Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
03/02/2011 02:02 # 1
clinton
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 6/10 (60%)
Kĩ năng: 2/10 (20%)
Ngày gia nhập: 17/08/2010
Bài gởi: 6
Được cảm ơn: 2
Marx dưới con mắt của một người Việt Nam bình thường.


 Chủ nghĩa Marx & đôi điều cần bàn.
 
Chủ nghĩa Marx đã được áp dụng xuốt nhiều năm tại VN và trong khi thực hiện đã gặp phải nhiều những vấn đề vướng mắc gây ra những thiệt hại lớn cho nhiều xã hội. Vậy nhưng ở VN khi nói về chủ nghĩa Marx phần lớn chỉ thấy khen chứ hổng thấy phê bình, đó là sự chủ quan duy ý chí nguyên do khiến nước nhà nhiều lần vấp ngã. Nay tớ lại làm 1 bài luận nhỏ để thảo luận với 1 giáo sư dạy Marx như sau, mời mọi người xem và đưa ra những thảo luận mang tính học thuật of mình. Tui nghĩ đây cũng là một vấn đề lý luận thực tế của dân tộc nên rất mong những ý kiến tâm huyết.
 
 
Tôi vẫn thường nghe to và rõ dàng :
Vị thế ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới
Tốc độ phát triển cao nhất khu vực và tốp đầu thế giới
Khả năng xóa đói giảm nghèo tốt nhất thế giới.
Đảng ta luôn sáng suốt tài tình dẫn dắt nhân dân đạt được những thành tựu phát triển vô cùng to lớn trong những năm qua.
Xã hội ta là xã hội phát triển ở cấp cao nhất trong các xã hội...
 
Và bỗng chốc giật mình trên sự thật :
.Việt Nam là một trong 4 quốc gia kém phát triển nhất khu vực ĐNA ( Vùng trũng kinh tế của châu Á ).
.Việt Nam là quốc gia nghèo : đứng thứ 160/200 quốc gia của thế giới .
.Việt Nam là nước có tỉ lệ tham nhũng đứng thứ 3 châu Á.
.Năm 2010 chỉ số môi trường kinh doanh thuận lợi của VN đứng thứ 113/118 quốc gia được khảo sát.
.Thu nhập bình quân đầu người trong 1 năm (GDP) của Việt Nam :  $1000 USD/year ; Trung Quốc: $4000 USD ; Thái    Lan: $8000 USD ;Hàn Quốc:  $20000 USD ; Nhật: $43000 USD ; Mỹ: $50000 USD/year . Việt Nam thua Mỹ 50 lần .
.Sản phẩm trí tuệ của người VN: Năm 2009 số bằng phát minh của Hàn Quốc là 5060, Singapore (5 triệu dân ) 3598 , VN: 44  . 
.Việt Nam không có một trường đại học nào trong top 200 của Châu Á.
 
Tuy nhiên: 
 
Đại sứ Mỹ : “ Tôi đánh giá cao sinh viên Việt Nam cũng như sinh viên KTQD - những sinh viên có những phẩm chất của sinh viên quốc tế, năng động, có nhiều ý tưởng mới, có tư duy sáng tạo, Trong báo cáo của nhiều trường ở Mỹ cũng nhận xét sinh viên Việt Nam luôn đứng ở nhóm đầu, đặc biệt có một số sinh viên còn có kết quả học tập suất xắc trong lớp. Những điều đó thể hiện tinh thần ham học hỏi, bản lĩnh và trí tuệ của thanh niên Việt Nam. 
 
Tổng thống Hàn Quốc : “ Trước khi có du học sinh VN, du học sinh Hàn Quốc luôn ở tôp đầu, nhưng hiện nay du học sinh Hàn Quốc chỉ xếp thứ 2, điều đó cho thấy một tiềm lực trí tuệ mạnh mẽ ở người VN”
 
Cựu thủ tướng Lý Quang Diệu Singapore : “Nếu có vị trí số 1 ở Đông Nam Á thì đó phải là VN mới xứng đáng. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người thì VN không thể xếp sau nước nào trong khu vực”...
 
Vậy nguyên do đâu nước VN kém phát triển ? Lý do nào khiến quê hương ta nghèo khó, bởi vì đâu chúng ta phải thấp bé so với thiên hạ dù trí tuệ ta, lịch sử ta đều nói dân ta không phải thứ tầm thường ? Đâu là chân lý, là con đường mà dân tộc ta cần chọn, lý do gì khiến một dân tộc với tiềm năng vĩ đại phải chìm trong nghèo khó lạc hậu, hãy cùng chúng tôi phân tích rõ nguyên nhân, cùng chúng tôi đưa ra định hướng & cùng chúng tôi thắp sáng dân tộc.
 
Tiêu đề :Việt Nam sau nhiều năm áp dụng XHCN những khó khăn thách thức, sự lý giải và con đường.
 
Nhưng trước tiên chúng tôi xin được nói chút về sự thật, mời các bạn xem trích đoạn phim tài liệu “ Tử Tế “ Một bộ phim tài liệu của hảng phim tài liệu khoa học trung ương từng được giải nhất liên hoan phim quốc tế tại Đức, được nhiều đài truyền hình quốc tế mua bản quyền nhưng lại rất ít được biết đến và đạo diển của nó xuýt thì bị mất nghề tại VN, tuy nhiên nó đã được tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, một vị quan thương dân,tôn trọng sự thật bảo trợ để tồn tại....
 
Và chính vì sự tảng lờ sự thật của những người làm phim, làm báo ( Cái miệng của dân ) mà nói đúng hơn là sự lẫn tránh sự thật của những người làm công bộc của dân, họ luôn muốn nghĩ rằng xã hội mình tạo ra phải là một xã hội đẹp tuyệt đối.
 
“tự do ngôn luận (mọi người đều có quyền phát biểu quan điểm của mình) là cội nguồn của tất cả các quyền tự do của loài người .”
 
Và đây là hậu quả :
 
Điều thứ 1:
Và vì thế nên chúng tôi xin đi thẳng vào góc nhìn của sự thật. Và để hiểu rõ nguyên nhân tại sao VN kém phát triển và để chúng ta hãy tìm hiểu sự xụp đổ của Liên Xô,một siêu cường đã đánh tan phát xít,một siêu cường đã từng đứng thứ 2 thế giới, một siêu cường đã dẫn đầu thế giới về khoa học vũ trụ... cuối cùng vì điều gì đã xụp đổ vào đầu thập niên 90, những nguyên lý nào của CNCS đã bị làm sai hoặc đã sai lầm ?
 
Nhận xét về sự xụp đổ của Liên Xô nguyên chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An có nói :
Quan sát sự tan rã của một số Đảng cộng sản ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu, thì thấy rằng, những người cộng sản phá Đảng không phải chỉ là những người cộng sản phản bội Đảng, những người cộng sản bị kẻ thù mua chuộc, bị diễn biến hòa bình,... Mà phần nhiều lại chính là những người cộng sản chân chính, những người cộng sản không muốn bảo vệ Đảng của mình nữa, vì thực tế Đảng của mình đã thoái hóa biến chất mất rồi, nhất là vì Đảng của mình đã phạm sai lầm có tính hệ thống mà không nhận ra được và không khắc phục được. Đảng đã trở thành lực lượng cản trở dân chủ, tự do, cản trở sự phát triển của xã hội. Đảng đã trở thành ông Vua tập thể, đã trở thành Đảng trị mất rồi.
 
Như ở đoạn trích mà chúng ta đã xem, chúng ta thấy một thực tế rõ nét về sự xa rời người dân, những người lảnh đạo đã không thực sự gần dân như những công bộc đích thực, mà họ chỉ quan sát dân qua những thước phim của bề dưới, những thước phim đẹp đến lạ lùng mà người dân chẳng hiểu sao mình lại ở trong đó.
Sai lầm 1 : Xa dân
 
Điều thứ 2 :
 
mà chúng tôi muốn đề cập là về cách mà họ để người dân làm chủ.Nói một chút về nền cộng hòa thực tế ý tưởng về một nền cộng hòa đã có từ 2400 năm trước đây, tuy nhiên nó đã bị bác bỏ bởi Platon (438- 347 TCN) một nhà triết học, khoa học vĩ đại thời bấy giờ bởi ông cho rằng “ Một chính quyền cộng hòa sẽ trở thành một chính quyền mị dân khi những người lảnh đạo cố tình lợi dụng sự kém hiểu biết của dân, hoặc cố tình không dạy cho dân ý thức được quyền lợi, trách nhiệm của mình nhằm mưu lợi chính trị “. Ở Liên Xô quyền bầu cử lớn nhất là bầu cử quốc hội, đến ngày bầu cử họ bắt tất cả người dân phải đi bầu và khi tới nơi thì chỉ thấy 5 tờ giấy A4 với vài thông tin đơn giản tên, tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, học vấn. Và cách thức bầu cử chính của họ là chọn những ai ưa nhìn. Vậy phải chăng đó đã là thể hiện quyền làm chủ ? Hay chỉ là thể hiện quyền được cầm phiếu bầu cử của nhân dân ? 
 
Obama trong hồi ký của mình khi tranh cử vào hạ viện có kể “ Có hôm tôi phải lái hàng trăm cây số chỉ để gặp được khoảng 10 người nông dân và thuyết phục họ hết cả buổi chiều” . Người công bộc của dân phải có tinh thần trách nhiệm là vậy, tính tôn trọng nhân dân là vậy thì quốc gia mới thịnh vượng và ngườ i dân phải hiểu biết về quyền lợi của mình như vậy, phải thể hiện tính trách nhiệm với lá phiếu như vậy thì mới xây dựng được một xã hội văn minh. Dân ta đã biết làm vậy chưa ? Không ai dạy họ.
Có người bảo rằng chỉ cần vậy thôi, dân trí chưa cao chưa nên giao quyền lực. 
 
Xin trích dẫn một câu danh ngôn của triết gia Fucuda người sinh cùng thời và được người Nhật coi trọng hơn Nhật hoàng “ Trời không sinh người trên người, trời không sinh người dưới người. Tất cả do sự học mà nên.”
Sai lầm 2: trao cho dân khóa mà không cho dân chìa ( trí tuệ )
 
Và xin phân tích đến cái sai lầm thứ 3: 
 
sai lầm về đường lối kinh tế,nguyên nhân tất yếu làm người dân đói khổ. Đói khổ: căn nguyên của mọi bất ổn xã hội
Marx muốn xây dựng một xã hội công bằng, mà ở đó ai cũng như ai không phân biệt trình độ đều có quyền thụ hưởng thành quả như nhau, thế nhưng phải chăng đây đã là một xã hội công bằng, trong xã hội đó người ta cào bằng tất cả các mức lương, có nghĩa rằng, người yếu kém cũng như người giỏi giang, người chăm chỉ cũng như người lười nhác tất cả đều chung một mức hưởng thụ, một xã hội mà đến ngày nay ở Cuba vẫn còn. Có vẻ như nó không phải là một xã hội công bằng, mà thực ra nó lại chính là một xã hội bóc lột chỉ khác tư bản ở hình thức, hình thức bóc lột ở đây chính là người lười bóc lột người siêng và người yếu kém bóc lột người có trình độ.
 
Mac đã muốn tạo ra một xã hội không có lòng tham, nhưng lòng tham thì không mất đi, nó vẫn luôn luôn tồn tại trong con người bởi nó là một bản chất bất biến của tự nhiên, cái mà con người khó lòng cưởng lại. Và điều mà chúng tôi nhận thấy ở đây là chính lòng tham đó đã giúp thúc đẩy sự phát triển của các nước tư bản và sự đi lùi của các nước XHCN.
Nói về khoảng cách giàu nghèo: Khoảng cách giầu nghèo không chỉ là khoảng cách của sự may mắn mà còn là khoảng cách của sự phân bố tự nhiên các năng lực của con người. Cho nên, chúng ta phải thừa nhận khoảng cách ấy một cách khách quan mà chúng ta không thể khắc phục triệt để khoảng cách ấy được. Những nhà lý luận của chủ nghĩa xã hội đã từng mơ tưởng đến một sự bình đẳng như vậy và các nền kinh tế ấy đã thất bại bằng sự mơ tưởng. Người ta chống lại sự nghèo khổ chứ không chống lại khoảng cách giầu nghèo.
 
( Nguyễn Trần Bạt chủ tịch InvestConsult Group “ giao lưu với sv KTQD năm 2009)
( Nói chút về NTB Cuối những năm 70 của thế kỷ XX, để tâm xem xét những biến động của tình hình quốc tế, ông đi đến một nhận định rằng “VN sẽ buộc phải đổi mới” )
 
Marx đã đưa ra một nhận xét rằng thế giới đã không công bằng khi để cho một bộ phận thì cực giàu có nhưng một bộ phận lớn còn lại thì nghèo khổ. Và ông muốn dẹp bỏ điều đó. Tuy nhiên cũng phải nhận định rằng việc có những người cực giầu và cực nghèo đó chính là một thực tế khách quan trong xã hội loài người, bởi nó chính là sự phản ánh sự tương tác giữa người đó và xã hội, nó chỉ như một sự trả công cho sự cống hiến của con người. Lấy một ví dụ đơn giản như 2 ông chủ của google Larry Page và Sergey Brin, họ có xứng đáng làm tỉ phú không ? Họ rất xứng đáng, chính nhờ giáo sư Google mà hàng tỉ câu hỏi đã được trả lời vào mỗi ngày, cung cấp cho thế giới một lượng kiến thức vô cùng khổng lồ, giúp mở mang trí tuệ nhân loại. Với chi phí mà mỗi người cần trả thì quá nhỏ < 10 VNĐ mỗi lần hỏi. 
 
Hay như Bill Gate, ông chủ Facebook Mark Zuckerberg, họ là những người giầu nhất thế giới và đương nhiên họ xứng đáng với những cống hiến của mình. Nhưng tiền họ tiêu chẳng hết và cuối cùng họ quyên góp phần lớn tài sản cho người nghèo ( Quỉ Bill & Melinda Gate 54 tỉ USD với rất nhiều sự tham gia đóng góp của các nhà tỉ phú ). Như vậy có vẻ việc khẳng định bản chất của tư bản là sự bóc lột có vẻ hơi qui chụp và mang tính vơ đủa cả nắm, đánh đồng tư bản mới xấu xa mà quên đi cái bản chất thực của xã hội là nhân đạo. ( Đây chính là biểu hiện của bệnh chủ quan duy ý chí ). 
Xin lấy 2 vd về những gì tư nhân đem lại cho VN : Trước năm 2000 khi chỉ mới có VNPT tập đoàn viển thông nhà nước VN giá viển thông VN đắt như cắt cổ và chẳng mấy ai giám mơ về cái điện thoại, sau đó 7 năm 2007 tôi thấy một bà đồng nát rút nokia 1200 ra “ Nấu cơm đi con, mẹ về muộn đó “. 
 
VD2 : 
Vậy tại sao triết học Marx lại có nhiều sự bất cập vậy ?
Lượng đổi, chất đổi :
Khi lượng đã tích lũy đủ thì chất sẽ đổi và khi cái chất của một sự việc, hiện tượng đã đổi thì chúng ta cần phải áp dụng những nguyên lý, lý thuyết mới với nó. VD đơn giản : Nuôi cá ở bể băng.
 
Triết học cũng vậy, triết học là một bộ môn khoa học sinh ra để giải quyết những vấn đề về lý luận thực tiển của thời đại, tức nó bám sát vào những thực tế khách quan của thời đại nhằm đưa những cấu trúc nền tảng cấu thành nên thực tế thời đại ra ánh sáng. Và bằng sự thấu hiểu bản chất chúng con người có thể điều khiển bản chất của sự vật, hiện tượng. Triết học Marx cũng như mọi triết học, nó đã sinh ra để giải quyết một cách hợp lý những vấn đề thời đại của nó, thời thế không phải là một thứ bất biến, nó luôn thay đổi. Và việc cứ áp dụng một cách khiên cưỡng những giá trị của thời đại này cho thời đại khác đã biến thành việc nuôi cá trong bể băng. Nó đã cướp đi tính mạng của nhiều con cá.
 
Xin trích dẫn một câu nói của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “ Những gì hôm nay là nền tảng thì rất có thể ngày mai sẽ là rào cản và khi đó ta cần phải đạp đổ”. Đây là một câu nói đã tồn tại từ lâu như là một triết lý bất biến diển tả sự biến đổi không ngừng của mọi xã hội. 
 
Thời của Marx là thời đại mà chủ yếu sự lao động dựa trên chân tay, tuy nhiên ở Mỹ từ những thập niên 70 của thế kỷ 20 số công nhân áo trắng đã dần gấp 3 lần số công nhân áo xanh. Tức là một thời đại mới của nền kinh tế đã được hình thành, nền kinh tế tri thức và để đáp ứng những nhu cầu phát triển thời đại này người ta đã sinh ra những lý thuyết mới về phát triển kinh tế, trong đó quan hệ giữa người chủ và công nhân không còn đơn thuần là sự bóc lột nửa mà chính là sự thấu hiểu, hòa đồng,tôn trọng, gắn bó và cùng phát triển. Có thể dể dàng thấy điều đó ở những công ty nước ngoài làm việc tại VN. Ngoài tiền lương người lao động còn được thưởng những khoản tiền rất lớn vào dịp lể, có nhiều những hoạt động tập thể như đi picnich, du lịch cho nhân viên, ngoài ra còn những chính sách quan tâm tới người nhà công nhân viên. 
 
Hãy thử cầm một cuốn sách dạy làm CEO ( Giám đốc điều hành ) trong đó hẳn bạn sẽ thấy điều quan trọng nhất đối với một CEO chính là khiến nhân viên không cảm nhận được mình là cấp trên của họ. Xin lấy 1 vd về Ebay tập đoàn bán lẻ nổi tiếng hàng đầu thế giới từ một công ty nhỏ ở thung lủng Silicon họ đã gửi 1 lá thư mời CEO nổi tiếng thế giới Meg Whitman đến làm việc cho mình với mức lương chỉ bằng 1/100 lương hiện tại của bà. Bị sốc trước sự quái đản bà đã đến thăm và hoàn toàn bị thuyết phục bởi phong cách làm việc của những nhân viên ở đây,họ như một gia đình và làm việc ăn khớp đến tuyệt vời bởi sự bình đẳng. 2 năm sau họ trở thành tập đoàn bán lẻ hàng đầu TG. Đó chỉ là một trong nhiều ví dụ điển hình về sự thành công của các doanh nghiệp, tập đoàn đặt quyền và lợi ích nhân viên làm trọng tâm và nhờ đó kiến tạo phát triển từ sự trung thành, gắn bó & tâm huyết tuyệt đối của nhân viên với tập thể. Ở đó sự phân biệt giai cấp hầu như không có và sự đấu tranh giai cấp thì càng không bởi từ một nhân viên bình thường, nếu biết cố gắng bạn có thể ngay lập tức trở thành giám đốc điều hành vậy chẳng lẻ bạn lại đi đấu tranh với tương lai của chính mình ? Và chỉ có duy nhất 1 sự đấu tranh đó là tự đấu tranh với sự yếu kém của chính mình để phát triển tiến bộ => một xã hội cùng tiến.
 
Điều hạnh phúc trên chính là sự áp dụng một nguyên tắc của triết gia Hi Lạp cổ Aritotele “ Hãy thấu hiểu thay vì xung đột” thay vì sự đâu tranh giai cấp họ tìm đến sự thấu hiểu nhau để cùng tiến bộ.
 
Trở về với VN:
Trung tướng Trần Độ: 
Về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thì sau 15 năm, lực lượng lao động nông nghiệp chỉ giảm được 4% (từ 74% rút xuống 70%), trong khi đó Hàn Quốc giảm được 50%. Thế mà ta muốn “nhảy vọt” nhanh hơn các nước đã đi trước. Chuyện ngược đời !!! Có lẽ chỉ nên nêu “cố gắng đỡ chậm hơn”.
 
Trong khi ấy, thực tế là về tăng trưởng kinh tế (GDP đầu người hàng năm), ta đã trải qua 15 năm (1986- 2000) mới tăng được 1,5 lần. Trong khi đó, các nước họ chỉ cần thời gian để tăng gấp đôi GDP như sau:
Hàn Quốc 28 tháng.
Đài Loan 19 tháng.
Indonesia 2-3 năm .
15 năm sau khi dân chủ hóa nền kinh tế đất nước ta đã bừng sáng và phát triển, tuy nhiên chúng ta còn thiếu mất một điều, một điều cơ bản mà khiến dân tộc ta tới nay vẫn còn bước đi một cách chậm chạp so với các nước bạn.
 
Theo bạn đó là gì ?
 
Chúc mọi người 1 năm mới đầy hạnh phúc, niềm vui & sự thịnh vượng.
 
Nguon Nick : Viettu


 “Tự do ngôn luận (mọi người đều có quyền phát biểu quan điểm của mình) là cội nguồn của tất cả các quyền tự do của loài người .”

 
Các thành viên đã Thank clinton vì Bài viết có ích:
03/02/2011 18:02 # 2
rockmaster
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 22/50 (44%)
Kĩ năng: 42/60 (70%)
Ngày gia nhập: 04/03/2010
Bài gởi: 122
Được cảm ơn: 192
Phản hồi: Marx dưới con mắt của một người Việt Nam bình thường.


Lời văn sai chính tả nhiều. Trích dẫn thiếu rõ ràng và thiếu nguồn.
Hãy xem Việt Nam ta đã và đang làm được gì trong thời gian qua. Từ hồi chiến tranh kết thúc đến giờ Việt Nam đổi thay như thế nào. Hãy xem chính trong gia đình của các bạn xem có những gì thay đổi, xã hội có gì thay đổi. Việt Nam đang đi đúng hướng..mình nghĩ vậy. Hãy chờ đợi.. đừng có quá choáng ngợp trước các nước phát triển ^^
Không phải là mình cổ hủ nhưng nếu mình là giáo viên chấm bài luận này mình sẽ cho điểm kém vì lập luận.



 

ROCK is not DEATH 

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024