Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/02/2011 22:02 # 1
Xáo Xý
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 3/60 (5%)
Kĩ năng: 34/50 (68%)
Ngày gia nhập: 15/09/2010
Bài gởi: 153
Được cảm ơn: 134
Cám cảnh… “Gia đình mồ côi”


Bố mẹ mất sớm vì bệnh hiểm nghèo, để lại 7 đứa con bơ vơ và một gánh nợ, 4 trong số đó đang tuổi ăn học… cuộc sống hiện tại của những con người này thật quá bi đát.

 
 


Thị Thanh (giữa), Cu B (bên trái), và Thị Dim không trước căn nhà tồi tàn.

Mồ côi phải tự kiếm sống

Từ trục đường chính qua xã Tân Lợi (Hớn Quản, Bình Phước), chúng tôi men theo con dốc nhỏ hẹp và đầy bụi để vào ấp Sóc Trào A của người dân tộc thiểu số S’tiêng. Hỏi nhà Thị Thanh, mọi người đều ngờ ngợ, nhưng nói đó là “Gia đình mồ côi” thì ai cũng rành rõi chỉ đường.

“Bố mẹ nó mất cả rồi, mấy đứa nhỏ cứ sống vất vưởng và tự lo kiếm ăn…”, một phụ nữa sống ở đầu dốc, cho biết.

Đi thêm gần nửa cây số đường dốc, chúng tôi tìm được nhà Thị Thanh. Đó là một túp lều vách tôn lụp xụp, nằm chênh vênh bên sườn đồi. Thanh tỏ ra mệt mỏi sau một ngày đi làm mướn: “Chiều nay em không biết lấy cái gì cho mấy đứa ăn, đói quá, nấu nước sôi chờ mãi mà không thấy đứa nào mang gạo về”, Thanh buồn buôn nói.

Trên võng, Thị Dim (em Thanh) cũng nằm thượt ra vì đói. Đi mót mủ cả ngày nhưng Dim đành trở về vì không kiếm được gì.

Ngồi nói chuyện, lâu lâu Thanh lại ngước nhìn lên ban thờ, nơi có bức ảnh người đàn ông với khuôn mặt còn khá trẻ, dọng Thanh nghèn nghẹn: “Đó là bố tôi, ông mất đầu năm ngoái. Còn mẹ thì trước đó một năm, không biết họ mất vì bệnh gì. Cả hai mang bệnh nhiều năm nhưng không có tiền chạy chữa, và đều ra đi sau vài tháng nằm liệt giường”.

 
 


Đói quá nên Thanh nấu nước chờ sẵn, nhưng chờ mãi không thấy mấy em mang gạo về.

Cuộc sống của mấy chị em Thanh cũng kể từ đó lúc đói lúc no. Công việc làm mướn của vợ chồng Thanh chưa kịp trả hết khoản nợ lo hậu sự cho bố mẹ thì năm ngoái tai họa lại ập đến, Thanh sinh non cháu đầu lòng nên phải vay tiền nằm viện, được một tháng thì con của Thanh cũng mất.

Nhà có bảy anh chị em nhưng anh đầu Điểu Don và Điểu Duyên (em kế Thanh) bỏ đi cả năm nay, không ai biết đi đâu.

Còn Thị Dim 16 tuổi, Điểu Cu A và Điểu Cu B 14 tuổi (sinh đôi), và Điểu Tiến 11 tuổi... từ sáng tới khuya rong ruổi trong rừng cao su tìm mủ sót, tối đến chúng ngủ bất cứ đâu, những ngày không kiếm được mủ thì tất cả nhịn đói, đói quá thì qua nhà hàng xóm xin cơm ăn.

Lúc chúng tôi đến nhà, Điểu Cu A, Cu B và Điểu Tiến đứa thì đi mót mủ chưa về, đứa thì đi cả ngày không kiếm được mủ, đói quá nên về chạy qua nhà hàng xóm xin ăn để lấy sức tối đi tiếp.

 
 


Thèm cái chữ nhưng không có ai nuôi

Mãi lúc sau, chúng tôi thấy Điểu Cu B lửng thửng về nhà trong bộ dạng quần áo rách rưới, lấm lem đất đỏ, mặt Cu B buồn rượi và tỏ ra mệt mỏi. “Chắc cả ngày không được ăn nên nó đói đó mà”, Thanh nhìn em tội nghiệp.

14 tuổi, nhưng có lẽ sớm phải lam lũ kiếm cái ăn từng bữa nên trông mặt Cu B già và đen sạm. Cu B là người siêng đi mót mủ nhất nhà, tối nào cũng xách đèn vào rừng cao su tới 23 giờ khuya mới về. “Không đi thì không có tiền mua gạo”, Cu B nói.

Trong 7 anh chị em Thanh thì chỉ duy nhất Điểu Tiến được đi học, nhưng chỉ đến lớp 2, khi bố qua đời Tiến đành phải nghỉ học để tự kiếm sống. “Mấy anh em cháu muốn được đi học như các bạn lắm, nhưng không có ai nuôi”, Cu B buồn bã.


Thèm được học cái chữ nhưng chị em Thanh không có tiền


Ông Nguyễn Được, Trưởng ấp Sóc Trào A cho biết: “Gia đình Thị Thanh thuộc hộ khó khăn đặc biệt của xã. Sau khi bố mẹ mấy đứa nhỏ qua đời, Mặt trận Tổ quốc huyện có vào lập hồ sơ cho Cu A, Cu B và Điểu Tiến vào Trung tâm nuôi dưỡng người già tàn tật và trẻ mồ côi huyện Lộc Ninh (Bình Phước), nhưng mấy đứa nhỏ sợ không dám đi”.

Đợi đến trời tối hẳn nhưng vẫn không thấy Cu A và Điểu Tiến về, “Chắc là chúng đi xin cơm ăn rồi ngủ nhà hàng xóm luôn”, nghe Thanh nói vậy chúng tôi đành ra về. Xe nổ máy, Trưởng ấp Nguyễn Được còn nói với t “Anh cố gắng kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ hoàn cảnh đáng thương này nhé…!”.

chồng vẫn thui thủi ở bệnh viện, chỉ với hi vọng còn nước còn tát. Một mùa xuân không lấy gì ấm áp khi những được mất, sống còn của đôi vợ chồng trẻ đáng thương.

NOTE: Đọc kỹ nội quy mới của diễn đàn - Ghi rỏ nguồn dữ liệu!



 
♥Khi một mối quan hệ kết thúc, bạn dù mong chờ nó được hàn gắn tới cỡ nào đi chăng nữa, thì sự thật tàn nhẫn luôn buồn tẻ hơn ước mơ: Bạn không thể nào chấp nhận nổi những vết nứt rạn vỡ sau khi hàn gắn. Đó là sự ám ảnh rất nhân sinh.♥

♥Và trên thực tế, cái gì đã vỡ là vỡ!♥


 
Các thành viên đã Thank Xáo Xý vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024