Tiền trạm Tây Giang
Chuyến đi kéo dài hai ngày một đêm.
Ngày thứ nhất:
8h00 AM: cả đoàn xuất phát Tây Giang thẳng tiến. Gọi là thẳng tiến vậy chứ đường đi ko thẳng tý nào, quanh quanh quẹo quẹo…
Đội tiền trạm xuất phát với 7 thành viên, ai cũng sung sức “lao” như bay. Đi qua đoạn đường HCM lại gặp một đoạn đường mới, có những thử thách mới phía trươc: liên tiếp những biển báo hiệu “độ dốc 10%” hay “nhiều chổ ngoặt nguy hiểm liên tiếp”. Chinh phục những quả đồi vời một bên là vách núi cao sừng sững, một bên là vực thẳm, xe chạy như “xiếc” với những màn bo cua băng đèo độc đáo. Nhưng vs sức trẻ và nhiệt huyết thanh niên, ko có j là khó…^^!
11h30AM: Sau 1 cuộc hành trình dài, chúng tôi đã vào đến UBND trò chuyện vơi đ/c Bí thư và Phó bí thư Huyện Đoàn để tìm hiểu sơ bộ môt số thông tin về huyện Tây giang.
Tây Giang thuộc một trong 62 huyện nghèo nhất nước, trong đó có 3 xã khó khăn nhất: Asang, Ch’ơm, Gari (> 60%), nhưng đường đi vùa xa vừa khó. Chủ yếu là đèo, đất đỏ, mưa thì trơn trượt rất nguy hiểm. Ngoài ra còn có xã Dang. Cả đội thống nhất khảo sát Ch’ơm (có đi qua Asang).
Khoảng 13h37’ PM: Hành trình tiếp tục khảo sát tận nơi xã Ch’ơm. Đây là một trong những xã nghèo nhất giáp với biên giới Lào. Xe oto ko đi vào đc mà phải dừng lại bên ngoài đi bộ 20km mới vào đến Asang chưa kể vào sâu tận trong Ch’ơm. Nhưng xe máy có thể đi đc. Thông tin liên lạc ở đây hầu như ko có sóng điện thoại.
Thường thì buổi chiều ở đây có những trận mưa dông nên phải chuẩn bị áo mưa trước khi xuất phát. Dẫn đường là đ/c Phó bí thư huyện Đoàn. Thời tiết dường như đang ủng hộ cho chuyến đi của đoàn. Thiên nhiên ở đây trông hùng vĩ với những quả đồi nối tiếp nhau thành dãy. Bên cạnh đó còn có một cái gì đó rất hoang sơ. Xung quanh là màu xanh của đồi núi, với những cây lau sậy mọc um tùm xen vào đó là màu xám của một vài nơi vừa đốt chưa kịp trồng cây tái sinh. Càng lên cao thời tiết càng mát mẻ, dể chịu với độ cao chỉ cần giang tay ra là có thể “chạm” vào mây. Nhưng rồi cái gì đến nó cũng đến, một trận mưa dông bất ngờ làm cho mọi người phải “thắng gấp” lại để kịp mang áo mưa @.@...thời tiết lúc này vừa mưa vừa nắng nên cũng phải mặc áo mưa..(nóng, bí, nghẹt thở…) xuất hiện mùi thơm lạ “hương đất”. Trời nắng to mà xuất hiện mưa như thế này thì hơi đất bốc lên nghi ngút, và lúc này rất dễ bị ốm. Thiên nhiên lúc này có mùi vị khác hẳn.
Đường khúc khuỷu, dốc lên dốc xuống, bo đèo người và xe gần như nghiêng 450 so với mặt đường, xuống dốc tạo cho ta cảm giác như đang “rơi tự do” với vận tốc khoảng 60-70km/h xuống lên liên hoàn tạo cho người ngồi trên xe một cảm giác lan tỏa khắp cơ thể cưc kỳ “yomost”, các bộ phận trong cơ thể cũng theo đó mà chuyển động hỗn loạn.Tuy vậy nhưng vẫn không làm khó được những tay lái “lụa” của đội tiền trạm.
Đường vào xã ko phải đêu rải nhựa, càng vào sâu trong thì đường càng khó khăn hơn. Gần 10km đường đất đỏ gồ ghề, dốc, trời mưa rất trơn và khó đi, có đoạn đường phải dừng lại “hò dô ta” đẩy xe qua gần như là “vác” có thể nói đất ở đây rất “mến người”.
14h38’ PM: Dừng chân ở nhà rock, xe gầm thấp ko thể đi đc nên phải gửi lại xe và balô chuần bị tâm lý “lội suối băng đèo”.
Đường vào xã Ch’ơm đi qua xã Asang. Ơ đoạn này rải rác vài công trình giao thông đang làm lỡ dỡ, một bên là vực sâu thăm thẳm, đôi lúc “giao thông đường bộ lẫn đường thủy” vì có những đoạn suối băng qua đường làm cả đoàn phải dừng lại lội qua. Trên dường đi cos gặp rải rác một vài người (chủ yếu là em nhỏ) đi bộ hay hongs tầm mắt nhìn xa xa có lác đác vài căn nhà.
Vào đến Asang: nhìn chung thì:
Giao thông đi lại khó khăn, đi bộ là chủ yếu. Đời sống nhân dân khó khăn, chủ yêu làm nương rẫy, thu nhập thấp. Ko thể vào xã Ch’ơm đc vì vấn đề giao thông và thời gian, trời tối rất nguy hiểm. Chúng tôi phải quay ngược lại cho kịp. Đường về ko kém phần gian nan, trời tối+mưa=đường trơn và khó đi. Xắn quần xách dép, mà người như là vừa đi lội ruộng cày về. Khó khăn lắm cả đoàn mới về đến thị trấn, tìm chổ nghĩ qua đêm và gột rửa lớp bùn…
Ngày thứ hai:
Khoảng 7h30 AM:Tiếp tục cuộc hành trình khảo sát xã Dang
Giao thông: tuy là đường đèo nhưng mà xe 45 chổ có thể chạy thẳng vào cầu treo Alao (cây cầu treo dẫn chúng ta vào xã), có những đoạn xe phải “bò” qua. Trên đường vào có 4 điểm có thể phải sữa chữa, xúc đất đổ vào xe mới có thể đi tiếp. Đường vào xã đi qua thủy điện Avương, vùng này ko có thức ăn nên chúng tôi phải chuẩn bị bánh và nước mang theo.
Khoảng 10h30’ AM: cả đoàn có mặt tại UBND xã Dang, cán bộ chính quyền ở đây rất nhiệt tình. Chúng tôi gặp vầ nói chuyện sơ qua với một số đồng chí để nắm bắt một số thông tin:
Từ xã ra thị trân Asờ khoang 10km, ra Đường HCM khoảng 18km.
Cả xã có 365 hộ (320 hộ nghèo)chiếm gần 87, dân tộc Ctu chiếm 98%. Xã có tất cả là 6 thôn, 2 thôn ở rất xa ko vào đc nên có thể mời người dân ra UBND giao lưu. Hai thôn gần nhất là Anua và Calu tái định cư đc nhà nước xây lại nhà và bồi thường khi xây dựng nhà máy thủy điên Avương . Thôn Catiết cách Ủy ban xã khoảng 1-2km đi bộ khoảng 20’. Thôn Dlao la khó khăn nhất.
Gần UBND là trường, trạm y tế và khu nội trú của các em hoc sinh. Trường học nỏ, đơn sơ, trạm y tế cũng vậy. Chổ ở nội trú của các em là gian phòng rất nhỏ, nóng cả phòng có 18 cai giường (8 cái đôi –giường 2 tầng) trong đó có 6 cái ko có chiếu, 3 cái ko có soong ko dùng đc. Nhà ở xung quanh thì chật hẹp, chăn nuôi và chứa đồ ở dưới, diện tích nhỏ ở trên là ở.
Được sự dẫn đường của đ/c Giô bí thư Đoàn, chúng tôi vào thôn Dlao khảo sát. Gửi lại xe, chúng tôi bắt đầu luyện tập cơ chân. Thôn cách ủy ban xã khoảng 6km đường rừng. Đường lên thôn là đất và sỏi đá (rất dễ bị sìa chân) nhiều đoạn rất nguy hiểm: nhỏ, dốc, chênh vênh một bên lá vực sâuè rất cần đc sữa chữa. Trời nắng và oi bức, cả đoàn dừng lại nghỉ chân ở một cái lán nhỏ ven đường, tranh thủ làm ngụm nước và chờ cho qua 12h00 trưa rùi đi tiếp. Đoạn đường trước mắt còn rất xa nên mọi người phải cố gắng hết sức, đi đường tắt là phải tụt xuống khỏi ngọn đồi này rồi lội suối trèo lên ngọn đồi bên kia.
 |
 |
Gần 1h30 PM: vào đến thôn, mọi người ai cũng mệt +đói+khát (giữa đường thì hết nước), cả đoàn tập trung ở nhà Gươn. Người dân ở đây rất tốt bụng và thân thiện. Họ mang cơm và nước uống lên nhà cho chúng tôi. Vậy mới biết đc đời sống của người dân ở đây khó khăn như thế nào: cơm có màu hơi nâu và cứng, thức ăn ko có j ngoài hai tô canh to, một tô là canh bí đao, một tô là canh đu đủ nấu với rau ngọt, canh chỉ có nước và muối, ko có dầu, ko bột ngọt.
 |
 |
Nói chuyện vs người dân địa phương chúng tôi đc biết: thôn có khoảng 36 hộ, khó khăn trong việc đi lại, sống bằng nương rẫy trồng các loại cây như lúa, sắn, thơm (dứa), chuối; chăn nuôi là chăn thả tự do các con vật: heo. Gà. Muốn đi chợ thì phải đi xe thồ ra xã hay dậy từ 3h00 sáng đi bộ ra chợ huyện mất khoảng 3 ngày. Trong thôn ko có trạm xá, đau ốm thì ra trạm y tế xã xin thuốc uống. trường học thì ở thôn chỉ dạy xóa mù chử cấp 1, cấp 2 ra xã học và cấp 3 nếu đi học phải ra tận huyện. ở thôn phòng học rất bé, chỉ có 1 phòng học chung 5 lớp, thêm vài bộ bàn ghế đơn sơ. Chúng tôi tìm hiểu thêm 1 số bài hát, lễ hội và phong tục để chuyến sau có thể giao lưu tốt hơn vs người dân.
Khoảng 3h00 PM:quay về lại ủy ban xã. 5h45’PM bắt đầu lên xe quay về Đà Nẵng. tạm biệt mọi người, tạm biệt thôn Dlao, hẹn ngày gặp lại.
9h00 PM: chúng tôi có mặt ở đà nẵng, kết thúc cuộc hành trình mà để lại trong lòng mỗi thành viên những ấn tượng tuy khác nhau nhưng rất sâu sắc.
Link tổng hợp hình ảnh tiền trạm Tây Giang tại đây:
1. xã. A Sang -> Ch'Ơm: http://s1122.photobucket.com/albums/l524/clbsvtndtu/Tien%20Tram%20Tay%20Giang_X%20A%20Sang/?start=all
2. xã Dang: http://s1122.photobucket.com/albums/l524/clbsvtndtu/Tien%20Tram%20Tay%20Giang_XDang/?start=all