Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/03/2011 17:03 # 1
linhkute92
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 19/20 (95%)
Kĩ năng: 9/20 (45%)
Ngày gia nhập: 03/03/2011
Bài gởi: 29
Được cảm ơn: 19
Tuyển Việt Nam thời hậu Calisto: Tương lai không màu hồng


 Vậy là HLV Henrique Calisto đã chính thức rời khỏi cương vị HLV trưởng đội tuyển Việt Nam, chấm dứt mối lương duyên đã kéo dài hơn 11 năm. Ông nói lời chia tay một cách đột ngột, lặng lẽ, và chóng vánh đến mức nhiều cầu thủ khi vừa được thông báo còn không tin rằng đó là chuyện có thật. Sự ra đi của HLV người Bồ Đào Nha đã chấm dứt một trang sử huy hoàng của bóng đá Việt Nam và mở ra một thời kì mới đầy rẫy chông gai cho dải đất hình chữ S.

Nhắc đến triều đại Calisto, không ai có thể quên được chức vô địch AFF Cup năm 2008. Sân Mỹ Đình ngày 28-12-2008, phút 90+4, khi mà nhiều người đã chuẩn bị tinh thần cho hai hiệp phụ cam go thì Việt Nam được hưởng quả đá phạt bên phía cánh trái. Minh Phương thực hiên đường treo bóng nắn nót vào bên trong vòng cấm địa và Công Vinh có mặt kịp thời đánh dầu trong tư thế không mấy thuận lợi. Bóng bay vào lưới trong sự bất lực của thủ môn Thái Lan, chấm dứt cơn khát danh hiệu kéo dài trong suốt lịch sử của bóng đá Việt Nam. Sân Mỹ Đình khi ấy như nổ tung, các quan chức VFF ngay sau đó đã chạy xuống reo hò như những đứa trẻ trong khi Calisto được các cầu thủ tung hô như một vị thánh sống.

Thầy Tô từng được tung hô như vị thánh sống của bóng đá Việt Nam. Ảnh: Internet.
 
Bàn thắng của Lê Công Vinh khi ấy có đến 50% là sự giúp sức của… Thần May Mắn. Tuy nhiên, may mắn không đến với những ai không nỗ lực. Trong suốt triều đại Calisto, tuyển Việt Nam luôn thể hiện một thứ bóng đá tấn công quyễn rũ với những pha phối hợp nhóm nhỏ ít chạm. Dưới bàn tay nhào nặn của thầy Tô, các cầu thủ luôn cháy hết mình mỗi khi được xuất hiện trên sân, thực hiện những đường tấn công nhanh và đa dạng từ nhiều phía khiến không ít hang thủ vững chắc phải chao đảo. Chính lối chơi rực lửa mà thầy Tô đã tuyền vào các học trò của mình đã góp phần kéo khán giả nhà trở lại sau một thời gian dài quay lưng với đội tuyển do những vấn nạn sân cỏ và thành tích bết bát. Sau triều đại Calisto, không ai dám chắc rằng lối chơi đẹp mắt ấy có còn dịp được tái hiện để tiếp tục làm hài lòng những khán giả nhà nữa hay không. 

Sau khi Calisto ra đi, Liên đoàn bóng đá Việt Nam lại tiếp tục công việc “đãi cát tìm vàng” để chọn ra vị thuyền trưởng mới cho con tàu VFF, tuy nhiên, mỗi “thỏi vàng” đều tiềm ẩn trong đó sự rủi ro. Cả ba ứng cử viên đều mang quốc tịch Anh. Ai cũng biết bóng đá Đảo Quốc Sương Mù được đặc trưng bởi lối chơi tạt cánh đánh đầu với những cầu thủ cao to, khỏe mạnh và không ngại va chạm. Lồi chơi ấy tỏ ra rất lợi hại đối với tuyển Anh nhưng nếu áp dụng nó vào đội tuyển Việt Nam thì chả khác nào là … thảm họa. Hẳn rất nhiều người còn nhớ đội tuyển quốc gia dưới thời Alfred Riedl đã loay hoay với bài tấn công chồng biên tạt cánh như thế nào mỗi khi chạm trán với những đối thủ cao to hơn mình cả “cái đầu”. Tuyển Việt Nam với những cầu thủ nhỏ con nhưng nhanh nhẹn chỉ phù hợp với lối chơi phối hợp bóng xà, tận dụng tốc độ và sự khéo léo của từng thành viên. Nhưng liệu một huấn luyện viên người Anh mới chân ướt chân ráo tới Việt Nam có nhận ra chân lí ấy?

Một mình Thành Lương có lẽ là quá ít để thay thế những đàn anh kì cựu. Ảnh: Internet.

HLV Calisto ra đi để lại nỗi lo lớn về công tác phát hiện lớp trẻ kế cận. Ngay từ khi đặt chân đến Việt Nam và lãnh cương vị thuyền trưởng năm 2002, thầy Tô đã trình làng một thế hệ trẻ gồm những Minh Phương, Tài Em… 6 năm sau, ông trở lại cương vị này và tiếp tục trình làng một thế hệ đầy hứa hẹn với những cầu thủ rất triển vọng như Thành Lương, Trọng Hoàng, Quang Hải… Cho dù ở thời điềm vào và trên cương vị nào, ông Calisto luôn thể hiện được tài năng phát hiện và rèn giũa những tài năng trẻ của mình. Có rất nhiều cầu thủ thuộc dạng “ thường thường bậc trung” nhưng qua bàn tay nhào nặn của thầy Tô, họ trở thành những ngôi sao bạc tỉ. Trường hợp của Quang Hải là một ví dụ. Từ chỗ bị người thầy Riedl ruồng bỏ ở Sea Game 24, trải qua thời đại Calisto, anh trở thành cầu thủ ngược ngả giá “chục tỉ”. Qủa thật, sau khi ông Calisto ra đi, thật khó để có thể hi vọng một vị tướng mới chân ướt chân ráo đến Việt Nam có thể làm được điều tương tự.

Có một thực tế đáng buồn là thời gian gần đây, thầy Tô không còn cho ra lò những nhân tố mới nữa. Đỉnh điểm cho sự thiếu hụt lực lượng ấy chính là AFF cup 2010. Nói không quá, tuyển Việt Nam bước vào hành trình bảo vệ ngôi vương của mình mà không có lấy một hang tiền đạo đúng nghĩa. Tiền đạo chủ lực Lê Công Vinh và Việt Thắng lãnh chấn thương dài hạn, ngôi sao lầm lỡ Phạm Văn Quyến chưa kịp trở lại chuộc lỗi đã tái phát chấn thương, Anh Đức lại luôn cho người ta thấy sự thất thường của mình. Quang Hải và Đình Tùng chỉ quen với vai trò của những kẻ đóng thế. Không có một mũi tấn công sắc bén, bàn thắng luôn là cái gì đó khá khó khăn đối với tuyển Việt Nam. Nếu nhìn sang Gonzalez của Indonesia, Safee của Malaysia, thầy Tô chỉ biết lắc đầu thèm thuồng. Với một hàng tiền đạo như thế, thầy trò Calisto phải rời AFF Cup 2010 với giải ba đồng hạng cũng không có gì lạ. Không chỉ dừng lại ở tuyến trên, trung tuyến của tuyển Việt Nam cũng đang gặp vấn đề về nhân sự. Đình Đồng, Trọng Hoàng vẫn còn quá non kinh nghiệm để gánh vác nhiệm vụ điều tiết trận đấu, trong khi “một cánh én nhỏ” Thành Lương không thể “làm nên mùa xuân” cho tuyển Việt Nam. Nếu không tìm được một sự thay thế xứng đáng cho những Tài Em, Minh Phương và một giải pháp kịp thời cho hàng tiền đạo thì ngày Việt Nam quay lại ngôi vương của khu vực có lẽ còn xa lắm.

Hình ảnh vinh quang này của bóng đá Việt Nam liệu bao giờ mới được tái hiện? Ảnh: Internet.

Trước khi từ biệt bóng đá Việt Nam, thầy Tô đã phát biểu “ Tôi ra đi vì cảm thấy không còn hạnh phúc nữa”. Vậy điều gì đã khiến một con người đã gắn bó với bóng đá Việt Nam gần 11 năm lại phát biểu phũ phàng như thế ? Câu trả lời chắc chắn không phải là vì dư luận vì thực tế sức ép từ giới báo chí luôn là một phần của nghề HLV. Thầy Tô ra đi có vì bóng đá Việt Nam đang phát triển theo hướng ông không hề mong muốn. Trong thời buổi hiện nay, bóng đá dường như chỉ là một phần trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Các “ông bầu” luôn tìm cách để thu về những khoản lợi nhuận nhanh chóng nhất bằng cách đổ tiền tậu “sao”. Điển hình là V-Ninh Bình, T&T Hà Nội đã thành công bằng phương pháp “ăn sổi” ấy. Đào tạo trẻ là một khâu rất tốn thời gian và công sức, vậy nên, không ít các đội bóng đã lơ là công tác ươm mầm tài năng và chỉ đổ tiền ra mua những thành quả từ những lò khác. Một nền bóng đá mà khâu đào tạo trẻ lại không được chú trọng thì tương lai quả là khá mờ mịt. Truy cập 12bet để xem tỷ lệ cược thể thao mới nhất.

Không những thế, trong thời đại kim tiền hiện nay, những giá trị lịch sử dường như là quá xa xỉ. Thể Công lẫy lừng là thế nhưng cuối cùng lại bị bán cho Thanh Hóa như một món hàng, Cảng Sài Gòn lừng danh ngày nào nay chỉ còn là cái bóng với tên gọi vô vị CLB TP.HCM… Thậm chí đội bóng nào muốn thăng hạng, họ chỉ cần thuyết phục ông chủ rót tiền để mua lại một CLB khác đang chơi ở V-League là có thể “ lên chuyên” ngay mùa giải năm sau. Thật hiếm có giải đấu nào mà các đội bóng lại chuyển đại bản doanh xoành xoạch như tại V-League. Một giải đấu non nớt mới vừa bước lên chuyên nghiệp mà sặc mùi tiền như thế thì những người say mê làm bóng đá chân chính như thầy Tô rũ bỏ ra đi cũng không có gì quá khó hiểu.
Đành rằng có đến thì ắt phải có đi nhưng sự ra đi của thầy Tô có lẽ đã khiến cho rất nhiều con tim hâm mộ bóng đá Việt Nam rỉ máu. Ông ra đi để lại trăm mối tơ vò cho bóng đá nơi dải đất hình chữ S. Nếu như không có một chuyển biến tích cực và những thay đổi kịp thời thì giấc mơ vươn ra khỏi vùng trũng của bóng đá Việt Nam có lẽ còn xa vời lắm.

Nguồn: Lê Hùng - Tinthethao.com.vn



 
Các thành viên đã Thank linhkute92 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024