Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/01/2010 12:01 # 1
Heoxinh
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 11/40 (28%)
Kĩ năng: 9/20 (45%)
Ngày gia nhập: 19/01/2010
Bài gởi: 71
Được cảm ơn: 19
Thư gửi Áo dài


Chị viết lá thư này chẳng mong em đọc được, bởi giờ đây em đang mải mê chu du năm châu bốn biển, chắc chẳng có lúc nào ngồi lại để nhớ đến chị đâu.

Áo dài thương,

Chị là Tứ thân, người ra đời trước em hàng thế kỷ, và cũng nhờ chị mà bàn tay nghệ sĩ tài hoa nào đó đã đắp điểm thêm để tạo nên dáng hình tha thướt của em. Trong em hôm nay có một phần của chị, và chị cũng hiểu rằng vẻ đẹp sắc nước hương trời của em không phải chị không có được một phần. Chị không tự khen mình đâu, nhưng mỗi khi tự soi vào chiếc gương bụi sắp phủ mờ, chị vẫn mỉm cười bởi nhan sắc của mình cả nghìn năm vẫn chưa phai úa.

Áo dài ơi, em có còn nhớ khi xưa, ngày em nhỏ dại, chị đã là tấm áo thuỷ chung, giản dị mà duyên dáng của bao người con gái thôn quê. Người ta nhuộm cho chị đủ màu đủ sắc, người ta gắn cho chị vạt ngắn vạt dài. Khi ra đồng, chị màu nâu của đất, buổi tối hẹn hò chị xanh mát tựa ánh trăng. Những ngày hội làng chị rực rỡ đỏ vàng.

Áo tứ thân giờ chỉ xuất hiện trong những dịp lễ hội làng quê. Ảnh mang tính minh họa, nguồn: vnsharing.

Chiếc yếm, chiếc khăn là những thứ các cô gái ngày xưa vẫn hay dùng mỗi khi khoác chị vào. Chiếc nón quai thao cũng cùng chị ngược xuôi lên tỉnh về quê. Em có lẽ còn bé nên không nhớ nổi, cái ngày xưa ấy chị theo người con gái Việt Nam từ đồng đất lấm lên chiếu chèo lộng lẫy, từ căn buồng trinh nữ ra kiệu hoa sánh bước về nhà chồng. Em không nhớ, nhưng chị còn nhớ lắm, bởi với chị những ngày tháng đó chỉ còn là hoài niệm mà thôi...

Áo dài ơi, em có nhớ ngày em ra đời, em đâu có phải là thứ trang phục được bao người lấy làm thân thuộc. Em đẹp, nhưng em cũng kiêu sa. Em không phải để dành cho hơn chín chục phần trăm những người phụ nữ một nắng hai sương. Em chỉ là thứ đồ sang trọng của những nhà quyền quý, chân không lấm đất, đầu chẳng ướt sương. Em đi về phải có xe, có ngựa. Muốn mặc em phải có kiềng bạc vòng vàng. Em thoát thai từ chị, nhưng kể từ ngày em ra đời, chị đã phải đứng từ xa mà nhìn em, vì em đẹp quá, cao sang quá...

Chị cứ tưởng, thân chị quay về với đồng quê dân dã là yên phận. Chị chẳng ghen tị với em đâu vì chị vẫn còn là thứ phục trang hàng ngày của những cô thôn nữ Bắc kỳ xinh đẹp, đảm đang. Chị không cao sang, nhưng người ta thấy chị thân quen là chị vui rồi. Chị cũng chẳng ham gì chen vào chốn ngựa xe, bụi bặm.

Vậy mà cuộc đời dâu biển, chị hôm nay, em bây giờ đã một trời một vực. Từ thành thị đến nông thôn, cô gái nào cũng đã hơn một lần khoác vào mình chiếc áo dài. Mà đâu phải đến bây giờ, mầy chục năm trước khi nước nhà thống nhất, rợp trời tà áo em bay đón đoàn chiến sĩ khải hoàn trở về. Lúc ấy chị nằm ở đâu? Chiếc sào phơi mục nát của làng quê Kinh Bắc, hay chiếc rương gián nhấm của xứ chiêm trũng Hà Nam? Chị đâu nghĩ có ngày chị lại bị người ta hắt hủi đến vậy.

Em đã quá quen khi được những cô gái xinh đẹp khoác trên mình để chụp tấm hình nghệ thuật. Hay những nữ sinh trung học ngày ngày cùng em đùa vui rộn rã nơi sân trường. Cả những cụ già gần đất xa trời cũng muốn được mặc áo dài đỏ trong ngày mừng thọ. Cả những đứa con hiếu thảo muốn vẽ lại hình mẹ hiền - vốn khi còn sống chỉ biết đến tấm áo vá chằng vá đụp - cũng chọn cho mẹ kiểu khoác áo dài ngồi trên tràng kỷ như một phu nhân.

Những nữ sinh trung học ngày ngày trong tà áo dài đùa vui rộn rã nơi sân trường. Ảnh: Hoàng Hà.

Chị chỉ còn được người ta khoác tạm khi đến ngày hội ở quê. Ai cũng coi chị là biểu tượng của quê mùa, nhếch nhác, là cái di tích của một thời tàn. Người ta mặc lại chị là để dựng lại hình ảnh hội Lim ngày trước xúng xính ngàn chiếc áo tứ thân. Người ta mặc lại chị để phục dựng một con mẹ Đốp dám bỏ lời dạy của quan xã vào dải yếm. Người ta có thể đưa chị lên sân khấu, nhưng không phải vì chị đẹp mà vì chị là cổ vật. Những nghệ sĩ chèo mặc chị vào đến hết vở diễn lập tức cởi bỏ chị ra ngay. Chị được bảo tồn chứ không phải chị đang tự sống phải không em? Cuộc đời này đổi thay như thế, chị cũng biết làm sao được.

Chị không ghen tị với em đâu áo dài ơi. Chị cũng khóc mừng em khi em trở thành một trong những bộ quốc phục đẹp nhất trong những cuộc thi hoa hậu. Chị tin em sẽ còn được người ta trọng vọng hơn thế, bởi em mang trong mình vẻ đẹp thanh thoát, kiêu sa của đất nước Việt Nam đã rũ bùn đứng dậy này. Chị hiểu điều đó chứ...

Chị chỉ tủi cho thân mình, chẳng lẽ chỉ có những gì thanh tao, sang trọng mới được người ta yêu quý. Còn những thứ dân dã quê mùa như chị lại bị đào thải không thương tiếc vậy sao em. Chị chẳng mong người ta bỏ áo cánh quần âu để mặc chị thường ngày. Cả em cũng vậy thôi, không ai mặc em hàng ngày được cả. Nhưng chị mong sao người ta coi chị cũng như em, bởi chị cũng là quốc phục, cũng là hương sắc của Việt Nam. Đất nước ta dù đã mạnh giàu hơn xưa, nhưng cũng chưa thoát cái nôi lúa nước, vậy lẽ nào người ta quên chị - manh áo từng một thời hiện diện khắp các vùng nông thôn xứ Bắc?

Chị chẳng dám trách ai vô tình. Chị chỉ mong có ngày, bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ nào, sẽ biến chị - chính chị chứ không phải một người em khác thoát thai từ chị - thành một thứ phục trang đẹp hơn, đủ hình đủ kiểu như em vậy. Trong giấc mơ đêm nào, chị thấy hoa hậu Việt Nam mặc áo tứ thân sải bước trên trường thi sắc đẹp toàn cầu. Liệu chị có viển vông quá không em?

Lời cuối thư, chị chúc em ngày càng xinh đẹp. Chị sẽ dùng chút hơi tàn sót lại để ngóng theo tà áo em bay khắp mặt địa cầu. Chị không ghen tị với em đâu. Vì chị là chị của em, áo dài ơi!...



.♥MARKI .♥.

-:¦:-•♥[kO xJnH]♥•-:¦:-•♥[kO NgOaN]♥•-:¦:-•♥[kO hIềN]♥•-:¦:- ₪₪...QuYếT kO yÊu ChO đỜi nÓ nỂ, iÊu lÀm Gì GáNh NặG 2 vAi.QuA sÔnG cHẳG fẢi NuỴ đÒ, sỰ đỜi bẠc BẽO tIềN tO hƠn TìNh...!

Marukute.jpg picture by vananh_xinh

 
Các thành viên đã Thank Heoxinh vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024