn đã đạt được. Tránh nói những câu chung chung như “Tôi luôn hết lòng tận tụy với công việc của mình, chỉ rời công ty sau khi đã giải quyết hết công việc được giao trong ngày và lên kế hoạch cho ngày hôm sau.”

Đối với nhược điểm, bạn có thể trình bày theo hướng giảm nhẹ chúng, sau đó nêu cách khắc phục và kết thúc nhận xét của bạn bằng những điểm mạnh. Ví dụ: bạn thừa nhận điểm yếu của mình là chậm tính toán, nhưng đưa ra cách khắc phục là luôn mang máy tính bên mình. Hay bạn cho rằng mình đánh máy hơi chậm nhưng chứng minh được bạn sẽ khắc phục trong thời gian ngắn nhất bằng một biện pháp cụ thể nào đó…

Đối phó với những câu hỏi khó

Khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn phải tập trung quan sát, lắng nghe bằng cả hai mắt và hai tai. Phải tập trung chú ý không một giây xao lãng, nếu ban không muốn bỏ sót bất cứ một điểm quan trọng nào. Cộng thêm những gì bạn đã tìm hiểu trước về NTD, bạn có thể nắm được tổng quát các yêu cầu thực sự của NTD - sẽ là một lợi thế để bạn chiếm vị trí “thượng phong” so với các ứng viên khác.

Trên thực tế, có đến 90% ứng viên thất bại vì không xử trí được những tình huống này. Có rất nhiều hình thức phỏng vấn, trong đó phỏng vấn áp lực thường tạo nhiều khó khăn cho ứng viên. Nếu chưa biết gì về loại hình này, khi “lâm trận”, nhiều ứng viên dễ dàng thất bại và thậm chí bị “sốc” vài ngày sau đó. Bạn cần phải biết phỏng vấn áp lực là gì và cách đối phó ra sao.

Trong buổi phỏng vấn dạng này, ứng viên thường đối mặt với một ban bệ tuyển dụng và phải trả lời các câu hỏi hóc búa và khá “oái oăm” của họ. Chẳng hạn, một người trong ban có thể mở màn ”tấn công” bạn với câu hỏi: “Anh (Chị) có cái tên nghe chẳng hay chút nào, anh (chị) nghĩ sao về tên của mình?” Có thể ứng viên sẽ mất bình tĩnh ngay, bối rối, và thậm chí tức giận rồi “chết đứng” sau đó. Vậy là thất bại!

Bạn nên nhớ, để tổ chức một đợt tuyển dụng nhân sự, doanh nghiệp phải tốn khá nhiều chi phí, do đó họ sẽ không chủ ý dùng loại hình phỏng vấn này để đánh rớt ứng viên. Mục đích chính của NTD là đánh giá khả năng xoay sở và đối phó tình huống của ứng viên. Loại hình phỏng vấn này thường được áp dụng khi tuyển các vị trí quan trọng, đòi hỏi ứng viên có sự chuẩn bị thật kỹ về tâm lý và xem phỏng vấn là một cuộc chiến bằng trí óc.

Thông thường NTD sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi khó và những câu hỏi trực tiếp châm biếm, đả kích ứng viên… Trên nguyên tắc, những câu hỏi như vậy bắt buộc phải hợp lý, không đụng chạm tới những vấn đề nhạy cảm như tín ngưỡng, thuần phong mỹ tục hay đời tư cá nhân. Tuy nhiên, không phải NTD nào cũng có thể đặt được câu hỏi đúng yêu cầu như vậy. Nếu gặp phải những tình huống đó, ứng viên có quyền không trả lời, nhưng dĩ nhiên cũng không được yên lặng. Ứng viên phải mạnh dạn chỉ ra đó là câu hỏi không phù hợp, đề nghị NTD đưa ra một câu hỏi khác hoặc một vấn đề khác.

Hãy luôn chủ động đừng dể bị dẫn dắt. Nếu NTD  nói rằng ông ta thích bóng đá rồi hỏi bạn có cùng sở thích không. Nếu bạn cũng là một fan bóng đá thì không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên một số ứng viên muốn lấy lòng NTD đã vô tình “sa bẫy”, thậm chí có người còn nhận có cùng câu lạc bộ hay cầu thủ yêu thích với NTD trong khi sở thích thực sự của họ không phải như vậy. Chỉ cần một câu hỏi về đề tài đó như kiểu “T  thấy đợt này Messi đá tệ quá”  mà bạn vẫn nói “Dạ, em cũng thấy thế” thì bạn sẽ lộ tẩy ngay.

Bạn đề nghị mức lương ra sao?

Đây là một trong những câu hỏi khó nhất, đặc biệt là đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Việc đầu tiên cần làm trước khi dự phỏng vấn là nghiên cứu mức lương phổ biến trong ngành nghề của bạn để ước lượng con số mình nên đề nghị. Hãy trình bày rõ ràng với NTD rằng bạn sẽ chỉ bàn thảo chi tiết về lương bổng khi đã nhận được lời đề nghị tuyển dụng. Nếu NTD thúc ép bạn đưa ra một câu trả lời cụ thể, bạn hãy đưa ra một mức lương kiểu “khoảng” hơn là một con số chính xác.

            Trong giao tiếp, ngập ngừng thường không được đánh giá tốt. Tuy nhiên trong đàm phán lương, ngập ngừng lại là một chiến lược “phát huy tác dụng”. Vì vậy, nếu nhà tuyển dụng đưa ra mức lương 5 triệu đồng/tháng, một ứng viên thông minh sẽ biết cân nhắc con số này và tỏ vẻ lưỡng lự như đang cân nhắc kỹ lưỡng. Trong tình huống này, nhà tuyển dụng rất có thể chờ đợi câu trả lời của bạn hoặc hỏi bạn nghĩ gì về mức lương này. Trước thái độ ngập ngừng của bạn, họ có thể đưa ra một mức lương cao hơn nữa, tất nhiên với điều kiện họ phải thấy bạn xứng đáng với mức lương cao này.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự ngập ngừng trong tình huống này cho nhà tuyển dụng thấy bạn không hề bị ngợp trước mức lương mà ông ta đưa ra. Đây cũng là khoảng thời gian bạn nên tận dụng để cân nhắc sự tương quan giữa năng lực và mức lương mà họ đưa ra cho bạn. Nếu bạn đang làm rất tốt công việc của mình, bạn nên biết chính xác bạn xứng đáng được trả bao nhiêu. Hãy nói với nhà tuyển dụng, bạn đã nghiên cứu và biết đúng giá trị của bạn.

Trong trường hợp tiền lương mà nhà tuyển dụng đưa ra đúng với mong muốn của mình, đừng chần chừ, hãy chấp thuận nó một cách vui vẻ. Hầu hết các ông chủ đều rất hài lòng với cử chỉ này. Điều đó thể hiện cho ông chủ tương lai thấy bạn rất tin tưởng, nhiệt tình và hết lòng đối với công việc và công ty.

Ngược lại, trong trường hợp bạn chưa sẵn sàng, bạn có thể xin phép nhà tuyển dụng lùi lại thời điểm trả lời vào ngày hôm sau kèm theo lời hứa, sẽ gọi lại trong thời gian sớm nhất có thể.

Nguyên tắc khi đàm phán lương

Để đối phó với tất cả các "cái bẫy" của nhà tuyển dụng, Chapman cũng đã đưa ra 3 nguyên tắc khi đàm phán lương:

- Đừng vội vàng "ra giá" trước khi nhà tuyển dụng biết rõ về bạn. Thông thường, ai cũng sẵn sàng trả giá cao hơn mức thông thường cho những thứ mà họ thực sự muốn. Nếu công ty nhận thấy bạn đáp ứng đủ yêu cầu và họ cảm thấy thích bạn, họ sẵn sàng đưa ra mức lương cao.

- Nếu nhà tuyển dụng bắt đầu quá trình phỏng vấn bằng câu hỏi: "Bạn muốn nhận bao nhiêu tiền lương một tháng?", bạn đừng vội đưa ra ngay mức bạn muốn. Hãy lưỡng lự và chần chừ với câu trả lời: "Chúng ta có thể nói về vấn đề này sau khi tôi biết cụ thể công việc của mình được không?"

- Trong trường hợp nhà tuyển dụng nói trước công việc và trách nhiệm của bạn, sau đó tìm hiểu bạn muốn mức lương bao nhiêu. Bạn có thể im lặng một lúc và nói: "Tôi muốn biết cụ thể hơn nữa về công việc này". Hoặc: "Theo anh (chị) ở vị trí đó mức lương của tôi là bao nhiêu thì phù hợp?"

NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI LÀM

Ngày đầu tiên đi làm là ngày rất đáng nhớ. Bạn sẽ bước vào môi trường làm việc mới đầy bỡ ngỡ, mọi người nhìn bạn dò xét, những "con ma cũ" sẽ không bỏ qua bất cứ một cử chỉ hành động nào của bạn, dù bạn chẳng hề thấy họ nhìn mình.

Đừng quá lo lắng. Hãy coi đây là cơ hội tuyệt vời để bạn tạo ấn tượng tốt với sếp và những đồng nghiệp mới.

Hãy đi sớm để đảm bảo nếu có tắc đường vào giờ cao điểm thì bạn vẫn đủ thời gian đến công sở đúng giờ. Nên kiểm tra vị trí của công sở mới trước ngày đầu tiên đi làm.

Chọn trang phục lịch sự, nhã nhặn. Ngày đầu, tốt nhất đừng "chơi trội" mà hãy tỏ ra hòa đồng. Điều này dễ gây ấn tượng tốt.

Hãy tìm hiểu trước tên người liên quan tới công việc của mình, cụ thể là cấp trên.

Đừng quên mang theo sổ tay vì có thể có nhiều điều phải ghi chép. Nên chuẩn bị thái độ làm việc linh hoạt trong trường hợp bạn được yêu cầu phải bắt tay ngay vào công việc.

Hãy tự tin, thân thiện mỉm cười chào hỏi tất cả mọi người. Cố gắng nhớ tên và vị trí của họ. Những gì không rõ phải hỏi ngay, điều này chứng tỏ bạn là một nhân viên nghiêm túc, luôn quan tâm đến công việc và môi trường làm việc.

Đối với sếp càng phải tỏ ra ấn tượng, không chỉ ngày đầu mà là cả sau này, trong suốt thời gian bạn làm việc. Mọi người đều muốn làm tốt hết khả năng của mình để được nâng cao cấp bậc trong công ty. Một số người cho rằng để được thăng tiến, nên làm việc thêm ngoài giờ, luôn đúng hẹn và hoàn tất mọi việc được giao. Đây không phải là cách duy nhất để gây ấn tượng với sếp, còn có nhiều điều tưởng như nhỏ nhặt cũng có thể giúp bạn đạt được mục đích.

Nên để hết mọi chuyện riêng tư ở nhà. Một người làm công tốt là người có thể tách rời công việc và chuyện nhà.

Trong ngày đầu, mắc lỗi là điều khó tránh. Khi đồng nghiệp hay sếp trách phạt, bạn đừng vội cãi hay bào chữa. Hãy cứ nhận lỗi và sửa sai, bào chữa hay thanh minh thì để dịp khác.

Đừng cố tỏ ra giỏi giang, "lấy le" với những người đi trước. Thái độ "ta đây" của một nhân viên mới khiến những người cũ dè bỉu. Cũng đừng tỏ ra ngây thơ thái quá, cái gì cũng hỏi, họ sẽ nghĩ bạn chẳng biết làm gì. Ấn tượng đầu tiên tốt đẹp sẽ dành cho người nhân viên chăm chỉ, có thái độ ân cần học hỏi, không lãng phí thời gian bằng mấy trò "buôn dưa lê" hay "chát chít".

Cuối cùng, bạn đi làm ngày đầu, và thấy gò bó về thời gian, đồng nghiệp cũng tìm cách sai bảo bạn dù họ chẳng có quyền gì. Đừng lấy làm bực tức, cau có và vội phàn nàn. Hãy nhớ, rằng lúc này bạn là trung tâm chú ý của mọi người.

MỘT SỐ LƯU Ý VỚI NGƯỜI MỚI ĐI LÀM

Dưới đây là 18 cách giúp bạn có một khởi đầu thành công:

1.    Nghỉ ngơi: Hãy nghỉ ngơi một tuần, thư giãn đầu óc hoặc ít nhất ngủ một giấc thật sâu trước ngày làm việc đầu tiên để sáng hôm sau bạn có một tinh thần sảng khoái.

2.    Ghi nhớ: Nên nhớ lại tên và vị trí của những người bạn đã gặp và phỏng vấn để khi chào hỏi bạn có thể gọi đúng tên họ.

3.    Tổng hợp: Thu thập lại những bản tin, báo cáo thường niên hay mẩu báo về công ty. Kiểm tra tài liệu của đối thủ cạnh tranh để có thể giải quyết vấn để dưới cái nhìn khái quát.

4.    Làm việc chăm chỉ: biết ở đâu và khi nào cần phải báo cáo. Đi làm sớm 30 phút và về khi hoặc sau khi hầu hết mọi người về. Chú ý lịch và thói quen làm việc của mỗi người để bạn có thể biết được thời điểm tối ưu nhất và cách liên lạc với họ.

5.    Vui vẻ và tích cực: Bạn nên thể hiện và cư xử như thể bạn rất hãnh diện khi được làm việc tại nơi mới này.

6.    Trang phục: Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào bạn nên bạn phải chú ý tới cách ăn mặc của mình nên ăn mặc trang nhã, nhẹ nhàng nghiêm túc so với quy định về trang phục.

7.    Ghi chép: ghi lại những thông tin tên của những người ở vị trí chủ trốt, số điện thoại, e-mail liên lạc. Bạn sẽ giống như một người nhanh nhẹn dễ lĩnh hội.

8.    Dễ uốn nắn: Tôn trọng và nắm lấy những thử thách không trách khỏi của công việc. Một thái độ sẵn sàng thay đổi để tốt hơn sẽ giảm căng thẳng cho những người xung quanh.

9.    Thể hiện sự biết ơn: ân cần và thể hiện sự cảm kích đối với bất cứ ai giúp bạn hiểu được cách làm việc, cách giao tiếp.

10. 80% nghe và 20% nói: Không nên đưa ra nhận xét, đánh giá. Bạn sẽ được tôn trọng hơn nếu biết lắng nghe, học hỏi những gì mà đồng nghiệp dạy hơn là thể hiện những gì bạn biết.

11. Hiểu sếp: Quan sát tính cách cũng như phong cách làm việc của sếp để có thể cư xử cho sếp thấy hài lòng.

12. Chắc chắn rằng bạn và sếp có chung một quan điểm: Những vấn đề nào được ưu tiên và những vấn đề nào phải giải quyết ngay. Công việc bạn thực hiện sẽ được đánh giá theo tiêu chí nào.

13. Kết bạn với đồng nghiệp: Làm quen càng nhiều người càng tốt, những người cùng nhóm làm việc đặc biệt là những người sẽ làm việc thường xuyên với bạn. Tạo nền móng cho mối quan hệ, tiếp đến là sự tin tưởng và chia sẻ thông tin.

14. Nhận biết người chủ chốt: Tìm hiểu xem ai là người đưa ra quyết định, ai là người chi phối, ai là người có thể thành công. Nhận biết nét tiêu biểu của họ và cố gắng cạnh tranh.

15. Nhận biết những việc bí mật phải làm: Nhận biết được bất cứ áp lực chính trị tại nơi làm việc. Nếu bạn muốn trách dính líu tới pháp luật bạn phải nhận biết được việc mình đang làm cũng như lực lượng ngầm.

16. Chủ động: Khi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và sẵn sàng cho một lượng công việc lớn hơn hãy chủ động đề nghị.

17. Đừng tạo ra thay đổi lớn: Ngay cả khi người phỏng vấn nói với bạn rằng công ty đang rất cần những ý kiến mới mẻ, sáng tạo thì phải xem xét thật kỹ lưỡng. Thể hiện tôn trọng cho những người đầu tư tâm huyết của mình vào dự án hay công việc đó trước khi cố gắng thay đổi. Có những trở ngại mà bạn có thể không nhận thức được. Tự hỏi tại sao mọi thứ lại được làm theo cách đó và thu thập phản hồi thông tin từ những người bạn cần.

18. Tính đồng đội: Không nên tham gia vào các chuyện tầm phào, ngồi lê đôi mách. Luôn ủng hộ sếp, chia sẻ lòng tin với đồng nghiệp.

DỰ TIỆC CÔNG TY

Ai đi làm cũng sẽ có lúc được dự những buổi tiệc không lớn thì nhỏ do công ty tổ chức. Nếu bạn suy nghĩ tiệc là dịp để bạn trút bỏ “bộ mặt văn phòng” hàng ngày và cứ “thả dàn” thể hiện con người thật của mình thì có lẽ bạn nên xem lại. Để vẫn tuyệt vời trong mắt sếp và đồng nghiệp tại các buổi tiệc công ty như tiệc tất niên, bạn cần lưu ý các điều sau đây.

Không nên

Dẫn theo người không mời

Khi giấy mời dự tiệc của công ty không đề cập đến việc bạn có thể “đính kèm” bạn bè hay người thân thì bạn tuyệt đối không nên. Một phần là vì nhà hàng và công ty không chuẩn bị phần ăn đột xuất, một phần vì sếp chỉ muốn riêng nhân viên công ty tham gia để tăng sự đoàn kết gắn bó giữa nhân viên.

Nếu giấy mời không đề cập gì nhưng bạn lại muốn dẫn thêm người thì bạn nên hỏi qua người quản lý của mình.

Uống quá nhiều

Một trong những điều mà các nhà quản lý lẫn đồng nghiệp không thích là thấy ai đó uống quá nhiều tại tiệc công ty. Uống đến mức nôn thốc nôn tháo thì chẳng còn thể diện gì. Mặc dù, công ty tổ chức tiệc là để nhân viên vui chơi và thư giãn, nhưng bạn cũng nên giữ chừng mực và cư xử nhã nhặn.

Buôn chuyện hay kể chuyện cười thô thiển

Tiệc công ty là dịp để mọi người trò chuyện cởi mở và chân tình với nhau, nhưng cũng có thể vì vài ly rượu mà bạn nói ra những điều không nên. Bạn nên nhớ luôn có những quy tắc và giới hạn nhất định cho các câu chuyện phiếm như vậy. Bạn chỉ nên nói những chuyện chung chung như chuyện học hành các con, chuyện thời trang và những câu chuyện không quá riêng tư.

Nói quá nhiều về công việc trước người lạ

Thật bất lịch sự nếu bạn đi cùng bạn hoặc người thân mà bạn lại cứ trò chuyện về công việc với đồng nghiệp mà không để ý đến cảm giác của người đi cùng. Bạn chỉ nên nói vài câu về công việc như một lời chào xã giao hay bắt đầu câu chuyện. Hãy chọn những chủ đề mà hầu hết những người dự tiệc đều quan tâm và có thể tham gia.

Nên
Mời ai đó đi cùng nếu được cho phép

Nếu trong thư mời nói rằng bạn có thể đưa ai đó đi cùng thì bạn nên làm như vậy. Đó là một cách hay để giúp đồng nghiệp hiểu bạn hơn về một khía cạnh nào đó của cuộc sống ngoài công việc của bạn.

Khéo léo đánh bóng tên tuổi trước các nhân vật chủ chốt

Hãy dùng tiệc công ty như cách giúp bạn quảng bá bản thân với cấp quản lý. Họ là những người khá bận rộn vào ngày thường nhưng tại buổi tiệc họ sẽ cho phép mình vui chơi và trò chuyện với người khác, kể cả cấp dưới; cho dù không phải là cấp dưới trực tiếp của họ. Vì vậy, hãy tự giới thiệu và làm quen với các nhân vật này, nói đôi điều về bạn như sở thích, chuyên ngành và thế mạnh của mình.

Lựa chọn trang phục phù hợp và trang nhã

Dĩ nhiên không có quy định nào nói rằng bạn phải mặc thế nào khi dự tiệc công ty, nhưng tốt nhất bạn hãy chọn trang phục phù hợp hoàn cảnh, trang nhã và lịch sự. Nên tránh ăn mặc quá gợi cảm như thể đến quán bar hoặc vũ trường. Hãy nhớ tiêu chí chọn trang phục cho các bữa tiệc công ty là lịch sự, cuốn hút và phù hợp.

Tạo không khí vui vẻ

Theo tình hình kinh tế hiện nay, tiệc cuối năm của công ty khó mà nhộn nhịp và vui vẻ như mấy năm trước. Hầu hết mọi người đều có cảm giác lo lắng vì tình hình kinh tế sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống của họ. Tiệc là dịp để bạn vui chơi và chia sẻ niềm vui với mọi người, vì vậy bạn hãy bỏ lại phía sau những lo lắng và buồn chán, tận hưởng bữa tiệc hết mình với tinh thần tích cực và lạc quan nhất.

                                                                                                                                          Bút Tre ( Hết)



*******************
Chiến trường thử thách người dũng cảm
          Cơn giận thử thách người khôn ngoan
          Còn khó khăn thử thách bạn bè
*******************

 
Các thành viên đã Thank Bút Tre vì Bài viết có ích:
23/05/2011 09:05 # 4
Cheeky
Cấp độ: 14 - Kỹ năng: 22

Kinh nghiệm: 48/140 (34%)
Kĩ năng: 167/220 (76%)
Ngày gia nhập: 07/04/2010
Bài gởi: 958
Được cảm ơn: 2477
Phản hồi: Kĩ năng xin việc và quan hệ đồng nghiệp


Cảm ơn vì bạn đã cố gắng sưu tầm bài viết này.
Hiện tại nó sẽ rất có ích đối với sinh viên năm cuối và những sinh viên đang có ý định xin việc.



LIÊN HỆ ĐĂNG KÍ VÀ NHẬN ÁO ĐỒNG PHỤC FDTU
Giúp đỡ sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh
Email: phuongnhk@gmail.com
Yahoo: phuongnhk212
 
~~ EM KHÙNG VÌ EM LÀ CHÍNH EM ~~
~~ I'M CRAZY BECAUSE I'M ME ~~

 
15/04/2014 10:04 # 5
xuanphongpy
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 1/20 (5%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 23/03/2014
Bài gởi: 11
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Kĩ năng xin việc và quan hệ đồng nghiệp


Cảm ơn đã chia sẻ bài viết hay này, cái này ai cũng phải gặp qua, đọc để rồi áp dụng nha.



Phong Beta


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024