Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/02/2011 10:02 # 1
Cheeky
Cấp độ: 14 - Kỹ năng: 22

Kinh nghiệm: 48/140 (34%)
Kĩ năng: 167/220 (76%)
Ngày gia nhập: 07/04/2010
Bài gởi: 958
Được cảm ơn: 2477
Khi sinh viên ngại làm khóa luận


Khi sinh viên ngại làm khóa luận

Khóa luận là căn cứ đánh giá khả năng học hỏi phấn đấu của các sinh viên trong suốt những năm đại , nhưng rất nhiều sinh viên tìm cách từ chối chỉ định được làm khóa luận bảo vệ. Việc không mặn mà với những bài khóa luận đang lây lan nhanh thành một chứng bệnh khó chữa trong giới sinh viên.

Virus lười

Đã có thầy giáo sau khi xem qua khóa luận của khoa đã không khỏi thốt lên: “Đề tài khóa luận rất nhiều, vậy tại sao rất nhiều bài giông giống với các khóa 2-3 năm trước. Cứ “nhai đi nhai lại” thế này mệt cho thầy mà sinh viên cũng không phát huy được khả năng của mình”.

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là bệnh lười của sinh viên. Hoàng Hà sinh viên trường ĐH Thủy Lợi, ngay từ khi có tên trong danh sách làm khoá luận Hà đã từ chối để xin thi.

Hà giải thích cho việc từ chối quyền lợi này: Điểm tổng kết của mình chỉ được khoảng 7,3 dù có làm luận văn 10 điểm thì mình cũng không có cơ hội kéo điểm tổng kết lên tốt nghiệp loại giỏi được. Trong khi đó làm luận văn lại cần nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc nữa. Vì vậy Hà tìm mọi cách cố xin rút khoá luận để được thi.

Những người “dũng cảm” chấp nhận làm khóa luận lại rỉ tai nhau những nguồn mua đề tài khóa luận tương tự, “tham khảo” những bài điểm cao của anh chị khóa trước. Thanh Tùng (sinh viên đại học Thương mại) thản nhiên cho hay: “Bây giờ có ai còn gò lưng làm khóa luận 80 -100 trang nữa. Chỉ cần bỏ một buổi đi lùng luận văn cũ, càng xa càng hiếm càng tốt, thêm vài buổi chỉnh sửa nữa, độ một tuần là xong tất cả” .

Một số sinh viên tâm huyết nhiệt tình với nghề lại tỏ ra chán nản tiêu cực bởi họ cho rằng: “Những khóa luận sao chép lại có form sẵn, ngôn ngữ văn bản khoa học trau chuốt nên thường được đánh giá cao hơn”. Trong khi sinh viên tự bỏ ra bao công sức tìm tòi với mớ tài liệu vụn vặt đôi khi không đủ để dựng thành bài thì chắc chắn điểm thấp hơn. Giải pháp tốt nhất lúc này là làm theo chủ trương “cá mè một lứa” cho đỡ thiệt thòi, ấm ức.

Thêm “lửa” cho những khóa luận



Làm thế nào để thêm “lửa” phát suy sáng tạo cho những khóa luận, rất nhiều ý kiến được đưa ra từ cả hai phía thầy và trò. Với những khóa luận “đạo” phải bị xử lý nghiêm khắc, thầy có nghiêm trò mới chăm được.

Có những ý kiến đóng góp xây dựng của chính các sinh viên về làm khóa luận, Thùy Mai (Đại học Kinh tế quốc dân) đặt giả định: “Nếu làm khóa luận không quá tốn kém tiền bạc, sinh viên được giúp đỡ hướng dẫn tận tình, được tự do sáng tạo, được đánh giá xứng đáng với công sức bỏ ra cho dù kết quả cuối cùng chưa hoàn hảo…thì chẳng có ai lại từ chối làm khóa luận cả”.

Việc thầy xuê xoa cho sinh viên khi chấm khóa luận, chưa hướng dẫn, quan tâm đầy đủ đến những đề tài cho sinh viên đã tạo điều kiện cho những đề tài chỉ gồm hai thao tác copy và paste mà vẫn được điểm cao.

Bên cạnh đó, cũng có những khoa ngành như khoa Báo chí ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn áp dụng hình thức dùng chính những sản phẩm báo chí để trình bày thay cho gần trăm trang khóa luận tốt nghiệp như trước kia, nhằm “giảm tải” và phòng ngừa hiện tượng chồng chéo, sao chép luận văn của sinh viên.

Tất nhiên, nhiều sinh viên vẫn e ngại, lo lắng hình thức mới này do chưa tự tin vào khả năng độc lập tự làm những tác phẩm hoàn chỉnh dài hơi thay cho luận văn nghiên cứu.

Những trường hợp sinh viên từ chối làm luận văn tốt nghiệp còn rất nhiều. Nhưng dù họ quyết định vì bất cứ lý do nào cũng chứng tỏ một điều hẳn sẽ làm các nhà quản lý giáo dục phải suy nghĩ. Và trong khi chờ đợi những quy chế hợp lý, mỗi sinh viên nên có trách nhiệm hơn nữa với khóa luận của mình, bởi sau những năm đại học, điều sinh viên thật sự cần là kiến thức và kinh nghiệm chứ không phải chỉ là một khóa luận điểm cao.


Việt Báo (Theo_VTC)

 




LIÊN HỆ ĐĂNG KÍ VÀ NHẬN ÁO ĐỒNG PHỤC FDTU
Giúp đỡ sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh
Email: phuongnhk@gmail.com
Yahoo: phuongnhk212
 
~~ EM KHÙNG VÌ EM LÀ CHÍNH EM ~~
~~ I'M CRAZY BECAUSE I'M ME ~~

 
Các thành viên đã Thank Cheeky vì Bài viết có ích:
21/12/2011 19:12 # 2
canhbuomtim
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 8/10 (80%)
Kĩ năng: 3/10 (30%)
Ngày gia nhập: 31/03/2010
Bài gởi: 8
Được cảm ơn: 3
Phản hồi: Khi sinh viên ngại làm khóa luận


 Mình không hiểu vì sao mình làm khóa luận tất tần tật các khâu mình đều chịu mà chi phí nộp cho nhà trường lại cao hơn các bạn thi tốt nghiệp nhiều vậy? Có ai giải thik giúp mình không nhỉ/



 
24/06/2013 11:06 # 3
lilynn
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 9/10 (90%)
Kĩ năng: 2/10 (20%)
Ngày gia nhập: 18/03/2013
Bài gởi: 9
Được cảm ơn: 2
Phản hồi: Khi sinh viên ngại làm khóa luận


Điều này cũng dễ hiểu thôi phải không các bạn, hiện nay môi trường internet phát triển một cách chóng mặt. Sô lượng người sử dụng internet cũng tăng theo từ học sinh, sinh viên, người nhỏ tuổi đến người lớn tuổi. Điều này thúc đẩy cho việc thương mại điện tử phát triển, đa lĩnh vực , đa ngành nghề đã chuyển từ hình thức kinh doanh offline, đến kinh doanh online. Và tất nhiên hiệu quả kinh tế là rất đáng kể.


Cũng như các lĩnh vực khác trong xã hội, kinh doanh tri thức, kinh doanh chất xám cũng không nằm ngoài thị trường thương mại điện tử. Đặc biệt vẫn đề kinh doanh , buôn bán tài liệu, giáo trình bài giảng, đồ án, khóa luận, luận văn tốt nghiệp................. hàng loạt các trang web buôn bán tài liệu ra đời với một tốc độ chóng mặt.


Nếu như 2 năm về trước bạn có thể chỉ biết đến tailieu.vn như một biểu tượng khi bạn muốn tìm một tài liệu gì đó và thực sự là hoàn toàn free. Thì hiện nay bạn có thể tìm thấy hàng ngàn website cung cấp tài liệu, đồ án tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp .....trên môi trường internet. Mỗi web có một hình thức kinh doanh riêng, một mảng tài liệu chung hoặc riêng, nhưng cũng đã phần là giống nhau.


Trong  tình hình mua bán khóa luận, tiểu luận, đề tài, đồ án tốt nghiệp ở bậc đại học lại phổ biến, dễ dàng như vậy. Chỉ cần bỏ ra một ít tiền là những sinh viên lười học có thể sở hữu cả tập tài liệu dày, chỉ cần mang về “sơ chế” thêm, điền tên, người hướng dẫn, trường, lớp vào là có thể mang gửi thầy tính điểm.


Nguồn cung cấp thì phong phú và đa dạng, lại không tốn kém, mất thời gian và công sức thì điều hiển nhiên là sinh viên sẽ sinh ra bệnh ỷ lại, lười . Tuy nhiên thì kết quả học tập cũng không bị kém.


Buôn bán và sử dụng nguồn tài liệu có sẵn không phải là nguyên nhân chính, bởi các bạn ai cũng có nhu cầu tham khảo, ai cũng có nhu cầu tài liệu cho học tập. Nhưng nếu như các bạn sinh viên sử dụng tài liệu đúng với mục đích tham khảo chứ không phải là sao chép, sửa đổi để biến của người khác thành của mình. Thì ắt hẳn kho tàng tài liệu của chúng ta sẽ phong phú hơn biết bao nhiêu.



.:Cute & Design:.


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024